Hệ lụy từ thói quen thức khuya sẽ làm tăng nguy cơ bị tiểu đường

Theo Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh, thừa cân, thức khuya, ít vận động, hút thuốc lá… là những yếu tố nguy cơ gây bệnh tiểu đường, trong đó thức khuya nói riêng có thể làm tăng 19% nguy cơ.

Mắc bệnh tiểu đường khi lấy đêm làm ngày

Tạp chí của Hiệp hội Bác sĩ Hoa Kỳ (American College of Physicians, viết tắt là ACP) vừa công bố thói quen thức khuya làm tăng 19% nguy cơ bị tiểu đường. Nghiên cứu này được thực hiện trên 63.676 điều dưỡng trong độ tuổi 45 – 62 tuổi không có tiền sử ung thư, bệnh tim mạch và tiểu đường trước đó.

Hệ lụy từ thói quen “thức khuya” sẽ làm tăng 19% nguy cơ bị tiểu đường -0
Người bệnh đang lấy máu xét nghiệm đường huyết (Ảnh: BVCC)

ThS.BS Trần Đình Mạnh Long, khoa Nội tiết – Đái tháo đường, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.Hồ Chí Minh cho biết, thói quen thức khuya cùng với những thói quen sinh hoạt không lành mạnh khác có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Tại bệnh viện, ghi nhận nhiều trường hợp phát hiện mắc bệnh tiểu đường trên những người có thói quen thức khuya.

Trường hợp anh N.N.T, lo lắng khi kết quả xét nghiệm mắc bệnh tiểu đường type 2 ở tuổi 34. Trong đó, chỉ số đường huyết thường trên 300 mg/dL (chỉ số đường huyết bình thường từ 70-130 mg/dL).

Tìm hiểu tiền sử bệnh nhân, anh cho biết bản thân thường ăn uống lành mạnh, nhiều rau xanh, ít ăn ngọt và hạn chế tinh bột. Tuy nhiên, anh là kỹ sư công nghệ thông tin luôn làm với đối tác nước ngoài, phải lấy đêm làm ngày.

Gần đây, anh kiệt sức, khát nước, đi tiểu liên tục nên đi khám mới phát hiện bệnh. Qua theo dõi và điều chỉnh đường huyết theo phác đồ của bác sĩ trong 1 tuần, anh T. cảm giác khỏe hơn nhiều, chỉ số đường huyết ổn định.

Thêm trường hợp bệnh nhân N.Q.A. (19 tuổi), phát hiện tiểu đường type 2 khi có triệu chứng mệt mỏi, khát nước, uống nhiều nước, tiểu nhiều.

A cho biết, bản thân mất ngủ 2 năm nay do áp lực việc học. Bệnh nhân thường xuyên trốn trong phòng, không tiếp xúc với ai, ít vận động thể chất. Bên cạnh đó, A thường đi ngủ thức khuya và dùng đồ ngọt, cộng việc phải sử dụng thuốc an thần.

Thiếu ngủ gây tăng đường huyết

Bác sĩ Trần Đình Mạnh Long cho biết, tiểu đường liên quan nhiều đến chế độ sinh hoạt, ăn uống, gen di truyền…

Cụ thể, Bộ Y tế thống kê Việt Nam hiện có khoảng 5 triệu người bị tiểu đường. Do vậy, bệnh ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng lên các cơ quan như: tim mạch, thận, thần kinh, mắt…

Bác sĩ Long cho biết thêm, nhịp sinh học là thuật ngữ mô tả chu kỳ thức/ngủ tự nhiên của não bộ. Khi bạn duy trì thói quen đi ngủ và thức giấc cùng một thời điểm mỗi ngày sẽ làm não bộ của bạn quen dần với nhịp sinh hoạt đó.

Điều này giúp bạn dễ ngủ về đêm và thức giấc đúng giờ ngay trước khi đồng hồ báo thức mỗi buổi sáng. Một giấc ngủ tốt sẽ làm giảm cảm giác buồn ngủ, uể oải vào ban ngày. Tùy vào độ tuổi và cơ địa mà mỗi người sẽ có thời gian ngủ lý tưởng khác nhau.

Với người trưởng thành (18 – 60 tuổi) cần ngủ ít nhất 7 giờ mỗi đêm và nên duy trì thời gian ngủ đều đặn.

Hệ lụy từ thói quen “thức khuya” sẽ làm tăng 19% nguy cơ bị tiểu đường -0
Thiếu ngủ gây tăng đường huyết (Ảnh minh họa)

Cũng theo bác sĩ Long, ngủ ít sẽ ảnh hưởng đến nồng độ đường huyết của cơ thể do những tác động lên các hormon insulin, cortisol và quá trình stress oxy hóa.

Đồng thời, ngủ ít không chỉ làm tăng đường huyết ở người bệnh tiểu đường mà còn tăng nguy cơ đề kháng insulin – giai đoạn đầu tiên của quá trình rối loạn đường huyết cho người bình thường.

Ngoài ra, ngủ trễ hoặc thiếu ngủ làm tăng tiết ghrelin (hormone gây cảm giác đói) và giảm tiết leptin (hormone tạo cảm giác no). Do đó, người ngủ trễ và thiếu ngủ thường có cảm giác thèm ăn, làm tăng nguy cơ béo phì, một trong những yếu tố nguy cơ gây bệnh tiểu đường.

Bác sĩ Long nhấn mạnh, với người chưa bị tiểu đường, thức khuya kéo dài sẽ làm đảo lộn “nhịp sinh học” của cơ thể, gây nên những rối loạn về mặt chuyển hóa, do đó làm tăng nguy cơ bị tiểu đường.

Ở những bệnh nhân tiểu đường, thức khuya hoặc thiếu ngủ gây ảnh hưởng tiêu cực lên kiểm soát đường huyết, tăng nguy cơ xuất hiện các biến chứng mạn tính lên tim, thần kinh, mạch máu, mắt… Việc cải thiện chất lượng giấc ngủ giúp tăng hiệu quả kiểm soát đường huyết và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Bác sĩ Long đưa ra lời khuyên, mọi người nên ngủ trước 22 giờ, ngủ đủ giấc, duy trì nhịp sinh học đều đặn mỗi ngày cũng như kết hợp thêm các lối sống lành mạnh khác như tập thể dục thường xuyên, tránh dùng các chất kích thích trước khi đi ngủ, giữ phòng ngủ mát mẻ, thoải mái và yên tĩnh.

Đồng thời, nếu gặp vấn đề về giấc ngủ như khó ngủ, ngủ chập chờn, ngủ không sâu giấc, người dân nên đi khám bác sĩ để được điều trị sớm.

Sức khỏe

Người phụ nữ bỏng nặng khi đi giác hơi
Sức khỏe

Người phụ nữ bỏng nặng khi đi giác hơi

Trong lúc thực hiện phương pháp giác hơi để giảm bớt căng thẳng, bà T.T.T., 54 tuổi, ở Long An đã gặp phải sự cố bị cồn nóng đổ vào người. Cồn bắt lửa, bốc cháy, gây bỏng nặng vùng lưng và bụng.

Người đàn ông nguy kịch vì vi khuẩn gây bệnh Whitmore "tấn công"
Sức khỏe

Người đàn ông nguy kịch vì vi khuẩn gây bệnh Whitmore "tấn công"

Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị một trường hợp nguy kịch vì bệnh Whitmore. Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm, kết hợp với nền bệnh lý đái tháo đường không kiểm soát, đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh.

Các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn núp bóng spa ở Hà Tĩnh: Đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ của các Sở ngành có liên quan!
Sức khỏe

Các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn núp bóng spa ở Hà Tĩnh: Đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ của các Sở ngành có liên quan!

Sở Y tế Hà Tĩnh khẳng định những cơ sở thẩm mỹ Minh Tuyết, Mậm Spa, Trinh Tây Spa chưa được các cơ quan có chức năng cấp phép thực hiện các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn. Các cơ sở thường thực hiện dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn lén lút, cảnh giác cao nên rất khó để xử lý, đòi hỏi phải có sự vào cuộc mạnh mẽ của các Sở ngành có liên quan.