Nghiện ăn bún bò tái, cô gái Quảng Ninh nhiễm sán dây bò nguy hiểm

Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) ngày 31.3 cho biết vừa tiếp nhận điều trị một trường hợp nhiễm sán dây bò nguy hiểm do thói quen ăn thịt bò tái.

Bệnh nhân tên L.T.T. (nữ giới, 28 tuổi, trú tại TP Cẩm Phả Quảng Ninh). Suốt nhiều ngày, chị T. xuất hiện tình trạng đau bụng, ngứa hậu môn, đại tiện phân lỏng ra sán, đôi khi sán tự ra đường hậu môn nên đến Bệnh viện Bãi Cháy thăm khám.

Qua khai thác, các bác sĩ được biết bệnh nhân có thói quen ăn bún bò tái kèm rau sống khoảng 3-4 lần/ tháng. Dựa trên thông tin khai thác, qua thăm khám lâm sàng, cận lâm sàng, bác sĩ chẩn đoán người bệnh bị nhiễm sán dây bò, chỉ định điều trị thuốc đặc trị sán theo phác đồ.

Sau 24h theo dõi, bệnh nhân tiếp tục đại tiện ra một đốt sán dây khoảng 3 - 4cm, sức khỏe ổn định.

Nghiện ăn bún bò tái, cô gái Quảng Ninh nhiễm sán dây bò nguy hiểm -0
Đốt sán dây bò trong cơ thể bệnh nhân theo đường phân ra ngoài

Bác sĩ CKI Trần Quốc Tuấn, Phó Trưởng Khoa Bệnh Nhiệt Đới, Bệnh viện Bãi Cháy cho biết, khi người ăn thịt có nang ấu trùng sán dây bò chưa được nấu chín, còn tái hoặc sống, nang ấu trùng sẽ đi vào ruột người. Sau đó, ấu trùng thoát ra khỏi nang, đầu lộn ra ngoài, nhờ giác hút, sán bám vào niêm mạc ruột thường ở phần trên hỗng tràng. Tại đây, sán hút các chất bổ dưỡng và phát triển. Chúng tồn tại lâu dài vì thân sán có khả năng đề kháng với các men tiêu protein có trong ruột non.

“Sán dây bò chiếm thức ăn làm suy yếu cơ thể, đồng thời gây tổn thương tại ruột, viêm ruột, rối loạn tiêu hoá,... gây ra các triệu chứng cho người bệnh như đau bụng, ăn không ngon, sụt cân hoặc chóng mặt, đau đầu, thiếu máu hoặc thậm chí là hạ huyết áp... Đặc biệt, sán gây ra cảm giác ghê sợ khi người bệnh nhìn thấy đốt sán chui ra khỏi hậu môn, bò ra ngoài”, bác sĩ Tuấn nói.

Nghiện ăn bún bò tái, cô gái Quảng Ninh nhiễm sán dây bò nguy hiểm -0
Bác sĩ CKI Trần Quốc Tuấn, Phó Trưởng Khoa Bệnh Nhiệt Đới, Bệnh viện Bãi Cháy thăm khám cho bệnh nhân L.T.T.

Trưởng Khoa Bệnh Nhiệt Đới, Bệnh viện Bãi Cháy thông tin thêm, bệnh nhân nhiễm ấu trùng sán xâm lấn có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng tùy thuộc vào nơi ấu trùng cư trú.

Cụ thể, ấu trùng tại não: biểu hiện chức năng có thể khác nhau tùy thuộc vào vị trí cư trú của ấu trùng như nói ngọng, cơn co giật,đau đầu dữ dội hoặc rối loạn ý thức.

Ấu trùng tại mắt: các triệu chứng có thể xuất hiện như tăng nhãn áp, chảy nước mắt, giảm thị lực, song thị, chèn ép sau nhãn cầu,...

Ấu trùng tại cơ vân: dưới da có thể xuất hiện các nang với kích thước từ 0,5 - 2cm và di động dễ dàng, không gây ngứa; các nang ở cơ liên sườn, lưng, ngực hoặc cơ bắp tay, chân có thể dẫn đến tình trạng đau đầu mãn tính, máy, giật cơ,...

Nang ấu trùng tại cơ tim: tiếng tim biến đổi, làm tim đập nhanh khiến người bệnh khó thở và dễ ngất xỉu,...

Theo các nghiên cứu, tại Việt Nam, bệnh sán dây trưởng thành phân bố rải rác nhiều nơi trên toàn quốc, tỷ lệ nhiễm dao động từ 0,5 - 12 %. Trong đó, tỷ lệ nhiễm sán dây bò chiếm chủ yếu, khoảng 70 - 80%, sán dây lợn chiếm tỷ lệ thấp hơn, khoảng 10 - 20%.

Nguyên nhân bệnh nhân nhiễm sán dây bò hoặc sán dây lợn là do ăn thịt bò, lợn tái, sống có ấu trứng sán còn sống, nở thành sán trưởng thành ký sinh trong ruột non. Sán dây bò có thể sống từ 20 - 30 năm ký sinh cùng bệnh nhân, kích thước có thể dài tới 4 - 12m.

Các bác sĩ Bệnh viện Bãi Cháy khuyến cáo, người dân nên vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống sạch sẽ, chú ý “ăn chín, uống sôi”, không nên ăn các thực phẩm (rau, củ, thịt bò, thịt lợn,…) tái hoặc sống. Cần lưu ý các triệu chứng khi nhiễm sán như đau bụng, buồn nôn, đi ngoài phân lỏng, gầy sút cân,… để tới điều trị kịp thời tại các cơ sở y tế chuyên khoa, tránh mầm bệnh lây lan cho cộng đồng.

Sức khỏe

Nâng cao năng lực truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá
Sức khỏe

Nâng cao năng lực truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá

Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Thông tin và Truyền thông Hồ Hồng Hải cho biết, qua báo cáo kết quả giám sát, khảo sát nghiên cứu cho thấy, hiện nay tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng tại Việt Nam ngày càng tăng, nhất là ở giới trẻ, học sinh, sinh viên. Thậm chí, có tình trạng lợi dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng để lưu hành, sử dụng ma túy trái phép.

Đoàn giám sát kiểm tra quá trình lưu mẫu thức ăn tại Trung tâm Hội nghị 37 Hùng Vương
Tin tức

Bảo đảm an toàn thực phẩm phục vụ Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV

Ngày 17.10, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) phối hợp với Sở Y tế Hà Nội kiểm tra, giám sát các nhà hàng, khách sạn phục vụ ăn uống cho đại biểu Quốc hội trên địa bàn Hà Nội, gồm: Nhà khách Quân đội; Trung tâm hội nghị 37 Hùng Vương; Nhà khách La Thành. Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Nguyễn Hùng Long làm trưởng đoàn.

Điều tra thực trạng sử dụng thuốc lá và thực hiện Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá tại Đồng Tháp
Sức khỏe

Điều tra thực trạng sử dụng thuốc lá và thực hiện Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá tại Đồng Tháp

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đồng Tháp vừa phối hợp Trường Đại học Y tế Công cộng Hà Nội với sự hỗ trợ của Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá (PCTHCTL) - Bộ Y tế tổ chức lớp tập huấn điều tra thực trạng sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành và thực hiện Luật PCTHCTL tại tỉnh Đồng Tháp.

Khoảng trống pháp lý trong phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng
Sức khỏe

Khoảng trống pháp lý trong phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng

Theo ông Nguyễn Hồng Ngọc, Phó Vụ trưởng Vụ xã hội, Văn phòng Quốc hội, hiện nay tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng tại Việt Nam ngày càng tăng, nhất là ở giới trẻ, học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, vẫn có khoảng trống pháp lý trong phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng

Nghi thức hưởng ứng Ngày Thế giới rửa tay với xà phòng.
Sức khỏe

Vì một Việt Nam khỏe mạnh và bền vững

Ngày 15.10, Bộ Y tế phối hợp với UBND TP. Đà Nẵng, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới rửa tay với xà phòng tại TP. Đà Nẵng với chủ đề "Rửa tay với xà phòng - Tại sao lại quan trọng".

Quảng Bình: Điều tra thực trạng sử dụng thuốc lá ở người từ 15 tuổi trở lên
Sức khỏe

Quảng Bình: Điều tra thực trạng sử dụng thuốc lá ở người từ 15 tuổi trở lên

Với sự hỗ trợ của Quỹ Phòng, chống tác hại thuốc lá (PCTHTL) – Bộ Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Quảng Bình phối hợp với Trường đại học Y tế Công cộng vừa tổ chức lớp tập huấn “Điều tra thực trạng sử dụng thuốc lá ở người từ 15 tuổi trở lên và công tác phòng, chống tác hại thuốc lá tại tỉnh Quảng Bình năm 2024” cho đội ngũ giám sát viên và điều tra viên về thuốc lá.