Hà Nội xuất hiện ca viêm não Nhật Bản thứ hai trong năm

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ 1 đến 7.7), trên địa bàn thành phố ghi nhận thêm 1 trường hợp mắc viêm não Nhật Bản tại huyện Chương Mỹ, và thêm 1 trường hợp mắc sởi tại quận Cầu Giấy.

Trước đó, như đã đưa tin, vào tháng 6.2024, một bé trai 12 tuổi tại huyện Phúc Thọ trở thành bệnh nhân đầu tiên mắc viêm não Nhật Bản trên địa bàn thành phố trong năm. Thêm trường hợp ở huyện Chương Mỹ ghi nhận trong tuần qua, từ đầu năm đến nay, Hà Nội đã có 2 trường hợp mắc viêm não Nhật Bản; trong khi cùng kỳ năm 2023 không ghi nhận ca nào.

Với bệnh sởi, tháng 4.2024, một bé gái 10 tuổi ở huyện Chương Mỹ trở thành ca mắc đầu tiên trên địa bàn thành phố trong năm. Như vậy, từ đầu năm đến nay, Hà Nội cũng có 2 trường hợp mắc sởi; trong khi cùng kỳ năm 2023 thành phố không ghi nhận ca bệnh nào với loại bệnh này.

Theo CDC Hà Nội, đối với bệnh viêm não Nhật Bản, đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính do muỗi truyền bệnh. Bệnh lưu hành quanh năm, gây dịch chủ yếu vào các tháng hè và thường gặp ở trẻ dưới 15 tuổi.

Hiện, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh viêm não Nhật Bản. Việc điều trị chủ yếu là hỗ trợ, bao gồm giảm triệu chứng và chăm sóc bệnh nhân để ngăn ngừa các biến chứng.

“Khi có dấu hiệu sốt cao cùng các triệu chứng: Nôn, buồn nôn, trẻ mất ngủ quấy khóc, vật vã mê sảng hoặc li bì, co giật, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời”, CDC thành phố lưu ý thông cáo báo chí.

Đối với bệnh sởi, những năm gần đây, tỷ lệ mắc trên toàn cầu cho thấy những xu hướng đáng lo ngại. Đặc biệt, mối đe dọa dịch sởi trên toàn cầu tiếp tục gia tăng khi rất nhiều trẻ bị bỏ lỡ tiêm chủng.

Hà Nội xuất hiện ca viêm não Nhật Bản thứ hai -0
Ca bệnh nhi viêm não Nhật Bản điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương

Trong khi, sởi là bệnh dễ lây lan. Nếu một người mắc bệnh thì 9/10 người xung quanh sẽ bị lây nhiễm nếu không được tiêm phòng.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong năm 2022 có 136.000 ca tử vong vì các biến chứng của sởi, chủ yếu là trẻ dưới 5 tuổi do không tiêm phòng sởi đầy đủ.

CDC Hà Nội cũng đưa ra dự báo, thời gian tới có thể ghi nhận thêm các ca mắc sởi, viêm não Nhật Bản.

Chính vì vậy, ngành y tế Thủ đô đã có văn bản đề nghị các quận, huyện, thị xã tập trung chỉ đạo các đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống dịch bệnh; đồng thời tăng cường công tác truyền thông, thông tin kịp thời, đầy đủ về tình hình dịch bệnh. Với các bệnh có vaccine, khuyến cáo người dân chủ động tiêm chủng phòng bệnh đầy đủ, đúng lịch theo hướng dẫn của ngành y tế.

Cụ thể, người dân hãy đưa trẻ đi tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng bệnh sởi để tạo miễn dịch chủ động; trong đó mũi 1 khi trẻ đủ 9 tháng tuổi và mũi 2 hoàn thành trước khi trẻ 24 tháng tuổi.

Ngoài ra, để phòng, chống bệnh viêm não Nhật Bản, người dân cần thực hiện tiêm chủng với 3 liều cơ bản, gồm: mũi 1 tiêm càng sớm càng tốt ngay sau 1 tuổi; mũi 2 sau mũi 1 từ 1-2 tuần; mũi 3 sau mũi 2 là 1 năm. Sau đó, cứ 3-4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.

Sức khỏe

Bộ Y tế tăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm tết Trung thu năm 2024
Sức khỏe

Bộ Y tế tăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm tết Trung thu năm 2024

Tết Trung thu đang đến gần, nhu cầu tiêu dùng các loại bánh, kẹo, bánh trung thu tăng đột biến. Bên cạnh các cơ sở sản xuất kinh doanh có uy tín, sản phẩm bảo đảm an toàn cũng còn một số tổ chức, cá nhân có hành vi lén lút đưa ra thị trường một số loại bánh kẹo nhập lậu, không có nguồn gốc, xuất xứ.

Quang cảnh lễ ký kết
Sức khỏe

Bệnh viện Đa khoa TP. Cần Thơ và Bệnh viện Trung ương Huế ký kết chuyển giao kỹ thuật ghép thận

Ngày 12.9, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa TP. Cần Thơ Trần Quốc Luận cùng đoàn công tác của Bệnh viện đã có mặt tại Bệnh viện Trung ương Huế để tham quan học tập các kỹ thuật ghép thận, kỹ thuật tạo hình thẩm mỹ – bỏng, đồng thời ký kết hợp đồng để Bệnh viện Trung ương Huế thực hiện và chuyển giao kỹ thuật ghép thận tại Bệnh viện Đa khoa TP. Cần Thơ