Lần đầu tiên lấy tạng từ người cho chết não ngay tại bệnh viện tuyến tỉnh

Rạng sáng 2.4, tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh), gần 120 y bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên, trong đó có 60 y bác sĩ đến từ các trung tâm ghép tạng của Việt Nam đã tiến hành lấy đa tạng từ một người cho chết não.

Đây là lần đầu tiên việc lấy tạng được thực hiện tại một bệnh viện tuyến tỉnh, từ đó chuyển tới nhiều trung tâm ghép tạng trong cả nước, xa nhất là Bệnh viện Trung ương Huế.

Người hiến tạng quê Quảng Ninh, bị chấn thương sọ não rất nặng sau tai nạn giao thông. Ngay sau khi có kết luận chẩn đoán chết não cuối cùng qua 3 lần đánh giá của Hội đồng chẩn đoán chết não, đồng thời nhận được sự đồng thuận của gia đình trong việc hiến tạng, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí đã khẩn trương xây dựng kế hoạch lấy đa mô tạng. Đồng thời, hiệp đồng chặt chẽ với Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia, các Trung tâm ghép tạng toàn quốc để rà soát và lập danh sách bệnh nhân sẽ được ghép tạng từ người cho này.

Các tạng được hiến bao gồm: tim, gan, trong đó gan được chia tách gan phải - gan trái, 2 quả thận, 2 giác mạc.

Lần đầu tiên lấy tạng từ người cho chết não ngay tại bệnh viện tỉnh, cứu sống nhiều bệnh nhân -0
Lần đầu tiên lấy tạng từ người cho chết não ngay tại bệnh viện tỉnh, cứu sống nhiều bệnh nhân -0
Các y bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên trong ca phẫu thuật lấy đa tạng từ một người cho chết não

Sau khi được lên kế hoạch chi tiết và chuẩn bị kỹ lưỡng các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị, bố trí nhân sự, nhất là phải đảm bảo thời gian bảo quản và phương án vận chuyển tạng tới nơi ghép, ca phẫu thuật lấy tạng đã được triển khai ngay trong đêm với sự tham gia của 120 y bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên chia thành nhiều ekip.

Trong đó, các trung tâm ghép tạng hàng đầu Việt Nam như Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Bệnh viện Trung ương Huế cũng đã cử các ekip bác sĩ đến Quảng Ninh để tham gia phẫu thuật lấy tạng.

Sau 4 giờ phẫu thuật liên tục với sự tập trung cao độ và phối hợp nhịp nhàng, các ekip phẫu thuật đã thành công lấy các tạng đúng như dự kiến và vận chuyển tới các đơn vị để ghép cho bệnh nhân.

TS.BS Trần Anh Cường, Giám đốc Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí cho biết, để làm được điều này ngay tại tuyến cơ sở, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí đã có sự chuẩn bị tích cực từ lâu nay, cả về năng lực chuyên môn của đội ngũ y bác sĩ, cả về cơ sở vật chất của đơn vị.

Cùng với đó, thông qua sự hiệp đồng chặt chẽ với Trung tâm Điều phối tạng quốc gia, các Trung tâm ghép tạng của cả nước, ca phẫu thuật lấy đa tạng đã diễn ra thuận lợi, theo đúng như dự kiến và cũng đã được các chuyên gia đầu ngành đánh giá cao.

Theo TS.BS Trần Anh Cường, trong thời gian tới, với mục tiêu trở thành đơn vị y tế đáp ứng tốt cho nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân Quảng Ninh và khu vực, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí cũng xây dựng 7 mũi nhọn trong khám và điều trị, một trong số đó là ghép tạng.

Để làm được điều này, bệnh viện đã tổ chức cho 40 y bác sĩ thuộc nhiều lĩnh vực đi học tập, tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật và kỳ vọng rằng trong tương lai gần có thể sẽ triển khai ghép tạng ngay tại Quảng Ninh.

Đến thời điểm hiện tại, Quảng Ninh là địa phương đầu tiên có cơ sở y tế tuyến tỉnh tổ chức triển khai lấy tạng ngay tại đơn vị.

Đến 5 giờ sáng ngày 2.4, tất cả các tạng đã được lấy xong và được khẩn trương vận chuyển tới nơi ghép.

Lần đầu tiên lấy tạng từ người cho chết não ngay tại bệnh viện tỉnh, cứu sống nhiều bệnh nhân -0
Lần đầu tiên lấy tạng từ người cho chết não ngay tại bệnh viện tỉnh, cứu sống nhiều bệnh nhân -0
Các tạng sau khi lấy xong được khẩn trương vận chuyển tới nơi ghép

Đánh giá về sự kiện này, PGS.TS Đồng Văn Hệ, Giám đốc Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia nhấn mạnh, Trung tâm đánh giá rất cao sự vào cuộc của lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh, ngành y tế Quảng Ninh và đặc biệt là Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí trong việc triển khai một ca lấy đa tạng ngay tại đơn vị.

“Đây là một cột mốc quan trọng trong việc xây dựng, hình thành và mở rộng mạng lưới hiến tạng, ghép tạng trong toàn quốc. Đây cũng là bài học kinh nghiệm cho tất cả các bệnh viện trong cả nước, kể cả tuyến tỉnh, tuyến huyện, nơi có điều trị, có các bệnh nhân chết não tiềm năng hiến tạng, chết tim tiềm năng hiến nặng”, PGS.TS Đồng Văn Hệ nhấn mạnh.

Giám đốc Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia cho biết, từ mô hình của Bệnh viện Việt Nam Thụy - Điển Uông Bí, chúng ta có thể chia sẻ những kinh nghiệm và lan tỏa ra các đơn vị khác, mở rộng hơn nữa mạng lưới hiến tạng, ghép tạng, gia tăng nguồn tạng hiến, giúp cho nhiều bệnh nhân hơn nữa có cơ hội được cứu sống.

Theo thông tin từ Trung tâm Điều phối tạng quốc gia, đến chiều 2.4, tất cả các tạng được lấy từ người hiến tạng trên đều đã được ghép, tưới máu tốt, mang lại hy vọng sống mới cho các bệnh nhân khác.

Sức khỏe

Người phụ nữ bỏng nặng khi đi giác hơi
Sức khỏe

Người phụ nữ bỏng nặng khi đi giác hơi

Trong lúc thực hiện phương pháp giác hơi để giảm bớt căng thẳng, bà T.T.T., 54 tuổi, ở Long An đã gặp phải sự cố bị cồn nóng đổ vào người. Cồn bắt lửa, bốc cháy, gây bỏng nặng vùng lưng và bụng.

Người đàn ông nguy kịch vì vi khuẩn gây bệnh Whitmore "tấn công"
Sức khỏe

Người đàn ông nguy kịch vì vi khuẩn gây bệnh Whitmore "tấn công"

Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị một trường hợp nguy kịch vì bệnh Whitmore. Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm, kết hợp với nền bệnh lý đái tháo đường không kiểm soát, đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh.

Các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn núp bóng spa ở Hà Tĩnh: Đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ của các Sở ngành có liên quan!
Sức khỏe

Các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn núp bóng spa ở Hà Tĩnh: Đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ của các Sở ngành có liên quan!

Sở Y tế Hà Tĩnh khẳng định những cơ sở thẩm mỹ Minh Tuyết, Mậm Spa, Trinh Tây Spa chưa được các cơ quan có chức năng cấp phép thực hiện các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn. Các cơ sở thường thực hiện dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn lén lút, cảnh giác cao nên rất khó để xử lý, đòi hỏi phải có sự vào cuộc mạnh mẽ của các Sở ngành có liên quan.

Cô giáo tiểu học tìm hạnh phúc làm mẹ sau 7 năm hiếm muộn
Sống khỏe

Cô giáo tiểu học tìm hạnh phúc làm mẹ sau 7 năm hiếm muộn

Trên hành trình tìm con đơn độc của vợ chồng cô giáo Bùi Thị Giang (1988, quê Ninh Bình), chưa bao giờ họ muốn bỏ cuộc, cho dù đa số thời gian người chồng công tác xa, không thể chăm sóc động viên vợ mình. Nhưng chính sự yêu thương chân thành đã giúp họ vượt qua mọi khó khăn để giờ đây mái ấm nhỏ tràn ngập tiếng cười nói của 3 cô con gái đáng yêu.