Bộ Y tế: Người dân không tự ý tiêm vaccine bạch hầu khi chưa có hướng dẫn của cơ quan y tế

Bộ Y tế khuyến cáo, người dân nên liên hệ với các cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn về các biện pháp phòng bệnh, đảm bảo thực hiện tiêm chủng đúng đối tượng, đúng liều và đúng thời điểm cũng như an toàn, hiệu quả phòng bệnh.

Những ngày qua, một số địa phương trên cả nước đã ghi nhận các ca mắc bệnh bạch hầu, trong đó đã có trường hợp tử vong.

Trước tình hình này, không ít người dân đã chủ động đi tiêm các loại vaccine phòng bệnh bạch hầu. Tại một số địa phương, nhiều cơ sở tiêm chủng dịch vụ khan hiếm vaccine này do nhu cầu tăng cao.

Bổ sung liều vaccine cần dựa trên tình hình dịch tễ học và đánh giá nguy cơ mắc bệnh

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, bệnh bạch hầu là một bệnh nhiễm khuẩn và nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn bạch hầu gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, nhưng người lớn cũng có thể mắc nếu không có miễn dịch. Vi khuẩn bạch hầu sản sinh ra độc tố gây tổn thương đường hô hấp trên và có thể lan ra toàn cơ thể, gây biến chứng nghiêm trọng.

Hiện nay, đã có vaccine phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh bạch hầu. Tuy nhiên, do bệnh vẫn chưa được loại trừ ở Việt Nam, việc tiêm vaccine phòng bệnh là biện pháp phòng ngừa quan trọng và hiệu quả nhất.

Bộ Y tế: Người dân không tự ý tiêm vaccine bạch hầu khi chưa có hướng dẫn của cơ quan y tế -0
Tiêm vaccine phòng bệnh bạch hầu là biện pháp phòng ngừa quan trọng và hiệu quả nhất

Việc tiêm vaccine phòng bệnh bạch hầu đã được triển khai trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng từ năm 1985.

Hiện nay, vaccine có chứa thành phần bạch hầu đã triển khai tiêm trong chương trình với 3 liều để tạo miễn dịch cơ bản cho trẻ dưới 1 tuổi (vaccine 5 trong 1 (thành phần Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Viêm gan B-Hib): mũi 1, mũi 2 và mũi 3 theo thứ tự vào 2, 3 và 4 tháng tuổi) và 1 liều nhắc lại khi trẻ 18-24 tháng tuổi (vaccine DPT (thành phần Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván).

Đến nay, căn cứ theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới và theo xu hướng quốc tế, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 10/2024/TT-BYT trong đó bổ sung thêm một liều vaccine chứa thành phần bạch hầu cho trẻ 7 tuổi.

Việt Nam hiện triển khai tiêm 5 liều vaccine chứa thành phần bạch hầu cho trẻ từ 2 tháng tuổi, lịch tiêm này hoàn toàn phù hợp theo khuyến cáo của WHO để tạo miễn dịch lâu dài, cũng như lịch tiêm chủng của quốc gia trên thế giới, đảm bảo mức độ miễn dịch cơ bản cần thiết cho trẻ em ở Việt Nam trong các độ tuổi quan trọng.

Cũng theo WHO, việc bổ sung liều vaccine cần dựa trên tình hình dịch tễ học cụ thể của từng quốc gia và đánh giá nguy cơ mắc bệnh.

Cục Y tế dự phòng cho biết, tại Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh bạch hầu hiện ở mức thấp và hệ thống y tế có thể kiểm soát được các ca bệnh.

Không tự ý tiêm vaccine bạch hầu khi chưa có hướng dẫn của cơ quan y tế

Để chủ động phòng chống bệnh bạch hầu, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt một số biện pháp.

Thứ nhất, đưa trẻ đi tiêm chủng theo lịch tiêm các vaccine có chứa thành bạch hầu (DPT-VGB-Hib, DPT…) đầy đủ, đúng lịch để đảm bảo miễn dịch phòng bệnh cho trẻ trong độ tuổi tiêm chủng. Trong trường hợp hoãn tiêm, đưa trẻ tham gia tiêm chủng sớm nhất có thể.

Thứ hai, người dân tại nơi có ổ dịch cần chấp hành nghiêm túc việc uống thuốc điều trị dự phòng và tiêm vaccine phòng bệnh theo chỉ định và khuyến cáo của cơ quan y tế. Trong trường hợp tiếp xúc gần tự theo dõi sức khỏe, khi có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh phải thông báo ngay cho cán bộ y tế.

Thứ ba, người dân không để tâm lý hoang mang, tiếp nhận thông tin sai lệch từ các phương tiện thông tin đại chúng không chính thống, không tự ý tiêm chủng vaccine có chứa thành phần bạch hầu khi chưa có hướng dẫn, khuyến cáo cụ thể của cơ quan y tế trong vùng có dịch và theo hướng dẫn của từng loại vaccine có chứa thành phần bạch hầu.

Trong trường hợp cần thiết, liên hệ với các cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn về các biện pháp phòng bệnh, đảm bảo thực hiện tiêm chủng đúng đối tượng, đúng liều và đúng thời điểm cũng như an toàn, hiệu quả phòng bệnh.

Sức khỏe

Sở Y tế Hà Nội xử phạt 9 cơ sở y, dược tư nhân vi phạm
Tin tức

Sở Y tế Hà Nội xử phạt 9 cơ sở y, dược tư nhân vi phạm

Từ đầu tháng 10.2024, Thanh tra Sở Y tế Hà Nội đã ban hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính 09 cơ sở hành nghề y, dược tư nhân và an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố với số tiền gần 223 triệu đồng. Cá biệt, trong đó có 02 bác sĩ bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề.

Ca mắc sốt xuất huyết ở Hà Nội tăng nhẹ
Tin tức

Ca mắc sốt xuất huyết ở Hà Nội tăng nhẹ

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Hà Nội, trong tuần qua (từ 13 đến 19.10), toàn thành phố ghi nhận 403 trường hợp mắc số xuất huyết, tăng 57 trường hợp so với tuần trước.

Quảng Bình: Điều tra thực trạng sử dụng thuốc lá ở người từ 15 tuổi trở lên
Sức khỏe

Quảng Bình: Điều tra thực trạng sử dụng thuốc lá ở người từ 15 tuổi trở lên

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Bình vừa phối hợp với Trường đại học Y tế Công cộng tổ chức lớp tập huấn “Điều tra thực trạng sử dụng thuốc lá ở người từ 15 tuổi trở lên và công tác phòng, chống tác hại thuốc lá tại tỉnh Quảng Bình năm 2024” cho đội ngũ giám sát viên và điều tra viên về thuốc lá.

Bệnh viện đầu tiên triển khai Chương trình Mô phỏng Vận hành Bệnh viện theo các tiêu chuẩn quốc tế
Sức khỏe

Bệnh viện đầu tiên triển khai Chương trình Mô phỏng Vận hành Bệnh viện theo các tiêu chuẩn quốc tế

Ngày 21.10, Tập đoàn Vingroup đã chính thức khai trương Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Smart City (Nam Từ Liêm, Hà Nội) với tổng vốn đầu tư 1.500 tỷ đồng. Đây là bệnh viện đầu tiên triển khai Chương trình Mô phỏng Vận hành Bệnh viện theo các tiêu chuẩn quốc tế nhằm nâng cao kỹ năng xử trí tình huống lâm sàng cho đội ngũ y tế; giảm thiểu tối đa các nguy cơ sai sót...

Loạn các dịch vụ thẩm mỹ núp bóng các spa được quảng cáo tràn lan ở Hà Tĩnh
Sức khỏe

Loạn các dịch vụ thẩm mỹ núp bóng các spa được quảng cáo tràn lan ở Hà Tĩnh

Dù chỉ là những cơ sở làm đẹp thông thường, thực hiện các dịch vụ như gội đầu, chăm sóc da đơn thuần, không xâm lấn, chuyên sâu song hàng loạt cơ sở spa tại tỉnh Hà Tĩnh vẫn ngang nhiên, công khai quảng cáo, triển khai các dịch vụ thẩm mỹ như hút mỡ, nâng mũi, nâng cung mày, trị sẹo, điều trị nám…

Giải pháp nào để kiểm soát thị trường dược phẩm?
Sức khỏe

Giải pháp nào để kiểm soát thị trường dược phẩm?

Chia sẻ tại Hội thảo “Phát triển thị trường dược phẩm trong nước - Giải pháp từ chuyển đổi số”, TS.BS Trần Thị Nhị Hà, Phó trưởng Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho hay, đây là vấn đề cực kỳ khó khăn và nội dung rất lớn của dự thảo sửa đổi bổ sung Luật Dược 2016. Đồng thời, cũng là vấn đề được dư luận, các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất nóng lòng chờ đợi.

Nâng cao năng lực truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá
Sức khỏe

Nâng cao năng lực truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá

Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Thông tin và Truyền thông Hồ Hồng Hải cho biết, qua báo cáo kết quả giám sát, khảo sát nghiên cứu cho thấy, hiện nay tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng tại Việt Nam ngày càng tăng, nhất là ở giới trẻ, học sinh, sinh viên. Thậm chí, có tình trạng lợi dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng để lưu hành, sử dụng ma túy trái phép.