Dùng trái bơ mỗi ngày để phòng ngừa, giảm nguy cơ ung thư

Trung bình 100g bơ cung cấp khoảng 160 kcal, 14% nhu cầu kali hàng ngày cho cơ thể. Ngoài ra, tách chiết từ cùi, hạt, lá bơ cũng cho ra các chất có hoạt tính chống oxy hóa, chống các tế bào ung thư như carotenoid, phenolics, dẫn xuất furanone…

Trung tâm dinh dưỡng lâm sàng, Bệnh viện K cho biết, trái bơ là loại quả có giá trị dinh dưỡng cao, bơ đã trở thành một loại thực phẩm quen thuộc với những người có thói quen lựa chọn chế độ ăn healthy, bảo vệ và tăng cường sức khỏe.

Trái bơ có thể chế biến theo nhiều cách khác nhau như ăn nguyên miếng, xay sinh tố, trộn salad, nấu chè, làm kem, làm bánh, làm sushi,...

Dùng trái bơ mỗi ngày để phòng ngừa, giảm nguy cơ ung thư -0
Trái bơ có rất nhiều dinh dưỡng phòng ngừa nguy cơ ung thư

Thành phần dinh dưỡng của bơ tùy thuộc vào giống bơ, thổ nhưỡng, mùa, độ trưởng thành của cây. Trong đó giống Persea Americana được nghiên cứu, thì 100g cùi bơ P. Americana có 15g chất béo chủ yếu là MUFA và PUFA. 8,5 g cacbon hydrate (6,8g là chất xơ) và 2g protein.

Trung bình 100g bơ cung cấp khoảng 160 kcal, 14% nhu cầu kali hàng ngày cho cơ thể. Ngoài ra, tách chiết từ cùi, hạt, lá bơ cũng cho ra các chất có hoạt tính chống oxy hóa, chống các tế bào ung thư như carotenoid, phenolics, dẫn xuất furanone…

Các dòng tế bào ung thư bị ức chế bởi các chất chiết xuất từ bơ (lá, vỏ, cùi, hạt) đã được chứng minh trong ống nghiệm bao gồm: ung thư vú, ruột kết, gan, phổi, thanh quản, bệnh bạch cầu, thực quản, miệng, buồng trứng và tuyến tiền liệt.

Các chất chiết xuất theo các cơ chế khác nhau tác động lên quá trình phân chia của tế bào, góp phần vào hoạt động chống ung thư của cả quả bơ.

Nghiên cứu lâm sàng cho thấy MUFA trong quả bơ giúp giảm nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến ở nam giới. Đối với các loại ung thư khác, nghiên cứu lâm sàng còn hạn chế.

Nghiên cứu trong ống nghiệm đã chứng minh khả năng chống oxy hóa của các hoạt chất có trong bơ như: hợp chất phenolic (bao gồm axit phenolic và hydroxycinnamic, flavonoid và tannin ngưng tụ), carotenoid, α, β, γ, và δ-tocopherols, acetogenin, MUFA và PUFA.

Các nghiên cứu cũng cho thấy các chất chiết xuất từ lá, vỏ, hạt có khả năng chống oxy hóa cao hơn so với cùi. Tuy nhiên các chất chống oxy hóa này cần nghiên cứu thêm để tìm hiểu độc tính và hiệu quả trên người.

Với hàm lượng chất béo không bão hòa chiếm ưu thế cao đặc biệt là MUFA cùng với nhiều chất xơ, bơ rất có lợi với sức khỏe tim mạch. Đưa bơ vào chế độ ăn uống cân bằng giúp ngăn ngừa các bệnh lý tim mạch do mức cholesterol thấp.

Bệnh nhân thừa cân béo phì ăn giảm chất béo kết hợp thêm quả bơ giúp giảm cholesterol nói chung và LDL-C và lipoprotein tỉ tọng không cao. Nghiên cứu tổng hợp năm 2018 cho thấy chế độ ăn có bơ giúp gia tăng cholesterol HDL, có lợi cho tim mạch.

Trung tâm dinh dưỡng lâm sàng, Bệnh viện K khuyến cáo, sử dụng trái bơ thường xuyên giúp mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nên sử dụng trung bình 1/ 2 trái bơ hàng ngày, bảo quản trái bơ để đảm chất lượng tốt nhất.

Sức khỏe

Hà Nội: Bệnh sởi, tay chân miệng tiếp tục gia tăng
Sức khỏe

Hà Nội: Bệnh sởi, tay chân miệng tiếp tục gia tăng

Ngày 7.4, theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 30.3 đến ngày 6.4), toàn thành phố ghi nhận 206 trường hợp mắc sởi tại 30 quận, huyện, thị xã (tăng 17 ca so với tuần trước đó). Nếu tính tổng số ca mắc sởi, tay chân miệng trên địa bàn thành phố tiếp tục gia tăng với hơn 400 ca/tuần, nhiều nhất từ đầu năm 2025 đến nay.

Căng mình chống dịch sởi
Kinh tế - Xã hội

Căng mình chống dịch sởi

Dịch sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trẻ bị suy hô hấp, sốc nhiễm khuẩn phải thở máy, thậm chí xuất hiện bão Cytonkine, tạo ra quá nhiều tín hiệu viêm, dẫn đến suy tạng và nhiều hệ lụy sức khỏe nan y khác, rất nguy hiểm. 
Khoa Hồi sức tích cực, Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương nhiều ngày nay đã dành toàn bộ giường và không gian cho bệnh nhi mắc sởi. Trong đó 1/3 số bệnh nhi bị suy hô hấp phải thở máy, một số trẻ tiến triển nặng nhanh, suy đa cơ quan, xuất hiện “bão Cytokine”.

Hà Nội tăng cường công tác quản lý, chăm sóc người bệnh tâm thần
Sức khỏe

Hà Nội tăng cường công tác quản lý, chăm sóc người bệnh tâm thần

Sở Y tế vừa ban hành kế hoạch 1487/KH-SYT về bảo vệ sức khoẻ tâm thần trên địa bàn thành phố Hà Nội nhằm tăng cường kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây bệnh, đẩy mạnh các biện pháp dự phòng, phát hiện sớm và quản lý điều trị để giảm tỷ lệ mắc, tái phát các rối loạn tâm thần, giảm tỷ lệ tử vong, tàn tật và tổn hại kinh tế, tâm lý xã hội do bệnh tâm thần gây ra.

Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Bạch Mai ký thỏa tuận hợp tác toàn diện
Sức khỏe

Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Bạch Mai ký thỏa tuận hợp tác toàn diện

Ngày 5.4, Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Bạch Mai đã tổ chức Lễ ký kết hợp tác y tế toàn diện giữa hai đơn vị giai đoạn 2025 – 2030. Sự kiện quan trọng đánh dấu bước tiến mới trong hợp tác y tế giữa hai bệnh viện đầu ngành tại Việt Nam, hướng đến nâng cao chất lượng điều trị cho người bệnh.

TP. Hồ Chí Minh tiến tới kết thúc dịch Sởi trong quý II.2025
Sức khỏe

TP. Hồ Chí Minh tiến tới kết thúc dịch Sởi trong quý II.2025

Kết thúc tháng 3.2025, 22 phường, xã thuộc Quận 1, Quận 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện để công bố hết dịch sởi. Đây là thành quả và tiền đề rất lớn để TP. Hồ Chí Minh chủ động và kiên trì trong công tác phòng chống dịch bệnh của ngành y tế, từ đó quyết tâm kết thúc dịch Sởi ngay trong quý II này.

Cục An toàn thực phẩm “tuýt còi” bột ngọt nhập từ nước ngoài của công ty TNHH Liên Sen
Sức khỏe

Cục An toàn thực phẩm “tuýt còi” bột ngọt nhập từ nước ngoài của công ty TNHH Liên Sen

Theo thông báo từ Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đưa ra mới đây, 4 lô bột ngọt (Monosodium L – Glutamate) của công ty TNHH Liên Sen, địa chỉ tại số 19 đường 44, khu phố 1, tổ 6, phường 16, quận 8, TP.Hồ Chí Minh được đề nghị tạm dừng lưu thông và sử dụng do vi phạm quy định về ghi nhãn.

Bộ Y tế họp khẩn trực tuyến về công tác phòng, chống bệnh sởi
Sức khỏe

40/53 tỉnh, thành phố hoàn thành tỷ lệ tiêm vaccine trên 95%

Đó là thông tin Bộ Y tế cập nhật về tình hình thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy nhanh tiêm chủng vaccine phòng, chống bệnh Sởi. Kết quả trên cũng cho thấy Bộ Y tế đã tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ chiến dịch tiêm chủng trên.