Các dấu hiệu nhận biết và phương pháp điều trị bệnh bại não ở trẻ em

Trong y học cổ truyền, bại não được xếp vào chứng ngũ trì (5 chứng chậm): Chậm mọc tóc, chậm mọc răng, chậm biết đi, chậm biết nói, chậm phát triển trí tuệ.

Các biểu hiện thường gặp ở trẻ bại não

TS.BS Lại Thanh Hiền- Trưởng khoa Nội Nhi- Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương cho biết: Bại não là những tình trạng bệnh lý do tổn thương não lan tỏa không tiến triển của các yếu tố nguy cơ xảy ra ở giai đoạn trước sinh, trong khi sinh và sau sinh đến 5 tuổi.

Bác sĩ Hiền chia sẻ về một số biểu hiện thường gặp ở trẻ bại não như:

Rối loạn vận động: Không cử động được tay chân hay cử động không nhịp nhàng, tay chân co cứng, các vận động thô không làm được như không lật, trườn, bò, không ngồi được hay không đứng, đi được, không cầm nắm bằng tay được.

Rối loạn nuốt: Khó bú, bú sặc, chảy nước dãi, không ngậm hay mở miệng được.

Rối loạn ngôn ngữ: Khó khăn khi nói, khó chọn từ, phát âm không chuẩn, nói lắp hoặc mất hẳn ngôn ngữ.

Rối loạn trí tuệ: Giảm khả năng nhận biết, chậm tiếp thu, học khó.

Rối loạn thị giác: Trẻ có thể có các tật khúc xạ, lác, loạn thị giác một bên hay hai bên, có một số ít giảm hoặc mất thị lực.

Rối loạn thính giác: Khả năng nghe kém, đặc biệt điếc tần số cao hay gặp ở các trẻ bại não do vàng da nhân hoặc điếc hoàn toàn.

Các dấu hiệu nhận biết và phương pháp điều trị bệnh bại não ở trẻ em -0
Trẻ bị bại não thường gặp khó khăn trong vận động (Ảnh: Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương)

Bác sĩ Hiền cho biết thêm về các thể của bại não gồm:

Bại não thể co cứng: Chiếm 70-80 % trẻ bị bại não, có thể liệt cứng một chi, nửa người, hai chân hay tứ chi. Có thể liệt các cơ cổ, cơ hầu họng gây khó nuốt, khó nói.

Bại não thể múa vờn: Do loạn trương lực cơ (trương lực cơ lúc tăng lúc giảm), biểu hiện bằng các cử động không kiểm soát được, trẻ khó ngồi, dáng đi lảo đảo, khó nuốt, khó nói.

Bại não thể thất điều: Chỉ chiếm khoảng 10% trẻ bại não, trẻ mất điều hòa, phối hợp cử động nên ảnh hưởng đến khả năng đi lại, thăng bằng kém, dễ ngã, khó khăn với các cử động đòi hỏi chính xác như cầm nắm, viết…

Bại não thể nhẽo: trẻ yếu mềm toàn thân do giảm trương lực cơ, không có khả năng giữa đầu cổ cân bằng, không ngồi đứng được, nằm sấp không ngẩng đầu được.

Phương pháp điều trị bệnh bại não

Theo bác sĩ Hiền, sự kết hợp giữa những bài thuốc y học cổ truyền để bổ ích các tạng phủ, khai khiếu, thông kinh lạc với các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, điện châm, thuỷ châm, nhĩ châm, cấy chỉ và các bài xoa bóp bấm huyệt, tác động cột sống… là phương pháp điều trị toàn diện để giúp trẻ phục hồi tối đa các chức năng còn khiếm khuyết.

Bên cạnh đó trẻ bại não cũng được kết hợp điều trị các phương pháp điều trị của y học hiện đại như vật lý trị liệu: điện xung, hồng ngoại… và tập phục hồi chức năng với đầy đủ dụng cụ, trang thiết bị  sẽ giúp trẻ nhanh phục hồi, tự chăm sóc được bản thân trong các sinh hoạt hằng ngày.

Châm cứu điều trị trẻ bại não

Có tác dụng khai khiếu tỉnh thần, an thần, thông kinh hoạt lạc, bổ khí huyết cân bằng âm dương. Đồng thời, giúp tăng cường tuần hoàn và dinh dưỡng tại chỗ, tăng sức cơ vùng liệt, hỗ trợ làm mềm cơ co cứng, giảm đau, phục hồi cải thiện vận động, chức năng nói và nhận thức của trẻ.

Thủy châm

Thủy châm các thuốc vitamin nhóm B, thuốc tăng dẫn truyền thần kinh, tăng tuần hoàn não giúp phục hồi thần kinh trung ương, nuôi dưỡng thần kinh ngoại vi, tham gia vào quá trình chuyển hóa glucose sinh năng lượng trong cơ thể, sinh hồng cầu, tăng cường miễn dịch điều hòa cơ thể, giúp chữa khỏi bệnh và phục hồi các tổn thương.

Cấy chỉ

Cấy chỉ có tác dụng hỗ trợ quá trình sinh hóa tại các vị trí được cấy chỉ, giúp tăng tuần hoàn, nuôi dưỡng các cơ tại khu vực cấy chỉ, duy trì trạng thái kích thích các phản xạ thần kinh liên tục có tác dụng mạnh trong các bệnh lý liệt do tai biến, bại não, di chứng viêm não…

Xoa bóp bấm huyệt

Cải thiện tuần hoàn, tăng cường lưu thông khí huyết, tăng cường tuần hoàn, dinh dưỡng da, giảm đau, giảm phù nề, làm mềm gân cơ để phục hồi vận động, ngôn ngữ trí tuệ, giác quan và hạn chế các thương tật thứ phát (co rút cơ, cứng khớp).

Tập vận động thụ động cho trẻ bại não

Giúp trẻ duy trì, cải thiện tầm vận động của trẻ, tránh các thương tật thứ phát, tăng khả năng hồi phục vận động cho trẻ.

Tập ngồi, tập đứng thăng bằng động và tĩnh giúp tăng khả năng giữ thăng bằng trong không gian, tăng khả năng nhận thức bản thể của trẻ; giúp trẻ có thể tự ngồi, đứng và di chuyển được một cách độc lập. Tập kỹ năng tập trung, kỹ năng bắt chước, chơi đùa, giao tiếp bằng cử chỉ, tranh ảnh.

Bại não một dạng đa tàn tật nặng nề, đứng vị trí hàng đầu trong mô hình bệnh tật ở trẻ em. Nếu phát hiện và can thiệp sớm để phục hồi chức năng cho trẻ bại não sẽ đem lại hiệu quả cao hơn, giảm tỉ lệ tàn tật ở trẻ em.

Sức khỏe

4 nguyên tắc vàng trong chăm sóc hệ tiết niệu
Sức khỏe

4 nguyên tắc vàng trong chăm sóc hệ tiết niệu

Rối loạn chức năng bàng quang và niệu đạo do tổn thương tuỷ sống có thể dẫn đến việc tồn dư nước tiểu trong bàng quang, tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển, dễ dẫn đến nhiễm khuẩn đường tiết niệu, suy thận. Thậm chí, đe doạ tính mạng.

 Nâng cao nhận thức về tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng đối với thế hệ trẻ trong giai đoạn mới
Sức khỏe

Nâng cao nhận thức về tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng đối với thế hệ trẻ trong giai đoạn mới

Sáng 20.12, Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y Tế) tổ chức Hội thảo xây dựng Kế hoạch truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá (PCTHTL) giai đoạn mới nhằm bảo vệ sức khoẻ cộng đồng và ngăn chặn sự xâm nhập của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng và các sản phẩm thuốc lá mới khác tại Việt Nam.

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên phát biểu tại hội nghị.
Xã hội

Bảo đảm cung ứng thuốc an toàn, chất lượng với giá hợp lý

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc từ thực tiễn phòng, chống đại dịch và các vấn đề cấp bách cần tháo gỡ, góp phần bảo đảm cung ứng đủ thuốc khám bệnh, chữa bệnh cho Nhân dân. Đồng thời, đổi mới mạnh mẽ quy trình, thủ tục hành chính theo hướng cắt giảm tối đa thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nhưng vẫn bảo đảm chất lượng thuốc.

4 nạn nhân vụ phóng hỏa quán hát được điều trị tích cực tại bệnh viện E
Tin tức

4 nạn nhân vụ phóng hỏa quán hát được điều trị tích cực tại bệnh viện E

Theo báo cáo nhanh của Sở Y tế Hà Nội về công tác đáp ứng y tế, cấp cứu người bệnh liên quan đến vụ phóng hỏa tại đường Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm đêm ngày 18.12, hiện có 4 nạn nhân đang được cấp cứu tại bệnh viện E gồm 2 nữ và 2 nam. Trong đó 3 người bị suy hô hấp/ngộ độc khói và 1 người bị ngạt khí, bỏng độ 1.

PVcomBank và Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện
Tin tức

PVcomBank và Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện

Ngày 18.12.2024, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) và Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã tổ chức thành công lễ ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện giữa hai đơn vị, qua đó đánh dấu bước tiến quan trọng đối với việc triển khai các giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt trong lĩnh vực y tế, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân.

TP. Hồ Chí Minh có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu tại Quận 8
Sức khỏe

TP. Hồ Chí Minh có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu tại Quận 8

Sáng 19.12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa hiện đại tại Quận 8, TP. Hồ Chí Minh. Đây là bệnh viện - trung tâm khám chữa bệnh thứ ba của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh tại TP. Hồ Chí Minh, thứ tư trên cả nước, phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh chất lượng cao, toàn diện và chuyên sâu cho người dân.