Giảm thời gian ủ bệnh làm căn cứ công bố hết dịch Covid-19

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 26/2023/QĐ-TTg sửa đổi Phụ lục quy định thời gian ủ bệnh trung bình và thời gian không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm làm căn cứ để công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm ban hành kèm theo Quyết định số 02/2016/QĐ-TTg ngày 28.1.2016 quy định điều kiện công bố dịch, công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm.

Cụ thể, bổ sung nhóm, thời gian ủ bệnh trung bình và thời gian không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh mới đối với bệnh Covid-19 (trước đây gọi là bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra). Theo đó, bệnh Covid-19 thuộc nhóm B, thời gian ủ bệnh trung bình là 4 ngày, thời gian không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh mới là 8 ngày.

Giảm thời gian ủ bệnh làm căn cứ công bố hết dịch COVID-19

Trước đó, theo quy định tại Quyết định số 07/2020/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quyết định số 02/2016/QĐ-TTg ngày 28.1.2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định điều kiện công bố dịch, công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm, thời gian ủ bệnh trung bình của Covid-19 là 14 ngày và thời gian không phát hiện thêm trường hợp mắc mới đối với bệnh Covid-19 là 28 ngày.

Bộ Y tế cho biết, việc sửa đổi thời gian ủ bệnh trung bình giảm xuống từ 14 ngày còn 4 ngày và thời gian không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh Covid-19 mới giảm từ 28 ngày còn 8 ngày căn cứ trên cơ sở khoa học; diễn biến tình hình dịch bệnh Covid-19 hiện nay; và theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ.

Cũng theo Bộ Y tế, việc chuyển bệnh Covid-19 thuộc nhóm A sang nhóm B là do thông tin đối chiếu giữa quy định tại Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm và thực tiễn diễn biến dịch tại Việt Nam cho thấy bệnh Covid-19 không còn đáp ứng các tiêu chí dịch bệnh truyền nhiễm nhóm A, cụ thể như sau:

Từ đầu năm đến 31.8.2023, ghi nhận 97.628 ca mắc, trung bình hàng tháng ghi nhận khoảng 12.000 ca mắc; số mắc trung bình tháng giảm 12 lần so với năm 2021 (khoảng 144.000 ca/tháng) và giảm 68 lần so với 2022 (khoảng 816.000 ca/tháng). Tỷ lệ tử vong do Covid-19 giảm từ 1,86% năm 2021 xuống 0,1% năm 2022 và hiện còn 0,02% trong năm 2023 (tính đến hết tháng 8.2023), tương đương hoặc thấp hơn tỷ lệ tử vong của một số bệnh truyền nhiễm nhóm B ghi nhận phổ biến tại Việt Nam trong 5 năm gần đây như: sốt xuất huyết (0,022%), sốt rét (0,017%), bạch hầu (0,102%), ho gà (0,417%).

Xác định rõ tác nhân gây bệnh Covid-19 là virus SARS-CoV-2.

Covid-19 hiện nay đáp ứng các tiêu chí của bệnh truyễn nhiễm nhóm B theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 3 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm: là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong.

Ý kiến bạn đọc

Sức khỏe

FPT Long Châu lên tiếng về thông tin sai lệch liên quan đến sản phẩm Happy Mom
Sức khỏe

FPT Long Châu lên tiếng về thông tin sai lệch liên quan đến sản phẩm Happy Mom

Ngày 14.4, một số trang mạng xã hội đã đăng tin về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm "Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Happy Mom" đang kinh doanh tại nhà thuốc Long Châu. Trước những nội dung sai lệch, có nguy cơ gây hiểu lầm và hoang mang cho người tiêu dùng, FPT Long Châu khẳng định các thông tin đang lan truyền về sản phẩm nêu trên là không chính xác. 

Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch Lâm sàng đầu tiên của Việt Nam đạt tiêu chuẩn quốc tế
Sức khỏe

Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch Lâm sàng đầu tiên của Việt Nam đạt tiêu chuẩn quốc tế

Ngày 14.4, Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch Lâm sàng thuộc Hệ thống Y tế Vinmec chính thức được Tổ chức Dị ứng Thế giới (World Allergy Organization – WAO) công nhận là Trung tâm Xuất sắc (COE). Đây là lần đầu tiên một đơn vị y tế tại Việt Nam đạt được WAO công nhận, đưa lĩnh vực Dị ứng – Miễn dịch Lâm sàng trong nước tiệm cận với các chuẩn mực quốc tế.

Nguy cơ đột quỵ từ thuốc tránh thai
Sức khỏe

Nguy cơ đột quỵ từ thuốc tránh thai

Thuốc tránh thai có hiệu quả và giá trị không thể phủ nhận đối với cộng đồng. Tuy nhiên, loại thuốc này cũng tiềm ẩn những nguy cơ nghiêm trọng, đặc biệt với biến chứng huyết khối và đột quỵ.

Hà Nội: Số ca mắc sởi tiếp tục tăng
Sức khỏe

Hà Nội: Số ca mắc sởi tiếp tục tăng

Ngày 13.4, thông tin tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho thấy, trong tuần từ ngày 5.4 đến 12.4), trên địa bàn thành phố ghi nhận 212 ca mắc sởi tại 30 quận, huyện, thị xã (tăng 9 ca so với tuần trước đó).

US-HIFU - Bước đột phá trong điều trị khối u không xâm lấn tại Việt Nam
Sức khỏe

US-HIFU - Bước đột phá trong điều trị khối u không xâm lấn tại Việt Nam

Chiều 12.4, tại Hà Nội, Bệnh viện Phụ sản Thiện An đã tổ chức Hội nghị Khoa học giới thiệu kỹ thuật điều trị khối u bằng sóng siêu âm hội tụ cường độ cao dưới hướng dẫn của siêu âm (US-HIFU) - đánh dấu bước ngoặt lớn trong đổi mới công nghệ điều trị không xâm lấn tại Việt Nam.

Sau vụ 7 trẻ bị xâm hại tại cơ sở tu tập: Bộ Y tế đề nghị thanh tra, kiểm tra toàn bộ cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em
Sức khỏe

Sau vụ 7 trẻ bị xâm hại tại cơ sở tu tập: Bộ Y tế đề nghị thanh tra, kiểm tra toàn bộ cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em

Ngày 12.4, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức đã ký văn bản gửi các địa phương đề nghị tăng cường tổ chức thanh tra, kiểm tra toàn bộ các cơ sở có thực hiện hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em trên địa bàn, đặc biệt là các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo.

TP. Hồ Chí Minh: Khẩn trương điều tra vụ 29 học sinh nghi ngờ ngộ độc sau bữa trưa tại trường
Sức khỏe

TP. Hồ Chí Minh: Khẩn trương điều tra vụ 29 học sinh nghi ngờ ngộ độc sau bữa trưa tại trường

Sau khi nhận được báo cáo ban đầu từ Sở An toàn thực phẩm TP. Hồ Chí Minh về vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại Trường tiểu học Võ Thị Sáu (quận 7, TP. Hồ Chí Minh) diễn ra ngày 9.4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có công văn yêu cầu khẩn trương điều tra, truy xuất nguồn gốc vụ việc.