Người dân cần làm gì để phòng tránh bệnh thủy đậu?

Hiện nay, bệnh thủy đậu bắt đầu xuất hiện, đang có xu hướng gia tăng và có thể lây lan thành dịch tại các khu vực dân cư đông đúc như nhà trẻ, trường học … Để chủ động phòng tránh người dân cần có những kiến thức, kỹ năng phòng tránh bệnh thủy đậu.

Nguyên nhân gây bệnh thủy đậu

Theo bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Lạng Sơn, thủy đậu (phỏng rạ, trái rạ) là một bệnh cấp tính do nhiễm vi rút Varicella Zoter gây nên. Vi rút có khả năng sống được vài ngày trong vẩy thủy đậu khi bong ra tồn tại trong không khí.

Bên cạnh đó, bệnh thủy đậu xảy ra quanh năm, cao điểm nhất vào mùa đông - xuân hàng năm. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em dưới 10 tuổi, khi xảy ra ở người lớn thường nặng hơn trẻ em và có thể bùng phát thành các vụ dịch lớn nhỏ ở nơi đông dân cư, điều kiện vệ sinh kém.

Người dân cần làm gì để phòng tránh bệnh thủy đậu? -0
Bệnh thủy đậu thường gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em dưới 10 tuổi (Ảnh minh họa)

Bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Lạng Sơn cho biết, với trẻ nhỏ có thể xuất hiện các triệu chứng như sốt cao trên 38 độ C, không chịu bú, ngủ li bì, mệt mỏi, thường xuyên quấy khóc và có thể xuất hiện ho. Các triệu chứng thủy đậu ở người lớn cũng giống trẻ nhỏ như mệt mỏi, đau cơ, sốt, ho, sổ mũi và có thể nặng hơn.

Sau đó, cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện những “nốt phỏng”. Đây là những nốt tròn nhỏ thường bắt đầu xuất hiện ở vùng đầu, các chi và lan nhanh ra toàn thân chỉ trong 12-24 giờ, số lượng trung bình khoảng 100 - 500 nốt.

Các nốt phồng rộp có thể gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Nếu gãi, ngón tay có thể gây vỡ các mụn nước tạo thành các vết trầy xước, vết loét dẫn đến nhiễm trùng. Nếu được chăm sóc tốt, các mụn nước sẽ rỉ dịch, tạo thành vảy và bắt đầu lành lại, các nốt này sẽ tiến triển thành những mụn nước, bóng nước.

Trong trường hợp bình thường những mụn nước này khô đi, trở thành vảy và tự khỏi hoàn toàn trong 4 - 5 ngày. Ở trẻ em, thủy đậu thường kéo dài khoảng 5 - 10 ngày dẫn đến việc phải nghỉ học hoặc nghỉ đến nơi giữ trẻ.

Các biến chứng của bệnh thủy đậu

Bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Lạng Sơn chia sẻ, bệnh thủy đậu dễ lây lan trong cộng đồng, virút gây bệnh thủy đậu lây chủ yếu qua đường hô hấp (hoặc không khí), người lành dễ bị nhiễm bệnh nếu hít phải những giọt nước bọt bắn ra khi bệnh nhân thủy đậu ho, hắt hơi hoặc nhảy mũi… nhất là trẻ em.

Người dân cần làm gì để phòng tránh bệnh thủy đậu? -0
Nếu được chăm sóc tốt, các mụn nước sẽ rỉ dịch, tạo thành vảy và bắt đầu lành lại (Ảnh minh họa)

Ngoài ra, một số cách lây nhiễm khác có thể xảy ra nếu chúng ta không cẩn thận khi tiếp xúc với bệnh nhân thủy đậu như: bệnh có thể lây từ bóng nước khi bị vỡ ra, lây từ vùng da bị tổn thương hoặc lở loét từ người mắc bệnh. Đặc biệt, phụ nữ mang thai không may bị nhiễm bệnh sẽ rất dễ lây cho thai nhi thông qua nhau thai.

Thông thường, thủy đậu là bệnh lành tính, nhưng bệnh cũng có thể gây biến chứng nguy hiểm như: viêm màng não, xuất huyết, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng nốt phỏng, viêm mô tế bào, viêm gan. Một số trường hợp có thể gây tử vong nếu người bệnh không được điều trị kịp thời.

Những cách phòng tránh bệnh thủy đậu

Bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Lạng Sơn lưu ý, để chủ động phòng tránh bệnh thủy đậu người dân cần thực hiện các biện pháp sau:

- Tiêm vắc xin phòng bệnh thủy đậu cho trẻ em từ 12 tháng tuổi và người lớn chưa từng nhiễm thủy đậu.

- Hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh để phòng tránh lây lan.

- Những trường hợp mắc bệnh thuỷ đậu cần được nghỉ học hoặc nghỉ làm việc từ 7 đến 10 ngày từ lúc khi bắt đầu phát hiện bệnh để tránh lây lan cho những người xung quanh.

- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng các đồ dùng sinh hoạt riêng, vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý.

- Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, trường học, vật dụng sinh hoạt bằng các chất sát khuẩn thông thường.

- Khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ bệnh cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và hướng dẫn điều trị, không tự ý mua thuốc tự điều trị.

- Không kiêng tắm do trên da có rất nhiều vi khuẩn sống cộng sinh, bình thường, chúng chung sống hòa bình với con người nhưng khi mắc thủy đậu, các nốt phỏng trên da hay ở niêm mạc có thể gây ngứa ngáy, khó chịu, trẻ không chịu được sẽ gãi và làm trầy xước da.

Khi đó nếu không được chăm sóc vệ sinh hay tắm rửa sạch sẽ, vi khuẩn sẽ xâm nhập qua nốt phỏng bị vỡ gây nhiễm khuẩn tại chỗ, thậm chí viêm da nặng có thể dẫn đến biến chứng viêm cầu thận cấp hoặc nhiễm khuẩn huyết. Do vậy, người bệnh thủy đậu cần tắm hàng ngày bằng nước sạch.

- Không kiêng gió, trùm kín bởi sẽ làm da không được thoáng khí, có thể làm bệnh nặng hơn, lại chà xát với quần áo làm các nốt mụn nước dễ vỡ ra.

- Không dùng nước lá, rễ cây để uống hoặc tắm do có thể gây tổn thương và nhiễm trùng da, làm tình trạng bệnh trở nên nặng hơn, kéo dài thời gian điều trị bệnh.

Sức khỏe

Người phụ nữ bỏng nặng khi đi giác hơi
Sức khỏe

Người phụ nữ bỏng nặng khi đi giác hơi

Trong lúc thực hiện phương pháp giác hơi để giảm bớt căng thẳng, bà T.T.T., 54 tuổi, ở Long An đã gặp phải sự cố bị cồn nóng đổ vào người. Cồn bắt lửa, bốc cháy, gây bỏng nặng vùng lưng và bụng.

Người đàn ông nguy kịch vì vi khuẩn gây bệnh Whitmore "tấn công"
Sức khỏe

Người đàn ông nguy kịch vì vi khuẩn gây bệnh Whitmore "tấn công"

Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị một trường hợp nguy kịch vì bệnh Whitmore. Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm, kết hợp với nền bệnh lý đái tháo đường không kiểm soát, đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh.

Các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn núp bóng spa ở Hà Tĩnh: Đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ của các Sở ngành có liên quan!
Sức khỏe

Các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn núp bóng spa ở Hà Tĩnh: Đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ của các Sở ngành có liên quan!

Sở Y tế Hà Tĩnh khẳng định những cơ sở thẩm mỹ Minh Tuyết, Mậm Spa, Trinh Tây Spa chưa được các cơ quan có chức năng cấp phép thực hiện các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn. Các cơ sở thường thực hiện dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn lén lút, cảnh giác cao nên rất khó để xử lý, đòi hỏi phải có sự vào cuộc mạnh mẽ của các Sở ngành có liên quan.