Ngâm vết thương nhiễm trùng vào nước muối, người đàn ông phải cắt cụt ngón chân

Trường hợp nam bệnh nhân H.M (51 tuổi, Gia Lai) nhập viện trong tình trạng ngón áp út chân phải sưng to, đau nhức, mưng mủ. Do nhập viện trễ, ngón chân đã hoại tử nhiều, phải cắt cụt ngón chân.

Theo đó, người bệnh tự mua kháng sinh về uống, dùng thuốc sát khuẩn bôi nhưng không đỡ; đến khi ngón chân sưng to hơn, thâm tím anh mới tới bệnh viện tỉnh và phải cắt cụt ngón chân.

Tuy nhiên về nhà, anh M. tự ngâm ngón chân vừa cắt cụt vào nước muối với ý nghĩ cho mau lành. Nhưng chưa được một tuần, da bàn chân của anh bong tróc, sưng phù, đau không đi được, vết thương bốc mùi thối rữa. Gia đình nhanh chóng  đưa bệnh nhân tới Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh.

Qua khai thác tiền sử, người bệnh cho biết, bản thân phát hiện bị đái tháo đường vào năm 2019 trong lúc nhập viện do tai nạn giao thông. Khi đó, vết thương ở mũi của anh chảy máu nhiều, nhiễm trùng lâu lành do bệnh đái tháo đường.

Mặc dù, bác sĩ dặn anh uống thuốc đái tháo đường thường xuyên. Tuy nhiên, sau 1 năm thấy sức khỏe bình thường nên người bệnh tự ý bỏ uống thuốc.

Ngâm vết thương nhiễm trùng vào nước muối, người đàn ông phải cắt cụt ngón chân -0
Bác sĩ đang thăm khám và điều trị cho bệnh nhân (Ảnh: BVCC)

Tiến sĩ bác sĩ Trần Hữu Thanh Tùng, khoa Nội tiết - Đái tháo đường, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh cho biết, người bệnh nhập viện trong tình trạng sốt cao, chân đau nhức không thể đi, phải ngồi xe lăn, vết thương ngón chân bị cắt cụt nhiễm trùng nặng, rỉ mủ.

Qua siêu âm cho thấy, các mạch máu ở cẳng chân đã hẹp, xơ vữa do kiểm soát đường huyết không tốt trong thời gian dài. Nếu không được xử lý, vết hoại tử có thể lan rộng dẫn đến nguy cơ cắt cụt nguyên bàn chân ở vị trí cao hơn.

Ngay lập tức, người bệnh được truyền kháng sinh mạnh, cắt lọc các mô hoại tử, làm sạch vết thương nhiều lần. Bên cạnh đó, mỗi bữa ăn tại bệnh viện người bệnh đều được bác sĩ điều chỉnh để tránh tăng đường huyết quá mức. Đồng thời hiệu chỉnh liều thuốc kiểm soát đưa đường huyết về mức ổn định.

Sau 2 tuần, anh M. hết đau nhức, vết thương lành lặn và được về nhà. Tuy nhiên, người bệnh đều đặn và tái khám thường xuyên để kiểm tra tình trạng bệnh. Không tự xử lý vết thương tại nhà, đặc biệt không ngâm vết thương với nước muối vì có thể gây nhiễm trùng nặng, thậm chí phải cắt cụt hết bàn chân.

Bác sĩ Tùng khuyến cáo người bệnh đái tháo đường không bỏ điều trị, tự điều chỉnh liều lượng thuốc hay đổi thuốc. Khi có vết thương ở chân, không tự ý điều trị vết thương tại nhà và tuyệt đối không ngâm chân vào nước muối hoặc nước nóng.

Với người có sức khỏe bình thường, việc ngâm chân vào nước ấm, nước muối có một số lợi ích nhất định. Tuy nhiên, người bệnh đái tháo đường không nên ngâm chân vào nước nóng do có thể gây bỏng chân, mất cảm giác bàn chân, không cảm nhận được nhiệt độ của nước.

Ngâm chân (kể cả với nước muối) trong môi trường nước tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào vết thương, nồng độ muối trong nước quá cao cũng gây tác dụng ngược ảnh hưởng tới vết thương gây nhiễm trùng, hoại tử, tăng nguy cơ cắt cụt chân do biến chứng bàn chân đái tháo đường.

Những người bệnh đái tháo đường lâu năm nếu kiểm soát đường huyết không tốt sẽ gây ra một loạt tổn thương lên mạch máu lớn, nhỏ, thần kinh; trong đó có mạch máu nuôi và thần kinh của chân.

Kèm tình trạng đường huyết cao khi có cơ hội (vết xước, vết thương hở trên da), vi khuẩn dễ xâm nhập, sinh sôi với tốc độ nhanh chóng gây viêm, nhiễm trùng, hoại tử, nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng, thậm chí tử vong.

Bác sĩ Tùng khuyên khi có vết thương nhẹ, người bệnh đái tháo đường có thể sơ cứu trước khi tới bệnh viện với các bước sau: cầm máu, rửa sạch vết thương, sát trùng, băng bó vết thương.

Bên cạnh đó, người bệnh đái tháo đường không nên bỏ qua mọi dấu trầy xước, vết thương nào trên cơ thể, đặc biệt ở bàn chân. Nếu phát hiện có dấu hiệu bất thường cần tới bệnh viện để được bác sĩ khám, điều trị sớm, phòng biến chứng.

Sức khỏe

Hy hữu: Răng mọc ở mũi bé trai 4 tuổi
Sức khỏe

Hy hữu: Răng mọc ở mũi bé trai 4 tuổi

Trường hợp bệnh nhi N.Đ.D (4 tuổi, Bắc Giang) thường xuyên có hiện tượng chảy máu cam và ngạt mũi vì chiếc răng mọc lạc chỗ ở sàn mũi phải. Theo y văn, đây là trường hợp rất hiếm gặp.

Cẩn trọng khi đau ngực, khó thở
Sức khỏe

Cẩn trọng khi đau ngực, khó thở

Bác sĩ khuyến cáo những người bệnh có yếu tố nguy cơ cao, kèm theo các triệu chứng như đau ngực, khó thở thì cần đến cơ sở y tế có chuyên khoa tim mạch để được thăm khám, tư vấn và điều trị kịp thời.

Người sử dụng thuốc lá điện tử có khả năng bắt đầu hút thuốc lá thông thường cao gấp ba lần người bình thường
Sức khỏe

Người sử dụng thuốc lá điện tử có khả năng bắt đầu hút thuốc lá thông thường cao gấp ba lần người bình thường

Phát biểu tại Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về kiểm soát thuốc lá của các nước khu vực ASEAN do Bộ y tế tổ chức mới đây, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết, Việt Nam là một trong số các quốc gia thể hiện sự cam kết mạnh mẽ trong công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá thông qua việc ký kết tham gia công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá thông qua việc ký kết tham gia Công ước Khung về kiểm soát thuốc lá của Tổ chức Y tế thế giới năm 2004, và thông qua Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá vào năm 2012.

Kết nối cung - cầu, thúc đẩy nuôi trồng, tiêu thụ dược liệu và sản phẩm cổ truyền
Sức khỏe

Kết nối cung - cầu, thúc đẩy nuôi trồng, tiêu thụ dược liệu và sản phẩm cổ truyền

Nhằm thực hiện chủ trương của Chính phủ về khuyến khích, hỗ trợ, ưu đãi, đầu tư, bảo tồn, phát triển, phát huy tiềm năng thế mạnh của dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu Việt Nam; nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, Cục quản lý Y, Dược cổ truyền (Bộ Y tế) cùng Công ty Cổ phần Hội chợ Triển lãm và Quảng cáo Việt Nam – VIETFAIR phối hợp tổ chức “Hội chợ Dược liệu, Y Dược cổ truyền và các Sản phẩm từ Dược liệu toàn Quốc lần thứ Hai, năm 2024 – VIETRAMED EXPO 2024”.

Bộ Y tế thông tin làm rõ về chương trình tiêm chủng mở rộng
Sống khỏe

Bộ Y tế thông tin làm rõ về chương trình tiêm chủng mở rộng

Trước nội dung cử tri nhiều địa phương gửi đến Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khoá XV về phản ánh việc thiếu vaccine tại các cơ sở y tế công lập trong Chương trình tiêm chủng mở rộng, dẫn đến tình trạng nhiều trẻ em không được tiêm đúng lịch, chưa tiêm đủ mũi nên nguy cơ nhiễm bệnh cao, Bộ Y tế vừa có văn bản cung cấp thông tin, làm rõ thêm về vấn đề này.