Giun sán di chuyển khắp cơ thể nam thanh niên mê ăn gỏi cá

Ngoài giun rồng dài khoảng 30cm, bệnh nhân còn dương tính với khá nhiều loại giun sán khác như sán máng, sán dây chó, sán lợn, giun lươn, giun đũa chó mèo.

Nam thanh niên T. Đ.T., 21 tuổi, ở Yên Bái tới khám tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng sốt, chóng mặt, nôn, ngứa nhiều, tê cứng, mẩn đỏ và phát ban ở da. Dưới da ở đùi, mặt cẳng tay, bụng, lưng của bệnh nhân đều có hình ảnh giun sán, ký sinh trùng di chuyển.

Tại bệnh viện, bệnh nhân được chỉ định nhập viện theo dõi với chẩn đoán nghi nhiễm giun sán ký sinh trùng (nghi do giun rồng).

Nam thanh niên tâm sự, trước đây, anh có ăn gỏi cá. Sau đó, anh có biểu hiện ngứa nhiều khắp người, nhất là vùng mông. Bệnh nhân gãi đến trầy xước da, vùng gãi gây áp xe mủ.

"Khi nhìn thấy giun nổi ở mặt, tay, bụng, lưng, chân; cơ thể ngứa ngáy gây loét, có mủ, khi vỡ tiết ra dịch vàng, tôi cũng biết mình bị nhiễm giun sán. Tình trạng này làm cho cuộc sống thường ngày của tôi gặp nhiều bất tiện”, bệnh nhân chia sẻ.

Trực tiếp điều trị cho trường hợp này, bác Sĩ Lê Văn Thiệu, Khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, người bệnh có nhiều tổn thương ban đỏ rải rác toàn thân dạng nấm hắc lào gây nên.

Đặc biệt, vùng da mặt, dưới cánh tay và dưới đùi hai bên có hình ảnh ký sinh trùng di chuyển dưới da, trong đó vùng đùi hai bên tạo ổ áp xe đã vỡ, vùng dưới cẳng tay có biểu hiện viêm mủ, lộ đầu giun.

Sau khi hội chẩn với bác sĩ Khoa Ngoại Tổng hợp Tiết niệu và Nam học, bệnh nhân đã được xử lý và lấy bệnh phẩm ký sinh trùng là con giun dài khoảng 30cm.

Sau đó, người bệnh được chuyển về Khoa Nhiễm khuẩn Tổng hợp tiếp tục theo dõi, điều trị. Bệnh phẩm giun tiếp tục được chuyển lên Khoa Vi sinh và Sinh học phân tử để định danh. Kết hợp kết quả này với lâm sàng của bệnh nhân, các bác sĩ xác định người bệnh nhiễm Dracunculus sp (giun rồng).

Bệnh nhân đã được làm huyết thanh chẩn đoán các loại giun sán, ký sinh trùng khác, kết quả cho thấy dương tính với khá nhiều loại giun sán khác như sán máng, sán dây chó, sán lợn, giun lươn, giun đũa chó mèo.

Giun sán di chuyển khắp cơ thể nam thanh niên mê ăn gỏi cá -0
Giun được gắp ra từ cơ thể bệnh nhân (Ảnh: Đặng Thanh)
Giun sán di chuyển khắp cơ thể nam thanh niên mê ăn gỏi cá -0
Ngoài giun rồng, bệnh nhân còn dương tính với khá nhiều loại giun sán khác như sán máng, sán dây chó, sán lợn, giun lươn, giun đũa chó mèo (Ảnh: Đặng Thanh)

Theo bác sĩ Thiệu, hiện tại, bệnh nhân được theo dõi tổn thương ở các vị trí trên cơ thể.

"Khi tổn thương vỡ, có thể giun sẽ chui ra, nhân viên y tế hoặc người nhà có thể lấy dụng cụ từ từ lôi giun ra. Việc lấy giun ra có thể thực hiện ngay hoặc mất vài ngày. Cần tránh không làm đứt giun và không rạch dọc, rạch rộng theo chiều dài của giun để lấy giun ra", bác sĩ Thiệu cho hay.

Bác sĩ Thiệu nhấn mạnh, cách điều trị duy nhất hiện nay là lấy giun rồng ra, hoặc giun sẽ tự chui ra từ những tổn thương như mụn vỡ chảy nước vàng trên da. Nếu giun không tự chui ra hoặc không được lôi ra, nó có thể gây áp xe tại chỗ trú trên cơ thể người.

Bác sĩ khuyến cáo, hiện chưa có vaccine và thuốc điều trị bệnh giun rồng mà chỉ có thể điều trị theo triệu chứng. Vì vậy, việc phát hiện và điều trị sớm sẽ giảm được những biến chứng nguy hiểm.

Sức khỏe

Đoàn giám sát kiểm tra quá trình lưu mẫu thức ăn tại Trung tâm Hội nghị 37 Hùng Vương
Tin tức

Bảo đảm an toàn thực phẩm phục vụ Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV

Ngày 17.10, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) phối hợp với Sở Y tế Hà Nội kiểm tra, giám sát các nhà hàng, khách sạn phục vụ ăn uống cho đại biểu Quốc hội trên địa bàn Hà Nội, gồm: Nhà khách Quân đội; Trung tâm hội nghị 37 Hùng Vương; Nhà khách La Thành. Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Nguyễn Hùng Long làm trưởng đoàn.

Điều tra thực trạng sử dụng thuốc lá và thực hiện Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá tại Đồng Tháp
Sức khỏe

Điều tra thực trạng sử dụng thuốc lá và thực hiện Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá tại Đồng Tháp

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đồng Tháp vừa phối hợp Trường Đại học Y tế Công cộng Hà Nội với sự hỗ trợ của Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá (PCTHCTL) - Bộ Y tế tổ chức lớp tập huấn điều tra thực trạng sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành và thực hiện Luật PCTHCTL tại tỉnh Đồng Tháp.

Khoảng trống pháp lý trong phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng
Sức khỏe

Khoảng trống pháp lý trong phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng

Theo ông Nguyễn Hồng Ngọc, Phó Vụ trưởng Vụ xã hội, Văn phòng Quốc hội, hiện nay tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng tại Việt Nam ngày càng tăng, nhất là ở giới trẻ, học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, vẫn có khoảng trống pháp lý trong phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng

Nghi thức hưởng ứng Ngày Thế giới rửa tay với xà phòng.
Sức khỏe

Vì một Việt Nam khỏe mạnh và bền vững

Ngày 15.10, Bộ Y tế phối hợp với UBND TP. Đà Nẵng, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới rửa tay với xà phòng tại TP. Đà Nẵng với chủ đề "Rửa tay với xà phòng - Tại sao lại quan trọng".

Quảng Bình: Điều tra thực trạng sử dụng thuốc lá ở người từ 15 tuổi trở lên
Sức khỏe

Quảng Bình: Điều tra thực trạng sử dụng thuốc lá ở người từ 15 tuổi trở lên

Với sự hỗ trợ của Quỹ Phòng, chống tác hại thuốc lá (PCTHTL) – Bộ Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Quảng Bình phối hợp với Trường đại học Y tế Công cộng vừa tổ chức lớp tập huấn “Điều tra thực trạng sử dụng thuốc lá ở người từ 15 tuổi trở lên và công tác phòng, chống tác hại thuốc lá tại tỉnh Quảng Bình năm 2024” cho đội ngũ giám sát viên và điều tra viên về thuốc lá.