Điều gì xảy ra khi cơ thể thiếu hụt canxi?

Hạ canxi máu hay còn gọi là bệnh thiếu canxi xảy ra khi máu có hàm lượng canxi thấp.

Canxi rất cần thiết cho nhiều bộ phận, chức năng của cơ thể. Do đó, sự thiếu hụt canxi có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực bao gồm cả cơ, xương và răng, cũng như sức khỏe tinh thần.

Nguyên nhân gây ra căn bệnh này thường là do chế độ dinh dưỡng không hợp lý. Ngoài ra, hạ canxi máu có thể là do tác dụng phụ của việc sử dụng một số loại thuốc.

Hạ canxi máu có thể không gây ra những triệu chứng sớm, nhưng nếu không theo dõi và điều trị, bệnh sẽ đe dọa tới tính mạng. Dưới đây là những cảnh báo của cơ thể khi bị thiếu hụt canxi.

Điều gì xảy ra khi cơ thể thiếu hụt canxi? -0

1. Các vấn đề về cơ bắp

- Đau cơ và chuột rút

- Đau ở đùi và cánh tay khi đi bộ hoặc vận động

- Tê và ngứa ở bàn tay, cánh tay, bàn chân, cẳng chân, cũng như quanh miệng

Nếu sự thiếu hụt canxi trở nên nghiêm trọng cũng có thể dẫn đến các tình trạng nặng hơn như co giật, rối loạn nhịp tim, thậm chí là tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

2. Kiệt sức

Mức canxi thấp sẽ gây ra tình trạng mệt mỏi cực độ, liên quan đến việc thiếu năng lượng và cảm giác uể oải. 

Mệt mỏi do thiếu canxi cũng bao gồm một loạt các triệu chứng choáng váng, chóng mặt và hội chứng sương mù não (luôn thiếu tập trung, hay quên và lú lẫn).

3. Các triệu chứng về móng tay và da

Sự thiếu hụt canxi kéo dài gây ra tình trạng khô da, khô móng tay khiến móng dễ gãy, rụng tóc từng mảng, chàm, viêm da, bệnh vẩy nến.

4. Loãng xương 

Xương dự trữ canxi tốt, nhưng chúng đòi hỏi hàm lượng canxi cao để luôn chắc khỏe. Khi mức canxi tổng thể thấp, cơ thể sẽ chuyển một số dưỡng chất canxi ra khỏi xương, khiến xương trở nên giòn và dễ bị tổn thương.

Theo thời gian, lượng canxi quá ít gây ra loãng xương, giảm mật độ khoáng chất trong xương.

Có thể mất nhiều năm để bệnh loãng xương phát triển và hình thành.

5. Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) 

Nồng độ canxi thấp có liên quan mật thiết đến hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS).

Đây là một rối loạn xảy ra trong khoảng thời gian nửa sau của chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ. Hậu quả gây ra nhiều khó chịu về mặt thể chất, tinh thần và cảm xúc, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.

Theo nghiên cứu, lượng vitamin D và canxi thấp diễn ra trong chu kỳ kinh nguyệt có thể góp phần gây ra các triệu chứng của PMS.

6. Vấn đề nha khoa

Sâu răng, răng giòn, nướu bị kích thích, chân răng yếu đều là những triệu chứng phổ biến của các bệnh nhân khi thiếu hụt canxi. Ngoài ra, sự thiếu hụt canxi ở trẻ sơ sinh có thể làm giảm sự phát triển của răng.

7. Trầm cảm

Một số bằng chứng thực tế cho thấy thiếu canxi sẽ hình thành nên những cảm xúc tiêu cực trong khoảng thời gian dài, lâu dần sẽ dẫn tới chứng trầm cảm.

Điều trị và phòng ngừa thiếu hụt canxi

Cách an toàn và dễ dàng nhất để điều trị hoặc ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt canxi là bổ sung thêm canxi vào chế độ ăn uống.

Một số thực phẩm giàu canxi bao gồm: các sản phẩm chế biến từ sữa, quả sung, bông cải xanh, đậu hũ, sữa đậu nành, rau chân vịt, ngũ cốc, hạnh nhân và hạt vừng.

Lưu ý, trước khi bổ sung canxi, hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia. Hấp thụ quá nhiều canxi trong khoảng thời gian ngắn cũng có thể gây ra tình trạng tăng canxi máu, làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, sỏi thận và các vấn đề sức khỏe khác.

Hầu hết những bệnh nhân được điều trị đều cải thiện các triệu chứng trong vòng vài tuần.

Sức khỏe

Thêm một vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Trường Đại học Đồng Tháp
Sức khỏe

Thêm một vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Trường Đại học Đồng Tháp

Sau khi nhận báo cáo sơ bộ ngày 8.4.2025 của Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp về vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại Trường Đại học Đồng Tháp ngày 6.4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có công văn đề nghị địa phương khẩn trương triển khai các nội dung để điều tra, xử lý vi phạm quy định về an toàn thực phẩm.

Amway triển khai đào tạo 30.000 nhà phân phối về buổi sáng dinh dưỡng để hướng đến cộng đồng khỏe mạnh
Sống khỏe

Amway triển khai đào tạo 30.000 nhà phân phối về buổi sáng dinh dưỡng để hướng đến cộng đồng khỏe mạnh

Amway, Thương hiệu hàng đầu về chăm sóc sức khỏe, chính thức triển khai chương trình huấn luyện dành cho 30.000 Nhà phân phối về Chương trình Buổi sáng Dinh dưỡng. Đây là một sáng kiến quan trọng nhằm nâng cao nhận thức và thúc đẩy thói quen ăn sáng khoa học cho người Việt, với sự phối hợp chặt chẽ giữa Amway Việt Nam và Viện Dinh dưỡng Quốc gia.

Từ 1.7, thông cấp khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế không phân biệt địa lý hành chính
Sức khỏe

Từ 1.7, thông cấp khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế không phân biệt địa lý hành chính

Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) có hiệu lực từ ngày 1.7, người tham gia BHYT sẽ có thêm nhiều quyền lợi, trong đó việc thông cấp khám chữa bệnh (KCB) BHYT không phân biệt địa lý hành chính và người bệnh được hưởng BHYT khi đáp ứng điều kiện theo quy định...

 Cảnh báo ung thư từ một nốt đen nhỏ ở bàn chân
Sức khỏe

Cảnh báo ung thư từ một nốt đen nhỏ ở bàn chân

Ban đầu, tổn thương chỉ là một nốt nhỏ không đau, không ngứa và dễ bị nhầm với nốt ruồi lành tính. Bệnh nhân sau đó được xác định mắc ung thư hắc tố da (melanoma) - một dạng ung thư da tiến triển nhanh, dễ di căn và rất nguy hiểm. 

Hà Nội: Bệnh sởi, tay chân miệng tiếp tục gia tăng
Sức khỏe

Hà Nội: Bệnh sởi, tay chân miệng tiếp tục gia tăng

Ngày 7.4, theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 30.3 đến ngày 6.4), toàn thành phố ghi nhận 206 trường hợp mắc sởi tại 30 quận, huyện, thị xã (tăng 17 ca so với tuần trước đó). Nếu tính tổng số ca mắc sởi, tay chân miệng trên địa bàn thành phố tiếp tục gia tăng với hơn 400 ca/tuần, nhiều nhất từ đầu năm 2025 đến nay.

Căng mình chống dịch sởi
Kinh tế - Xã hội

Căng mình chống dịch sởi

Dịch sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trẻ bị suy hô hấp, sốc nhiễm khuẩn phải thở máy, thậm chí xuất hiện bão Cytonkine, tạo ra quá nhiều tín hiệu viêm, dẫn đến suy tạng và nhiều hệ lụy sức khỏe nan y khác, rất nguy hiểm. 
Khoa Hồi sức tích cực, Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương nhiều ngày nay đã dành toàn bộ giường và không gian cho bệnh nhi mắc sởi. Trong đó 1/3 số bệnh nhi bị suy hô hấp phải thở máy, một số trẻ tiến triển nặng nhanh, suy đa cơ quan, xuất hiện “bão Cytokine”.