Người phụ nữ nguy kịch do sốt mò

Nhập viện trong tình trạng nhiễm trùng, mất nước, sốt cao liên tục 38-39,5 độ C; xuất hiện nốt loét điển hình ở vùng cẳng tay trái. Người phụ nữ được chẩn đoán: Sốt mò, hạ natri máu, suy giáp.

Vừa qua, Bệnh viện Nội tiết Trung ương thông tin, tiếp nhận trường hợp nữ bệnh nhân L.T.Q ( Hưng Yên) nhập viện trong tình trạng nhiễm trùng, mất nước, sốt cao liên tục 38-39,5 độ C; xuất hiện nốt loét điển hình ở vùng cẳng tay trái.

Khai thác thông tin, người bệnh cho biết, sinh sống ở vùng quê có nhiều cây cối rậm rạp, thường làm việc nhà nông ở khu vực bãi bồi. Khoảng 7 ngày trước vào viện, bệnh nhân bỗng có dấu hiệu sốt cao liên tục kèm cơn rét run, đau đầu, đau mỏi toàn thân.

Người bệnh có dùng thuốc kháng sinh, hạ sốt tự mua ở quầy thuốc địa phương (không rõ thuốc) nhưng tình trạng bệnh không đỡ. Do thấy cơ thể mệt, đau đầu nhiều nên bệnh nhân đến Bệnh viện Nội tiết Trung ương thăm khám và điều trị.

z5379007613378_0e7fd6be8c8551da158ec2640da9edf3.jpg -0
Hình ảnh vết nốt loét trước và sau khi bệnh nhân điều trị (Ảnh: BVCC)

Bác sĩ chuyên khoa 2 Bùi Thị Tuyết Mai, Khoa Bệnh nhiệt đới cho biết: “Tình trạng lúc vào người bệnh mệt nhiều, xuất hiện hội chứng nhiễm trùng, mất nước, sốt cao liên tục 38-39,5 độ C; xuất hiện nốt loét điển hình ở vùng cẳng tay trái gần nếp gấp khuỷu, kích thước ~ 1cm, hình bầu dục, trung tâm có vảy đen, viền đỏ, nổi gờ trên bề mặt da, không đau, không ngứa”.

Tại bệnh viện, người bệnh được làm các xét nghiệm cần thiết và được chẩn đoán xác định: Sốt mò, hạ natri máu, suy giáp. Ngay sau đó, bệnh nhân được điều trị kháng sinh theo phác đồ điều trị sốt mò, bù nước điện giải, bảo vệ tế bào gan, bù hormon tuyến giáp cùng các triệu chứng kèm theo.

Hiện, sau 5 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân đã tỉnh táo, cắt sốt, đỡ đau đầu đau người nốt loét đóng vảy tiết khô, hết nề đỏ.

Bác sĩ Bùi Thị Tuyết Mai cho biết thêm, người bệnh sốt mò thường có các triệu chứng: sốt cao liên tục và kéo dài, đau đầu nhiều, da xung huyết, xung huyết kết mạc mắt, có thể có vết loét và có viêm hạch.

Trong đó, vết loét điển hình của sốt mò thường có hình bầu dục, kích thước từ: 0,5 – 2 cm, có vẩy đen hoặc đã bong vẩy tạo thành vết loét có gờ, không tiết dịch. Vết loét thường không đau, không ngứa và khu trú ở những vùng da mềm như: cổ, nách, ngực, bụng, bẹn nên người bệnh cũng không biết đến.

Bên cạnh đó, bệnh thường hay được chẩn đoán nhầm với nhiều bệnh như cúm, sốt rét, sốt Dengue xuất huyết, nhiễm khuẩn huyết, Leptospirose. Do đó, bệnh nhân cần được điều trị sớm và tích cực để tránh các biến chứng nguy hiểm như: viêm não – viêm màng não, viêm cơ tim, viêm tắc động tĩnh mạch, trụy tim mạch, viêm phổi bội nhiễm, phù phổi, viêm thận, suy đa tạng,… thậm chí tử vong.

Bác sĩ Bùi Thị Tuyết Mai thông tin, đến nay, bệnh sốt mò chưa có vaccin dự phòng. Vì vậy, hãy xử lý ổ lây nhiễm thông qua việc phát quang khu vực xung quanh nhà ở, dọn dẹp sạch cỏ dại, cây cối um tùm, diệt chuột, các loài gặm nhấm.

Khi đi tham quan hay làm việc gần khu vực ổ dịch hay đi vào rừng, vào hang, làm nương rẫy không nằm dưới đất mà nên nằm trên võng cao và mặc quần áo kín đáo, đi giầy cao cổ, bôi thuốc xua đuổi côn trùng vào các khoảng da trống.

Bác sĩ Bùi Thị Tuyết Mai nhấn mạnh, với những đối tượng đặc biệt hoặc có sẵn bệnh nền như mắc các bệnh lý nội tiết đái tháo đường, suy thượng thận…, người bệnh tuổi cao mắc nhiều bệnh phức tạp, miễn dịch suy giảm, thì việc chẩn đoán và điều trị sốt mò gặp nhiều khó khăn.

Nhiều trường hợp biểu hiện bệnh không điển hình, không tìm thấy nốt loét trên da và thường dễ bị chẩn đoán nhầm với một số bệnh truyền nhiễm khác. Vì vậy, việc tiếp cận chẩn đoán ban đầu và điều trị đúng cách hết sức quan trọng.

Đặc biệt, với những bệnh nhân có tình trạng sốt kéo dài từ 1-2 tuần dù đã được điều trị nhưng không thuyên giảm và chưa tìm được nguyên nhân, cần nghĩ đến bệnh sốt mò.

Theo khuyến cáo của các chuyên khoa, sốt mò cần được điều trị sớm và đúng phác đồ, nhất là đối với những người có mắc các bệnh lý nền kèm theo để tránh gây ra những biến chứng cấp tính, nguy hiểm.

Khi thấy các dấu hiệu bất thường, người bệnh cần phải tới các cơ sở y tế ngay để thăm khám. Tuyệt đối không nên tự điều trị tại nhà, tránh tình trạng bệnh tiến triển nặng, nguy hiểm đến tính mạng.

Sức khỏe

Người phụ nữ bỏng nặng khi đi giác hơi
Sức khỏe

Người phụ nữ bỏng nặng khi đi giác hơi

Trong lúc thực hiện phương pháp giác hơi để giảm bớt căng thẳng, bà T.T.T., 54 tuổi, ở Long An đã gặp phải sự cố bị cồn nóng đổ vào người. Cồn bắt lửa, bốc cháy, gây bỏng nặng vùng lưng và bụng.

Người đàn ông nguy kịch vì vi khuẩn gây bệnh Whitmore "tấn công"
Sức khỏe

Người đàn ông nguy kịch vì vi khuẩn gây bệnh Whitmore "tấn công"

Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị một trường hợp nguy kịch vì bệnh Whitmore. Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm, kết hợp với nền bệnh lý đái tháo đường không kiểm soát, đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh.

Các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn núp bóng spa ở Hà Tĩnh: Đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ của các Sở ngành có liên quan!
Sức khỏe

Các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn núp bóng spa ở Hà Tĩnh: Đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ của các Sở ngành có liên quan!

Sở Y tế Hà Tĩnh khẳng định những cơ sở thẩm mỹ Minh Tuyết, Mậm Spa, Trinh Tây Spa chưa được các cơ quan có chức năng cấp phép thực hiện các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn. Các cơ sở thường thực hiện dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn lén lút, cảnh giác cao nên rất khó để xử lý, đòi hỏi phải có sự vào cuộc mạnh mẽ của các Sở ngành có liên quan.