1. Sản phẩm từ sữa
Sản phẩm từ sữa là nhóm thực phẩm khó tiêu hóa, chủ yếu là do đường lactose. Khi không được tiêu hóa đúng cách, chẳng hạn như ở những người không dung nạp được đường lactose sẽ dễ dẫn đến đầy hơi và chướng bụng.
Nếu bạn tiêu thụ quá nhiều đường sữa, nó sẽ đi vào ruột già và có thể gây ra triệu chứng tiêu chảy. Khi gặp phải các vấn đề về tiêu hóa, bạn vẫn có thể ăn sữa chua vì chúng không chứa đường lactose.
2. Thực phẩm có tính axit
Nước sốt cà chua và trái cây họ cam quýt, chẳng hạn như chanh, cam và bưởi, có tính axit cao, dễ gây kích ứng niêm mạc dạ dày, gây ra các vấn đề về tiêu hóa.
Bên cạnh đó, nhiều người thường không nhận ra rằng đồ uống có ga cũng có tính axit cao. Theo chuyên gia y tế, khi bạn bị đau dạ dày, hãy tránh những loại thực phẩm có tính axit.
3. Thực phẩm giàu chất béo
Thực phẩm giàu chất béo kích thích các cơn co thắt trong đường tiêu hóa, có thể làm chậm quá trình làm rỗng dạ dày và làm trầm trọng thêm tình trạng táo bón.
Khi đang bị khó tiêu hãy ăn thành nhiều bữa nhỏ cách nhau trong ngày, giúp giảm bớt áp lực lên dạ dày của bạn. Tránh những “thủ phạm” giàu chất béo như bơ, sốt kem, thịt đỏ và phô mai.
4. Thực phẩm chiên rán
Thực phẩm chiên rán cũng giống như thực phẩm giàu chất béo, chúng khó tiêu hóa và có thể dẫn đến tiêu chảy, khiến bạn cảm thấy no lâu và đầy hơi.
Vì vậy, nếu bạn hay gặp các vấn đề về tiêu chảy hoặc táo bón hãy tránh ăn quá nhiều đồ chiên rán dầu mỡ.
5. Thực phẩm chế biến sẵn
Khi bị táo bón, bạn nên tránh thực phẩm chế biến sẵn vì chúng thiếu chất xơ nên không thể giúp điều hòa nhu động ruột.
Thực phẩm chế biến sẵn cũng thường chứa chất bảo quản và phẩm màu nhân tạo. Những người bị dị ứng hoặc nhạy cảm với các chất phụ gia này có thể bị rối loạn tiêu hóa.
6. Chất làm ngọt nhân tạo
Sorbitol có lẽ là chất làm ngọt nhân tạo liên quan nhiều nhất đến các vấn đề về đường tiêu hóa. Đó là một loại đường được tìm thấy trong một số loại trái cây, bao gồm mận khô, táo và đào, đồng thời cũng được sử dụng để làm ngọt ở kẹo cao su và thực phẩm ăn kiêng.
Khi sorbitol tác động đến ruột già, nó thường gây ra đầy hơi và tiêu chảy. Nếu bạn dễ bị tiêu chảy, hãy đọc bảng thành phần trên nhãn thực phẩm để có thể tránh sorbitol.
7. Rượu
Nếu bạn cảm thấy buồn nôn, hãy tránh xa các loại đồ uống có cồn nếu không muốn tình trạng trở nên trầm trọng hơn.
Rượu gây độc cho niêm mạc dạ dày và làm thay đổi quá trình chuyển hóa ở gan. Uống quá nhiều rượu sẽ gây khó tiêu và một số các vấn đề sức khỏe khác.
8. Caffeine
Khi dung nạp quá nhiều caffeine sẽ kích thích đường tiêu hóa, gây nên tình trạng tiêu chảy.
Các chuyên gia sức khỏe cũng cảnh báo rằng trà, soda và sô cô la là những nguồn thực phẩm có caffeine khác, nên tạm dừng cho đến khi hết triệu chứng đau bụng hay rối loạn tiêu hóa.
9. Đồ ăn quá ngọt hoặc quá mặn
Cơ thể không thể thích ứng kịp khi cố gắng tiêu hóa quá nhiều thức ăn siêu ngọt hoặc quá mặn.
Một số bệnh nhân bị ảnh hưởng, kích ứng bởi lượng đường khi họ buồn nôn. Sô cô la, một loại đồ ngọt yêu thích, có thể là thủ phạm gây ra nhiều vấn đề về tiêu hóa, bao gồm chứng ợ nóng và nghiêm trọng hơn là bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD).
10. Thực phẩm hỏng
Nhiều gia đình có thói quen dự trữ nhiều loại thực phẩm trong những ngày đầu năm. Các gia đình cần chú ý các loại thực phẩm dễ hỏng khi để trong tủ lạnh, chẳng hạn như trứng, các sản phẩm chế biến từ sữa và thịt. Vi khuẩn như salmonella và E.coli cũng có thể lan truyền từ thịt sống sang rau củ quả và trái cây.
Ăn thực phẩm bị nhiễm khuẩn có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa hoặc làm trầm trọng thêm những vấn đề hiện có, bao gồm tiêu chảy và nôn mửa. Hãy nhận biết các triệu chứng ngộ độc thực phẩm như đau cơ, mệt mỏi và đau quặn bụng, vì ngộ độc thực phẩm có thể đe dọa đến tính mạng.
11. Thức ăn cay
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nếu đang bị buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy, bạn nên tránh các lựa chọn loại thực phẩm kích thích hệ tiêu hóa, bao gồm cả thực phẩm cay.
Nhìn chung, bạn nên chọn thức ăn nhạt khi gặp vấn đề về tiêu hóa và nhớ tránh cho nhiều gia vị khi hệ tiêu hóa đang nhạy cảm.