Người bệnh sốt xuất huyết nên ăn gì, tránh ăn gì?

Hiện nay, bệnh sốt xuất huyết đang bùng phát ở nhiều nơi với hàng nghìn ca mắc và rất nhiều ổ dịch ở các địa phương. Vì vậy, cần thiết phải xây dựng một chế độ dinh dưỡng phù hợp trong và sau khi mắc sốt xuất huyết để đảm bảo tăng cường miễn dịch và phục hồi sức khỏe.

Sốt xuất huyết thường dẫn đến số lượng tiểu cầu thấp, cơ thể yếu và mất nước. Để chống lại điều đó, bạn cần phải hết sức cẩn thận trong việc lựa chọn chế độ dinh dưỡng cho cơ thể.

Sau đây là một số loại thực phẩm có thể giúp khôi phục số lượng tiểu cầu và tăng cường khả năng miễn dịch để tăng tốc độ phục hồi trong và sau khi mắc sốt xuất huyết:

 Rau lá xanh

Các loại rau lá xanh như cải xoăn, măng tây, bông cải xanh và rau bina có chứa Vitamin K và Axit folate giúp tăng lượng tiểu cầu và cải thiện sự phân chia tế bào trong cơ thể.

Sốt xuất huyết cũng có thể gây ra tình trạng thiếu máu. Các chất sắt trong rau lá xanh rất quan trọng trong việc phòng ngừa thiếu máu, đồng thời chúng cũng sản sinh ra bạch cầu, giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.

Người bệnh sốt xuất huyết nên ăn gì, tránh ăn gì? -0
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

 Chất lỏng

Việc cung cấp thêm chất lỏng là điều cần thiết khi bị sốt xuất huyết. Các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết, chẳng hạn như sốt, có thể khiến cơ thể bị mất nước.

Uống nhiều nước nhất có thể, nhưng nên bổ sung chất điện giải để tránh kiệt sức và mệt mỏi. Bạn có thể uống nước ép trái cây, nước dừa hoặc dung dịch bù nước đường uống (Oresol) cùng với nước để tránh mất nước.

Thêm nữa, Selen và Vitamin B12 có trong sữa giúp tăng sự hình thành của các tế bào, tăng tiểu cầu, chống nhiễm trùng và ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn, virus.

Trái cây có chứa vitamin C và các loại quả mọng

Trái cây có chứa Vitamin C, chẳng hạn như chanh, bưởi, cam, đu đủ, và nhiều loại khác, chứa chất chống oxy hóa giúp tăng cường khả năng miễn dịch tự nhiên.

Đặc biệt cần lưu ý đến quả lựu bởi lựu đỏ chứa các chất dinh dưỡng cung cấp năng lượng chống lại mệt mỏi và kiệt sức trong khi mắc bệnh sốt xuất huyết. Hạt lựu rất giàu chất sắt và có thể giúp bình thường hóa lượng tiểu cầu. Bạn có thể uống dưới dạng nước ép hoặc ăn trực tiếp.

Thêm vào đó, các loại quả mọng chứa nhiều chất chống oxy hóa có thể loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể. Các loại quả mọng như dâu tây, mâm xôi, kỷ tử… rất giàu chất polyphenol cũng có thể làm tăng tiểu cầu.

Các loại thảo mộc, thảo dược

Các loại thảo mộc như nghệ, gừng, tiêu, quế có đặc tính chống nấm, chống viêm, kháng khuẩn, kháng virus và tăng cường miễn dịch nhờ cơ chế kiểm soát các tế bào miễn dịch như tế bào lympho T.

Vậy người mắc sốt xuất huyết cần tránh ăn những thực phẩm nào?

Phục hồi sức khỏe sau sốt xuất huyết không hề dễ dàng, đặc biệt khi bệnh trầm trọng và gây biến chứng. Vì vậy, cần tránh xa chế độ ăn uống không lành mạnh và thay thế bằng những thực phẩm dễ tiêu hóa và tăng khả năng miễn dịch.

Các chuyên gia khuyến cáo nên tránh sử dụng đồ uống chứa caffein như cà phê, nước tăng lực, nước ngọt … vì caffein giúp bài tiết nước ra khỏi cơ thể dưới dạng nước tiểu trong khi người bệnh rất cần cung cấp nước trong và sau khi bị sốt xuất huyết.

Bên cạnh đó, hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ vì chúng chứa cholesterol xấu, dẫn tới tình trạng huyết áp cao. Đặc biệt, không nên ăn thức ăn cay để tránh nguy cơ xuất huyết dạ dày.

Sức khỏe

5 nguyên nhân dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ
Sức khỏe

5 nguyên nhân dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ

Gan nhiễm mỡ - căn bệnh tiềm ẩn nguy cơ nghiêm trọng, có thể dẫn đến ung thư gan ngay từ giai đoạn F1, F2 mà không nhất thiết trải qua giai đoạn xơ gan. Tuy nhiên, bệnh có thể phòng ngừa và điều trị hiệu quả nếu phát hiện sớm.

Một hệ thống y tế đầu tiên tại Việt Nam được vinh danh tại khu vực châu Á
Sức khỏe

Một hệ thống y tế đầu tiên tại Việt Nam được vinh danh tại khu vực châu Á

Ngày 10.4, tại Kuala Lumpur - Malaysia, Vinmec vừa được vinh danh là “Hệ thống Y tế của Năm” và “Đổi mới Công nghệ Y tế của Năm” tại khu vực châu Á. Đây là lần đầu tiên, một thương hiệu y tế Việt Nam được xướng tên tại Lễ Trao giải Healthcare Asia Awards 2025 – giải thưởng y tế danh giá thường niên của châu lục.

Hàng loạt khó khăn, thách thức đặt ra đối với ngành y tế
Sức khỏe

Hàng loạt khó khăn, thách thức đặt ra đối với ngành y tế

Ngành y tế vẫn còn không ít khó khăn, thách thức như chênh lệch vùng miền trong tiếp cận dịch vụ y tế của người dân, hệ thống cung ứng, nguồn lực tài chính, nhân lực còn nhiều hạn chế, công tác đấu thầu, mua sắm, áp lực về già hóa dân số, tác động của biến đổi khí hậu, thay đổi của mô hình bệnh tật…

Thêm một vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Trường Đại học Đồng Tháp
Sức khỏe

Thêm một vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Trường Đại học Đồng Tháp

Sau khi nhận báo cáo sơ bộ ngày 8.4.2025 của Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp về vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại Trường Đại học Đồng Tháp ngày 6.4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có công văn đề nghị địa phương khẩn trương triển khai các nội dung để điều tra, xử lý vi phạm quy định về an toàn thực phẩm.

Amway triển khai đào tạo 30.000 nhà phân phối về buổi sáng dinh dưỡng để hướng đến cộng đồng khỏe mạnh
Sống khỏe

Amway triển khai đào tạo 30.000 nhà phân phối về buổi sáng dinh dưỡng để hướng đến cộng đồng khỏe mạnh

Amway, Thương hiệu hàng đầu về chăm sóc sức khỏe, chính thức triển khai chương trình huấn luyện dành cho 30.000 Nhà phân phối về Chương trình Buổi sáng Dinh dưỡng. Đây là một sáng kiến quan trọng nhằm nâng cao nhận thức và thúc đẩy thói quen ăn sáng khoa học cho người Việt, với sự phối hợp chặt chẽ giữa Amway Việt Nam và Viện Dinh dưỡng Quốc gia.

Từ 1.7, thông cấp khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế không phân biệt địa lý hành chính
Sức khỏe

Từ 1.7, thông cấp khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế không phân biệt địa lý hành chính

Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) có hiệu lực từ ngày 1.7, người tham gia BHYT sẽ có thêm nhiều quyền lợi, trong đó việc thông cấp khám chữa bệnh (KCB) BHYT không phân biệt địa lý hành chính và người bệnh được hưởng BHYT khi đáp ứng điều kiện theo quy định...