Cứu sống bệnh nhân ngưng tim 2 lần do dùng thuốc gia truyền trị tiểu đường

Trường hợp nam bệnh nhân bị ngưng tim 2 lần trong vòng 1 tiếng do dùng thuốc gia truyền trị tiểu đường nghi có thành phần Phenformin.

Bệnh viện Vũng Tàu thông tin, vừa cứu sống nam bệnh nhân N.V.T (43 tuổi) bị ngưng tim 2 lần do dùng thuốc gia truyền trị tiểu đường.

Khai thác thông tin, bệnh nhân mắc tiểu đường đã thăm khám tại bệnh viện và được chỉ định thuốc tiểu đường chích. Tuy nhiên, người bệnh không tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, nghe theo quảng cáo nên đã mua thuốc gia truyền trị tiểu đường trên mạng về uống.

Cứu sống bệnh nhân ngưng tim 2 lần do dùng thuốc gia truyền trị tiểu đường -0
Loại thuốc gia truyền trị tiểu đường được bệnh nhân sử dụng (Ảnh: BVCC)

Gần đây, bệnh nhân có biểu hiện đau bụng, nôn ói, đau bụng dữ dội và được người nhà đưa vào khoa Cấp Cứu Bệnh viện Vũng Tàu điều trị. Thời điểm nhập viện, người bệnh đau bụng dữ dội, trong thời gian làm xét nghiệm máu nhập viện thì bệnh nhân đột ngột ngưng tim, được hồi sức tim thành công và chuyển khoa Hồi sức tích cực – Chống độc. Tại đây, bệnh nhân tiếp tục ngưng tim lần 2.

Theo bác sĩ Văn Viết Thắng, Khoa Hồi sức tích – Chống độc, Bệnh viện Vũng Tàu cho biết: Phenformin là chất đã bị cấm sử dụng trên toàn thế giới, việc sử dụng thuốc có thành phần trên ban đầu sẽ làm bệnh nhân hạ đường huyết.

Tuy nhiên, thuốc hay gây biến chứng và thường có các biến chứng nặng nề, dẫn đến khả năng tử vong rất cao nếu như bệnh nhân không được cấp cứu, điều trị kịp thời tại các cơ sở y tế có các điều kiện về hồi sức tích cực chuyên sâu.

“Đối với bệnh nhân N.V.T, đây là bệnh nhân với diễn tiến bệnh nặng nề, thay đổi liên tục có những thời điểm tưởng chừng không còn hi vọng, nhưng toàn thể bác sĩ, nhân viên khoa HSTC – CĐ đã nỗ lực, áp dụng tất cả các phương pháp điều trị có tại bệnh viện để cứu chữa cho bệnh nhân”, bác sĩ Văn Viết Thắng thông tin.

Cứu sống bệnh nhân ngưng tim 2 lần do dùng thuốc gia truyền trị tiểu đường -0
Bệnh nhân tích cực điều trị bằng kỹ thuật lọc máu (Ảnh: BVCC)

Sau 2 tuần điều trị, chăm sóc tích cực bằng lọc máu, thở máy, sử dụng thuốc hỗ trợ tim mạch, bệnh nhân đã thoát khỏi nguy kịch, sức khỏe đã dần ổn định. Hiện, bệnh nhân được rút nội khí quản, cai máy thành công, ngưng sử dụng thuốc hỗ trợ tim mạch và hiện bệnh nhân đang tiếp tục theo dõi, điều trị tại khoa Hồi sức tích cực – Chống độc. 

ThS.BS Vũ Thị Phương Nga – Trưởng khoa Hồi sức tích cực – Chống độc cho biết: Việc sử dụng thuốc gia truyền không rõ nguồn gốc rất nguy hiểm. Khi vào cơ thể, thuốc được đào thải qua gan và qua thận, trong trường hợp có những thành phần độc hại, thuốc sẽ làm tổn thương gan, thận. Đặc biệt, nếu không được điều trị kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

Vì vậy, bác sĩ khuyến cáo người dân khi gặp phải các vấn đề sức khỏe bất thường cần đến khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa và dùng thuốc theo tư vấn, chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý sử dụng các bài thuốc trôi nổi trên thị trường để tránh các hệ lụy đáng tiếc xảy ra đối với sức khỏe.

Sức khỏe

Hà Nội: Bệnh sởi, tay chân miệng tiếp tục gia tăng
Sức khỏe

Hà Nội: Bệnh sởi, tay chân miệng tiếp tục gia tăng

Ngày 7.4, theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 30.3 đến ngày 6.4), toàn thành phố ghi nhận 206 trường hợp mắc sởi tại 30 quận, huyện, thị xã (tăng 17 ca so với tuần trước đó). Nếu tính tổng số ca mắc sởi, tay chân miệng trên địa bàn thành phố tiếp tục gia tăng với hơn 400 ca/tuần, nhiều nhất từ đầu năm 2025 đến nay.

Căng mình chống dịch sởi
Kinh tế - Xã hội

Căng mình chống dịch sởi

Dịch sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trẻ bị suy hô hấp, sốc nhiễm khuẩn phải thở máy, thậm chí xuất hiện bão Cytonkine, tạo ra quá nhiều tín hiệu viêm, dẫn đến suy tạng và nhiều hệ lụy sức khỏe nan y khác, rất nguy hiểm. 
Khoa Hồi sức tích cực, Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương nhiều ngày nay đã dành toàn bộ giường và không gian cho bệnh nhi mắc sởi. Trong đó 1/3 số bệnh nhi bị suy hô hấp phải thở máy, một số trẻ tiến triển nặng nhanh, suy đa cơ quan, xuất hiện “bão Cytokine”.

Hà Nội tăng cường công tác quản lý, chăm sóc người bệnh tâm thần
Sức khỏe

Hà Nội tăng cường công tác quản lý, chăm sóc người bệnh tâm thần

Sở Y tế vừa ban hành kế hoạch 1487/KH-SYT về bảo vệ sức khoẻ tâm thần trên địa bàn thành phố Hà Nội nhằm tăng cường kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây bệnh, đẩy mạnh các biện pháp dự phòng, phát hiện sớm và quản lý điều trị để giảm tỷ lệ mắc, tái phát các rối loạn tâm thần, giảm tỷ lệ tử vong, tàn tật và tổn hại kinh tế, tâm lý xã hội do bệnh tâm thần gây ra.

Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Bạch Mai ký thỏa tuận hợp tác toàn diện
Sức khỏe

Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Bạch Mai ký thỏa tuận hợp tác toàn diện

Ngày 5.4, Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Bạch Mai đã tổ chức Lễ ký kết hợp tác y tế toàn diện giữa hai đơn vị giai đoạn 2025 – 2030. Sự kiện quan trọng đánh dấu bước tiến mới trong hợp tác y tế giữa hai bệnh viện đầu ngành tại Việt Nam, hướng đến nâng cao chất lượng điều trị cho người bệnh.

TP. Hồ Chí Minh tiến tới kết thúc dịch Sởi trong quý II.2025
Sức khỏe

TP. Hồ Chí Minh tiến tới kết thúc dịch Sởi trong quý II.2025

Kết thúc tháng 3.2025, 22 phường, xã thuộc Quận 1, Quận 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện để công bố hết dịch sởi. Đây là thành quả và tiền đề rất lớn để TP. Hồ Chí Minh chủ động và kiên trì trong công tác phòng chống dịch bệnh của ngành y tế, từ đó quyết tâm kết thúc dịch Sởi ngay trong quý II này.

Cục An toàn thực phẩm “tuýt còi” bột ngọt nhập từ nước ngoài của công ty TNHH Liên Sen
Sức khỏe

Cục An toàn thực phẩm “tuýt còi” bột ngọt nhập từ nước ngoài của công ty TNHH Liên Sen

Theo thông báo từ Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đưa ra mới đây, 4 lô bột ngọt (Monosodium L – Glutamate) của công ty TNHH Liên Sen, địa chỉ tại số 19 đường 44, khu phố 1, tổ 6, phường 16, quận 8, TP.Hồ Chí Minh được đề nghị tạm dừng lưu thông và sử dụng do vi phạm quy định về ghi nhãn.

Bộ Y tế họp khẩn trực tuyến về công tác phòng, chống bệnh sởi
Sức khỏe

40/53 tỉnh, thành phố hoàn thành tỷ lệ tiêm vaccine trên 95%

Đó là thông tin Bộ Y tế cập nhật về tình hình thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy nhanh tiêm chủng vaccine phòng, chống bệnh Sởi. Kết quả trên cũng cho thấy Bộ Y tế đã tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ chiến dịch tiêm chủng trên.