Hà Nội: Chủ động thực hiện nghiêm túc công tác khám chữa bệnh trong dịp nghỉ lễ

Sở Y tế Hà Nội vừa có Công văn số 4105/SYT-NVY về việc đảm bảo công tác khám chữa bệnh trong dịp nghỉ Lễ Quốc khánh 2.9 .

Theo đó, Sở Y tế Hà Nội đề nghị thủ trưởng, người đứng đầu các đơn vị chỉ đạo tổ chức thực hiện nghiêm, hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế, Thành ủy và UBND TP. Hà Nội. Đảm bảo chế độ thường trực, thường trú, theo dõi, nắm chắc tình hình, giải quyết các công việc phát sinh trong dịp Lễ Quốc khánh 2.9.

Duy trì công tác an ninh chính trị, trật tự an toàn tại cơ sở, đáp ứng các hoạt động chuyên môn thường quy theo nhiệm vụ được giao; chủ động làm tốt công tác phòng ngừa, kịp thời ngăn chặn, xử lý những tình huống phát sinh, không để xảy ra đột biến, bất ngờ; kịp thời báo cáo Sở Y tế các vấn đề phát sinh đột xuất, vượt thẩm quyền giải quyết của đơn vị.

Hà Nội: Chủ động thực hiện nghiêm túc công tác khám chữa bệnh trong dịp nghỉ lễ -0
Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện thường trực 24h/24h đảm bảo trực đầy đủ theo 4 cấp (Ảnh: SYT Hà Nội)

Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chủ động ứng phó với dịch bệnh, tai nạn, ngộ độc, cấp cứu hàng loạt có thể xảy ra; phối hợp tuyên tuyền, hướng dẫn, cảnh báo người dân về các nguy cơ tai nạn thường gặp trong dịp nghỉ Lễ do tập trung đông người, tại các sự kiện và điểm du lịch, tai nạn giao thông do rượu bia, đánh nhau, pháo nổ, vũ khí vật liệu nổ tự chế, ngộ độc thực phẩm. Có phương án cấp cứu ngoại viện để sẵn sàng đáp ứng khi có tình huống xấu xảy ra.

Thực hiện thường trực 24h/24h đảm bảo trực đầy đủ theo 4 cấp: trực lãnh đạo, trực chuyên môn, trực hành chính - hậu cần và trực bảo vệ - tự vệ. Thường trực đường dây nóng 24/24 để sẵn sàng chỉ đạo, phối hợp, chi viện, ứng cứu trong trường hợp cần thiết.

Đồng thời, tổ chức tốt việc cấp cứu, khám chữa bệnh, bảo đảm tất cả người bệnh cấp cứu được khám và điều trị, không được từ chối hoặc xử trí chậm trễ trường hợp cấp cứu.

Đối với trường hợp trái tuyến, trái chuyên khoa cần xử lý cấp cứu ban đầu ổn định, giải thích đầy đủ cho người bệnh, người nhà người bệnh trước khi chuyển đi cơ sở y tế khác. Khi thực hiện chuyển tuyến, thực hiện liên hệ trước với các cơ sở nhận người bệnh để đảm bảo chuyển tuyến an toàn.

Bên cạnh đó, dự trữ đủ thuốc, máu, dịch truyền và các phương tiện, trang thiết bị cần thiết phục vụ cấp cứu, khám chữa bệnh, đặc biệt là cấp cứu tai nạn giao thông, ngộ độc thực phẩm.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội tiếp tục giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh lưu hành trên địa bàn thành phố. Bố trí đủ lực lượng giám sát, phát hiện sớm bệnh dịch trên địa bàn, tại các bệnh viện trung ương và thành phố, tiến hành điều tra dịch tễ, khoanh vùng và xử lý triệt để ổ dịch tại cộng đồng.

Trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội phối hợp với các bệnh viện được phân công; bố trí nhân lực, phương tiện đảm bảo công tác cấp cứu, vận chuyển người bệnh an toàn.

Các Trung tâm Y tế quận, huyện, thị xã bố trí lực lượng tham gia đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn; thường trực đảm bảo công tác cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh cho người dân trên địa bàn theo quy định.

Sức khỏe

Bộ Y tế gửi công văn khẩn vụ bác sĩ ở Gia Lai bị hành hung
Sức khỏe

Bộ Y tế gửi công văn khẩn vụ bác sĩ ở Gia Lai bị hành hung

Hôm nay 2.4, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) có công văn gửi Giám đốc Sở Y tế tỉnh Gia Lai về việc đảm bảo an ninh, trật tự trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau vụ việc một bác sĩ tại đơn vị Hồi sức cấp cứu Trung tâm Y tế huyện Chư Sê (Gia Lai) bị hành hung ngày 31.3.

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn vụ du khách nghi ngộ độc rượu ở Ninh Thuận
Sức khỏe

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn vụ du khách nghi ngộ độc rượu ở Ninh Thuận

Liên quan tới vụ việc 6 vị khách du lịch bị nghi ngộ độc khi đi du lịch tại Ninh Thuận, tối ngày 1.4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) có văn bản đề nghị Sở An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Sở Y tế chỉ đạo tập trung mọi nguồn lực tích cực điều trị cho các bệnh nhân, không để ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng người dân.

Quảng Ninh: Mục sở thị quy trình "vẽ bệnh" nhạy cảm, hù doạ bệnh nhân để "moi tiền" tại phòng khám ngay trung tâm TP Hạ Long
Xã hội

Quảng Ninh: Mục sở thị quy trình "vẽ bệnh" nhạy cảm, hù doạ bệnh nhân để "moi tiền" tại phòng khám ngay trung tâm TP Hạ Long

Không có sổ khám bệnh, lấy máu không đeo găng tay y tế, “vẽ bệnh” hù doạ bệnh nhân để moi tiền … là những thông tin nhóm PV điều tra Báo Đại biểu Nhân dân thu thập được tại Phòng khám đa khoa Hoàng Anh, Tổ 2, khu 4A (phường Hồng Hải, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh).

Sởi ủ bệnh trong bao lâu?
Sức khỏe

Sởi ủ bệnh trong bao lâu?

Sởi là căn bệnh truyền nhiễm dễ gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh nhi chưa bị sởi lần nào hoặc chưa được tiêm vaccine phòng sởi thường dễ bị loại virus này tấn công. Vì vậy, nếu không được kiểm soát chặt chẽ bệnh có thể bùng phát thành dịch gây nguy hiểm cho sức khỏe của cả cộng đồng.

Công ty Cổ phần Quốc tế Haseca Mekong chế biến suất ăn học sinh từng trượt thầu vì vi phạm về nguồn gốc thực phẩm
Sức khỏe

Công ty Cổ phần Quốc tế Haseca Mekong chế biến suất ăn học sinh từng trượt thầu vì vi phạm về nguồn gốc thực phẩm

Không chỉ từng trượt thầu vì hồ sơ vi phạm điều cấm của Luật An toàn thực phẩm, Công ty Cổ phần Quốc tế Haseca Mekong còn bị trượt thầu do vi phạm về nguồn gốc thực phẩm. Địa điểm chế biến suất ăn bán trú cho học sinh tại nhà xưởng nằm trong Khu chế xuất Tân Thuận.

Giãn tĩnh mạch tinh ảnh hưởng khả năng sinh sản của nam giới: Bác sĩ hướng dẫn cách kiểm tra tại nhà
Sức khỏe

Giãn tĩnh mạch tinh ảnh hưởng khả năng sinh sản của nam giới: Bác sĩ hướng dẫn cách kiểm tra tại nhà

Giãn tĩnh mạch tinh (TMT) là một trong những vấn đề nam khoa phổ biến và có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh lý, sinh sản của nam giới. Tuy nhiên, giãn tĩnh mạch tinh đôi khi không có triệu chứng rõ rệt, vì vậy việc phát hiện sớm và theo dõi tình trạng có thể giúp điều trị kịp thời, tránh những biến chứng không mong muốn.