Bộ Y tế đẩy mạnh chuyển đổi số và triển khai Đề án 06

Thời gian qua, Bộ Y tế đã tích cực tham gia, triển khai các hoạt động của Đề án 06 gắn với công tác chuyển đổi số y tế. Đẩy mạnh sử dụng hồ sơ sức khỏe điện tử trên VNeID trong chuyển tuyến khám, chữa bệnh, dự kiến liên thông dữ liệu chẩn đoán hình ảnh trong chuyển tuyến khám, chữa bệnh BHYT.

Nhiều hoạt động của Đề án gắn với chuyển đổi số y tế

Theo Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo (Bộ Y tế), kế hoạch năm 2024 của Bộ Y tế có 31 nhiệm vụ trọng tâm, thuộc 6 nhóm. Trong đó, có 26 nhiệm vụ có thời gian hoàn thành, 5 nhiệm vụ thực hiện thường xuyên. Bộ Y tế được giao thêm 8 nhiệm vụ, đều có thời gian hoàn thành. Đến nay, Bộ Y tế đã hoàn thành 4 nhiệm vụ, 30 nhiệm vụ đang triển khai.

Đồng thời, trong thông báo kết luận hội nghị giao ban của Tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ tháng 5.2024 số 2513/TB-TCTTKDA ngày 16.5.2024 cho thấy, Bộ Y tế có 8 nhiệm vụ được yêu cầu đẩy nhanh tiến độ.

Kết quả thực hiện, đối với công tác chỉ đạo điều hành, Bộ Y tế đã hoàn thành xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án 06/CP năm 2024 của Bộ Y tế; xây dựng kế hoạch triển khai Nghị quyết số 175/NQ-CP ngày 30.10.2023 của Chính phủ phê duyệt Đề án Trung tâm dữ liệu quốc gia; xây dựng lộ trình thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC), giấy tờ công dân phục vụ triển khai Đề án 06/CP, trong đó bao gồm các phương án đơn giản hóa TTHC, giấy tờ công dân Bộ Y tế đã được giao tại các Nghị quyết chuyên đề của Chính phủ giai đoạn 2017-2018; tập huấn, bồi dưỡng về an toàn, an ninh thông tin cho công chức, viên chức trên phần mềm đào tạo trực tuyến.

Đối với công tác hoàn thiện thể chế, Bộ Y tế đã thực hiện sửa đổi, bổ sung hoặc trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật có quy định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu giấy, sổ tạm trú giấy hoặc giấy tờ có yêu cầu xác nhận của địa phương nơi cư trú, phục vụ triển khai Đề án 06/CP. Bộ Y tế đã hoàn thành thực thi phương án đơn giản hóa đối với 54/73 TTHC, còn 19 TTHC phải thực hiện.

Tổ chức thực hiện quy định bãi bỏ yêu cầu nộp, xuất trình sổ hộ khẩu giấy, sổ tạm trú giấy, giấy xác nhận cư trú khi thực hiện TTHC, cung cấp dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý theo đúng quy định tại Luật Cư trú, Nghị định 104 của Chính phủ: Bộ Y tế phải công bố, công khai hoặc sửa đổi, bổ sung 34 TTHC liên quan đến nộp, xuất trình sổ hộ khẩu giấy, sổ tạm trú giấy hoặc giấy tờ có yêu cầu xác nhận của địa phương nơi cư trú, hiện đã thực thi được 22 TTHC; còn 12 TTHC phải chờ sửa văn bản quy phạm pháp luật tại 2 Nghị định, 1 Thông tư liên tịch.

Liên quan đến TTHC, Bộ Y tế cho hay, việc thực hiện phân cấp trong giải quyết TTHC còn gặp một số khó khăn vướng mắc, đặc biệt là các TTHC trong lĩnh vực dược, mỹ phẩm, khám, chữa bệnh đặt ra yêu cầu phải sửa từ các văn bản Luật nên đòi hỏi nhiều thời gian từ việc trình Quốc hội thông qua Luật và xây dựng các Nghị định, Thông tư hướng dẫn. Một số phương án đơn giản hóa TTHC mà các TTHC này lại quy định tại các Thông tư liên tịch giữa Bộ Y tế và các bộ, ngành nên việc thực hiện sửa đổi bổ sung các văn bản này cũng không thể thực hiện ngay được...

Bộ Y tế đẩy mạnh chuyển đổi số và triển khai Đề án 06 tại các cơ quan, đơn vị -0
Hồ sơ sức khỏe điện tử giúp người dân theo dõi tình hình sức khỏe của bản thân. Ảnh: BH

Phối hợp đẩy mạnh hồ sơ sức khỏe điện tử

Đối với việc triển khai giấy chuyển tuyến BHYT và giấy hẹn khám lại điện tử trên ứng dụng VNeID, Bộ Y tế đã đề nghị triển khai thí điểm trên toàn quốc sử dụng VNeID hoặc Căn cước công dân gắn chíp để thực hiện thủ tục khám lại, chuyển tuyến khám, chữa bệnh BHYT, không yêu cầu người bệnh xuất trình các giấy tờ bắt đầu từ ngày 1.7.2024. Hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư và phục vụ chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp.

Cùng với đó, nhóm nhiệm vụ phục vụ phát triển công dân số triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID. Theo đó, mỗi người dân sẽ có 1sổ sức khỏe điện tử trên ứng dụng VNeID tiến tới kết nối, liên thông với hệ thống hồ sơ sức khỏe cá nhân của Bộ Y tế, tạo thuận lợi cán bộ y tế trong chẩn đoán, điều trị bệnh, người dân theo dõi tình hình sức khỏe của bản thân.

Riêng về triển việc khai hồ sơ sức khỏe điện tử, nhận thấy rõ vai trò, lợi ích của hồ sơ sức khỏe điện tử đối với công tác khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân, Bộ Y tế đã phối hợp với UBND TP. Hà Nội, Bộ Công an, BHXH Việt Nam và các đơn vị liên quan triển khai tích hợp hồ sơ sức khỏe điện tử trên ứng dụng VNeID thí điểm tại TP. Hà Nội. Trong đó, Bộ Y tế đã hỗ trợ việc thiết lập hồ sơ sức khỏe thông qua ban hành văn bản, hướng dẫn, đôn đốc các cơ sở khám, chữa bệnh chuyển dữ liệu về Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm kết nối Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và chia sẻ dữ liệu cho TP. Hà Nội.

Sau thời gian nghiên cứu kỹ lưỡng, tháng 10.2023, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 4026/QĐ-BYT quy định các trường thông tin sức khỏe cá nhân hiển thị ứng dụng VNeID thí điểm trên địa bàn TP. Hà Nội, gồm 48 trường thông tin; đồng thời tích cực phối hợp hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Trên cơ sở đánh giá thành công của TP. Hà Nội, để triển khai rộng rãi trên toàn quốc, ngày 21.5.2024, Bộ Y tế đã ban hành Sổ sức khỏe điện tử phục vụ tích hợp trên ứng dụng VneID tại Quyết định số 1332/QĐ-BYT. Văn bản này tạo hành lang pháp lý, hướng dẫn cụ thể các các địa phương triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên VneID, trong đó có quy định 46 trường thông tin và nội dung thông tin hiển thị trên sổ.

Đến nay, Bộ Y tế phối hợp Bộ Công an và các địa phương, đơn vị liên quan đang mở rộng hỗ trợ các địa phương khác triển khai thiết lập và quản lý hồ sơ sức khỏe điện tử, bao gồm TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Quảng Ngãi... Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh việc sử dụng hồ sơ sức khỏe điện tử trên VNeID trong chuyển tuyến khám chữa bệnh, dự kiến liên thông dữ liệu chẩn đoán hình ảnh trong chuyển tuyến khám, chữa bệnh BHYT. 

Sức khỏe

Sở Y tế Hà Nội xử phạt 9 cơ sở y, dược tư nhân vi phạm
Tin tức

Sở Y tế Hà Nội xử phạt 9 cơ sở y, dược tư nhân vi phạm

Từ đầu tháng 10.2024, Thanh tra Sở Y tế Hà Nội đã ban hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính 09 cơ sở hành nghề y, dược tư nhân và an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố với số tiền gần 223 triệu đồng. Cá biệt, trong đó có 02 bác sĩ bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề.

Ca mắc sốt xuất huyết ở Hà Nội tăng nhẹ
Tin tức

Ca mắc sốt xuất huyết ở Hà Nội tăng nhẹ

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Hà Nội, trong tuần qua (từ 13 đến 19.10), toàn thành phố ghi nhận 403 trường hợp mắc số xuất huyết, tăng 57 trường hợp so với tuần trước.

Quảng Bình: Điều tra thực trạng sử dụng thuốc lá ở người từ 15 tuổi trở lên
Sức khỏe

Quảng Bình: Điều tra thực trạng sử dụng thuốc lá ở người từ 15 tuổi trở lên

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Bình vừa phối hợp với Trường đại học Y tế Công cộng tổ chức lớp tập huấn “Điều tra thực trạng sử dụng thuốc lá ở người từ 15 tuổi trở lên và công tác phòng, chống tác hại thuốc lá tại tỉnh Quảng Bình năm 2024” cho đội ngũ giám sát viên và điều tra viên về thuốc lá.

Bệnh viện đầu tiên triển khai Chương trình Mô phỏng Vận hành Bệnh viện theo các tiêu chuẩn quốc tế
Sức khỏe

Bệnh viện đầu tiên triển khai Chương trình Mô phỏng Vận hành Bệnh viện theo các tiêu chuẩn quốc tế

Ngày 21.10, Tập đoàn Vingroup đã chính thức khai trương Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Smart City (Nam Từ Liêm, Hà Nội) với tổng vốn đầu tư 1.500 tỷ đồng. Đây là bệnh viện đầu tiên triển khai Chương trình Mô phỏng Vận hành Bệnh viện theo các tiêu chuẩn quốc tế nhằm nâng cao kỹ năng xử trí tình huống lâm sàng cho đội ngũ y tế; giảm thiểu tối đa các nguy cơ sai sót...

Loạn các dịch vụ thẩm mỹ núp bóng các spa được quảng cáo tràn lan ở Hà Tĩnh
Sức khỏe

Loạn các dịch vụ thẩm mỹ núp bóng các spa được quảng cáo tràn lan ở Hà Tĩnh

Dù chỉ là những cơ sở làm đẹp thông thường, thực hiện các dịch vụ như gội đầu, chăm sóc da đơn thuần, không xâm lấn, chuyên sâu song hàng loạt cơ sở spa tại tỉnh Hà Tĩnh vẫn ngang nhiên, công khai quảng cáo, triển khai các dịch vụ thẩm mỹ như hút mỡ, nâng mũi, nâng cung mày, trị sẹo, điều trị nám…

Giải pháp nào để kiểm soát thị trường dược phẩm?
Sức khỏe

Giải pháp nào để kiểm soát thị trường dược phẩm?

Chia sẻ tại Hội thảo “Phát triển thị trường dược phẩm trong nước - Giải pháp từ chuyển đổi số”, TS.BS Trần Thị Nhị Hà, Phó trưởng Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho hay, đây là vấn đề cực kỳ khó khăn và nội dung rất lớn của dự thảo sửa đổi bổ sung Luật Dược 2016. Đồng thời, cũng là vấn đề được dư luận, các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất nóng lòng chờ đợi.

Nâng cao năng lực truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá
Sức khỏe

Nâng cao năng lực truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá

Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Thông tin và Truyền thông Hồ Hồng Hải cho biết, qua báo cáo kết quả giám sát, khảo sát nghiên cứu cho thấy, hiện nay tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng tại Việt Nam ngày càng tăng, nhất là ở giới trẻ, học sinh, sinh viên. Thậm chí, có tình trạng lợi dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng để lưu hành, sử dụng ma túy trái phép.