Người bệnh tuyến giáp có cần phải ăn kiêng gluten?

TS.BS Nguyễn Xuân Hậu khuyến cáo, đối với những người mắc bệnh tuyến giáp, đặc biệt ung thư tuyến giáp thì chế độ ăn kiêng gluten là không cần thiết. 

TS.BS Nguyễn Xuân Hậu, Bệnh viện ĐH Y Hà Nội, lúa mì và các loại bánh là thực phẩm phổ biến, được sử dụng thường xuyên trong bữa ăn hàng ngày đối với mọi người. Tuy nhiên, một số thông tin cho rằng người bệnh tuyến giáp không nên sử dụng loại thực phẩm này. 

Gluten là gì?

Gluten là thuật ngữ chỉ các protein cụ thể - chủ yếu là gliadin và glutenin được tìm thấy trong lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen, một số loại yến mạch và các chất phụ gia thực phẩm.

Viêm tuyến giáp Hashimoto

Theo TS.BS Nguyễn Xuân Hậu, Bệnh Hashimoto hay còn được gọi là viêm tuyến giáp lympho mạn tính hoặc viêm tuyến giáp tự miễn cũng là tình trạng hệ thống miễn dịch tạo ra các kháng thể tấn công các tế bào tuyến giáp, dẫn đến rối loạn chức năng tuyến giáp và gây ra những hậu quả lâu dài tiềm tàng.

Căn nguyên của bệnh liên quan đến yếu tố di truyền và môi trường làm mất khả năng dung nạp miễn dịch đối với chính các tế bào của cơ thể. Kết quả của quá trình này, cơ thể con người tạo ra các chất trung gian gây viêm, bao gồm các cytokine, dẫn đến sự hình thành các thâm nhiễm tế bào nang tuyến giáp và quá trình xơ hóa tuyến giáp.

Người bệnh tuyến giáp có cần ăn kiêng gluten? -0
Ảnh minh họa - (Internet)

Ảnh hưởng của Gluten đối với bệnh Hashimoto

TS.BS Nguyễn Xuân Hậu cho rằng, Gluten là protein chịu trách nhiệm gây ra bệnh Celiac - bệnh ruột nhạy cảm với gluten là một chứng rối loạn tự miễn dịch liên quan đến chế độ ăn có chứa gluten. Bệnh Celiac cũng có liên quan đến việc làm trầm trọng thêm bệnh Hashimoto.

Viêm ruột - một dấu hiệu đặc trưng của bệnh Celiac, thường thấy ở bệnh nhân Hashimoto. Một số người mắc bệnh Hashimoto có thể nhận được lợi ích từ việc áp dụng chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt không chứa gluten, bao gồm giảm viêm, cải thiện khả năng phục hồi niêm mạc đường ruột và kiểm soát triệu chứng tốt hơn.

Một số nghiên cứu cũng cho thấy ở một số bệnh nhân, nồng độ kháng thể kháng tuyến giáp, kháng thể kháng gliadin và glutamine transaminase. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là quyết định tuân theo chế độ ăn không có gluten nên được đưa ra dưới sự hướng dẫn của chuyên gia, vì nó có thể mang lại những bất lợi nhất định, chẳng hạn như thiếu hụt chất dinh dưỡng tiềm ẩn và chi phí cao hơn.

Những quan điểm đối lập về chế độ ăn không có gluten

TS.BS Nguyễn Xuân Hậu cho rằng, mặc dù có bằng chứng ủng hộ những lợi ích tiềm năng của chế độ ăn không chứa gluten đối với bệnh Hashimoto, nhưng một số nghiên cứu gần đây đã đặt ra nghi ngờ về hiệu quả của phương pháp này.

Nghiên cứu giải thích cho việc áp dụng chế độ ăn không có gluten như một phương pháp điều trị tiêu chuẩn cho bệnh nhân Hashimoto có thể bị nghi ngờ. Nghiên cứu cũng cho thấy gluten chỉ nên được loại bỏ ở những bệnh nhân viêm tuyến giáp Hashimoto đồng mắc bệnh Celiac hoặc nhạy cảm với gluten.

Theo ghi nhận của các nghiên cứu khác nhau, những bệnh nhân như vậy chiếm 5 - 19% các bệnh nhân có tình trạng viêm tuyến giáp mạn tính tự miễn. Điều đáng chú ý là chế độ ăn không có gluten không ảnh hưởng đến nồng độ hormone tuyến giáp và do đó không giải quyết được vấn đề lớn nhất của bệnh nhân mắc bệnh Hashimoto, đó là sản xuất không đủ hormone tuyến giáp.

Thay vào đó, bệnh nhân viêm tuyến giáp Hashimoto, quá trình viêm đang diễn ra một cách mạnh mẽ trong cơ thể, vì vậy một chế độ ăn chống viêm như tránh sự thiếu hụt chất dinh dưỡng, vitamin D, Iod và Selen đã được nhiều tác giả khuyến nghị. Chế độ ăn kiêng này nhấn mạnh các sản phẩm thực vật giàu polyphenol, chất chống oxy hóa và axit béo omega-3.

TS.BS Nguyễn Xuân Hậu khuyến cáo, đối với những người mắc bệnh tuyến giáp, đặc biệt ung thư tuyến giáp thì chế độ ăn kiêng gluten là không cần thiết. Tuy nhiên, khi có đồng mắc các bệnh tuyến giáp tự miễn chế độ ăn không có gluten có thể mang lại lợi ích cho một số trường hợp, đặc biệt khi có kết hợp với bệnh Celiac hoặc nhạy cảm với gluten. Chính vì vậy, bệnh nhân mắc các bệnh này cần hợp tác chặt chẽ với các chuyên gia chăm sóc sức khỏe để xác định các chiến lược quản lý phù hợp nhất dựa trên tình trạng của mỗi bệnh nhân.

Sức khỏe

Người phụ nữ bỏng nặng khi đi giác hơi
Sức khỏe

Người phụ nữ bỏng nặng khi đi giác hơi

Trong lúc thực hiện phương pháp giác hơi để giảm bớt căng thẳng, bà T.T.T., 54 tuổi, ở Long An đã gặp phải sự cố bị cồn nóng đổ vào người. Cồn bắt lửa, bốc cháy, gây bỏng nặng vùng lưng và bụng.

Người đàn ông nguy kịch vì vi khuẩn gây bệnh Whitmore "tấn công"
Sức khỏe

Người đàn ông nguy kịch vì vi khuẩn gây bệnh Whitmore "tấn công"

Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị một trường hợp nguy kịch vì bệnh Whitmore. Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm, kết hợp với nền bệnh lý đái tháo đường không kiểm soát, đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh.

Các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn núp bóng spa ở Hà Tĩnh: Đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ của các Sở ngành có liên quan!
Sức khỏe

Các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn núp bóng spa ở Hà Tĩnh: Đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ của các Sở ngành có liên quan!

Sở Y tế Hà Tĩnh khẳng định những cơ sở thẩm mỹ Minh Tuyết, Mậm Spa, Trinh Tây Spa chưa được các cơ quan có chức năng cấp phép thực hiện các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn. Các cơ sở thường thực hiện dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn lén lút, cảnh giác cao nên rất khó để xử lý, đòi hỏi phải có sự vào cuộc mạnh mẽ của các Sở ngành có liên quan.

Cô giáo tiểu học tìm hạnh phúc làm mẹ sau 7 năm hiếm muộn
Sống khỏe

Cô giáo tiểu học tìm hạnh phúc làm mẹ sau 7 năm hiếm muộn

Trên hành trình tìm con đơn độc của vợ chồng cô giáo Bùi Thị Giang (1988, quê Ninh Bình), chưa bao giờ họ muốn bỏ cuộc, cho dù đa số thời gian người chồng công tác xa, không thể chăm sóc động viên vợ mình. Nhưng chính sự yêu thương chân thành đã giúp họ vượt qua mọi khó khăn để giờ đây mái ấm nhỏ tràn ngập tiếng cười nói của 3 cô con gái đáng yêu.