Nam bệnh nhân 32 tuổi suýt hoại tử chân do tự ý dùng thuốc Đông-Tây y kết hợp

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết, nam bệnh nhân trẻ tuổi bị đau khớp, đã tự kết hợp nhiều loại thuốc đông y, tây y để điều trị, đến khi chân sưng to, đau nhiều, đi khám mới phát hiện dấu hiệu nguy hiểm, có nguy cơ hoại tử cẳng chân. 

Điển hình, trường hợp bệnh nhân T.T.N (32 tuổi, Việt Trì), cách thời điểm nhập viện 4 tháng, người bệnh có biểu hiện đau từ ngón chân lên khớp gối, đã đi khám tại nhiều bệnh viện và phòng khám khác nhau, được chẩn đoán gout, tràn dịch khớp gối, viêm khớp dạng thấp.

Nam bệnh nhân 32 tuổi suýt hoại tử chân do tự ý dùng thuốc Đông-Tây y kết hợp, Bác sĩ khuyến cáo -0
Hình ảnh khối nghi máu tụ trong cơ bụng chân phải
trên phim Cộng hưởng từ (Ảnh: BVCC)

Sau đợt điều trị theo đơn, tình trạng bệnh chưa đỡ, người bệnh đã tự mua thuốc vừa uống, vừa nhờ người tiêm, kết hợp dùng thuốc nam để điều trị với tâm lý “Đông – Tây y kết hợp sẽ khỏi nhanh hơn”.

Nhưng hiệu quả chưa thấy, chân phải của người bệnh còn ngày càng sưng to, phù nề, gây đau đớn, đi lại khó khăn. Do vậy, người bệnh đã đến khám tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ.

Tại đây, người bệnh N được chỉ định thực hiện các xét nghiệm máu, siêu âm, chụp X-quang, cộng hưởng từ… Kết quả thăm khám cho thấy người bệnh bị tụ máu, hoại tử cơ dép cẳng chân phải – viêm và tràn dịch khớp gối hai bên, gout.

Các bác sỹ chuyên khoa chấn thương, xác định hoại tử cẳng chân có nguy cơ lan rộng nếu không được can thiệp điều trị sớm và đúng cách. Sau khi hội chẩn, người bệnh được chỉ định phẫu thuật dẫn lưu ổ dịch làm sạch phần hoại tử cơ, duy trì kháng sinh, thay băng hàng ngày kết hợp tập phục hồi chức năng cải thiện khớp gối.

3 ngày sau phẫu thuật, người bệnh đã ổn định, có thể đi lại nhẹ nhàng, dự kiến thời gian điều trị để ổn định với cẳng chân có thể mất >10 ngày; riêng với tình trạng gout và viêm tràn dịch khớp gối hai bên quá tình điều trị phải lâu dài, cần kết hợp điều trị thuốc với phục hồi chức năng khớp.

Ths. BS Nguyễn Minh Đức, Khoa Chấn thương 1, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết, đây là ca bệnh khá phức tạp: người bệnh có chảy máu, tụ máu trong cơ cẳng chân, gây chèn ép dẫn đến hoại tử một phần cơ, ngoài ra người bệnh có bệnh nền viêm khớp, tràn dịch khớp gối, gout.

Việc điều trị cần phải dẫn lưu ổ tụ máu, giải phóng chèn ép, làm sạch những phần hoại tử, kết hợp với dùng thuốc điều trị chống viêm cũng như các biện pháp phục hồi chứng năng mới có thể cải thiện lại được khả năng vận động của chân.

Nam bệnh nhân 32 tuổi suýt hoại tử chân do tự ý dùng thuốc Đông-Tây y kết hợp, Bác sĩ khuyến cáo -0
Người bệnh được phẫu thuật dẫn lưu ổ dịch làm sạch ổ hoại tử cơ
(Ảnh: BVCC)

Bác sĩ Đức khuyến cáo khi có những triệu chứng của đau cơ, đau khớp người bệnh không nên tự ý mua thuốc hoặc kết hợp các loại thuốc hay các phương pháp điều trị với nhau mà không có chỉ dẫn của thầy thuốc; điều này rất nguy hiểm có thể không có tác dụng điều trị bệnh mà còn làm tiến triển của bệnh năng thêm vì không được điều trị đúng cách, tệ hơn có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.

Do vậy, để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra, khi có vấn đề về sức khỏe, người bệnh cần đi khám tại các cơ sở y tế uy tín để được các bác sỹ khám và tư vấn điều trị.

Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc cũng cần tuân thủ theo hướng dẫn của thầy thuốc, có nhiều bệnh không phải dùng một liều thuốc mà đã khỏi ngay như các bệnh về cơ xương khớp, bệnh thần kinh…

Đồng thời, khi hết đợt điều trị nếu chưa đỡ cần đến viện khám lại để các bác sỹ có điều chỉnh phác đồ điều trị phù hợp.

Sức khỏe

Quang cảnh lễ ký kết
Sức khỏe

Bệnh viện Đa khoa TP. Cần Thơ và Bệnh viện Trung ương Huế ký kết chuyển giao kỹ thuật ghép thận

Ngày 12.9, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa TP. Cần Thơ Trần Quốc Luận cùng đoàn công tác của Bệnh viện đã có mặt tại Bệnh viện Trung ương Huế để tham quan học tập các kỹ thuật ghép thận, kỹ thuật tạo hình thẩm mỹ – bỏng, đồng thời ký kết hợp đồng để Bệnh viện Trung ương Huế thực hiện và chuyển giao kỹ thuật ghép thận tại Bệnh viện Đa khoa TP. Cần Thơ

Hà Nội: Các cơ sở y tế phải bảo đảm trực cấp cứu 24/24h
Xã hội

Hà Nội: Các cơ sở y tế phải bảo đảm trực cấp cứu 24/24h

Trước những ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 3, Sở Y tế thành phố Hà Nội đã yêu cầu các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố phải bảo đảm trực cấp cứu 24/24h. Đồng thời, các đơn vị cần tổ chức triển khai điều trị tốt nhất đối với các trường hợp bị thương do ảnh hưởng của bão.

Cần lưu ý gì trong phòng chống dịch bệnh sau bão?
Sức khỏe

Cần lưu ý gì trong phòng chống dịch bệnh sau bão?

Mưa bão gây ô nhiễm môi trường sống và nguồn nước, tạo điều kiện cho dịch bệnh như bệnh tiêu chảy, bệnh về da, mắt phát triển và lây lan. Đồng thời, mang theo nhiều mối nguy hại đến sức khỏe như ngộ độc thực phẩm, tai nạn đuối nước, điện giật.

FPT Long Châu tặng thuốc và sơ cứu miễn phí giúp người dân sau bão Yagi
Sức khỏe

FPT Long Châu tặng thuốc và sơ cứu miễn phí giúp người dân sau bão Yagi

Sau cơn bão lịch sử - bão số 3 (Yagi), các tỉnh phía Bắc tiếp tục phải đối mặt với tình trạng lũ lụt dâng cao. Nhằm giúp người dân khắc phục các vấn đề về sức khỏe, FPT Long Châu hỗ trợ sơ cứu vết thương và cấp phát các loại thuốc thiết yếu miễn phí tại 24 tỉnh thành bị ảnh hưởng nặng nề bởi bão lũ.