Bỏ túi 4 bí quyết bảo vệ đại tràng trong dịp Tết

Những bữa tiệc tất niên với đầy ắp món ăn và bia rượu là hình ảnh quen thuộc mỗi dịp giáp Tết. Nhưng đó cũng mang nỗi ám ảnh với nhiều người khi phải đối mặt với các vấn đề về đại tràng bao gồm đau bụng, tiêu chảy, chướng bụng,…

Để vui tiệc cuối năm trọn vẹn, Bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Thanh Hoá khuyên mọi người, hãy bỏ túi 4 bí quyết bảo vệ đại tràng như sau:

Không nên ăn quá no

Dịp cuối năm là thời điểm của những bữa tiệc tất niên triền miên với lượng lớn thực phẩm khiến hệ tiêu hóa bị quá tải, gây đau bụng, khó tiêu, ợ nóng... Nhằm hạn chế tình trạng này, bạn không nên ăn quá no, chọn những món ăn nhẹ và ăn chậm.

Ngoài ra, tập trung vào cuộc trò chuyện cũng là cách để giảm lượng thực phẩm nạp vào cơ thể.

Hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ

Món ăn nhiều dầu mỡ trên bàn tiệc đã trở nên quen thuộc và được nhiều người ưa thích. Việc ăn quá nhiều dạng thực phẩm này sẽ gây đầy hơi, chướng bụng, tăng nguy cơ béo phì, huyết áp cao, mỡ máu, tiểu đường....

Vì vậy, hãy hạn chế các món ăn được chế biến dưới dạng chiên, xào, thay vào đó là các món ăn lành mạnh hơn như đồ hấp, luộc. Đặc biệt, việc bổ sung rau xanh, trái cây sẽ giúp cân bằng thành phần còn thiếu trong chế độ dinh dưỡng dịp tất niên.

Bỏ túi 5 bí quyết bảo vệ đại tràng trong dịp Tết -0
Cần hạn chế tối đa thực phẩm nhiều dầu mỡ để tránh chướng hơi, đầy bụng ( Ảnh minh họa)

Thận trọng với món ăn lạ

Tiệc cuối năm với đồng nghiệp, bạn bè thường được tổ chức ngoài quán. Điều này khiến những người bụng dạ kém khá e ngại. Bởi khi ăn thức ăn lạ, đặc biệt là món tái sống, chua cay sẽ kích thích đại tràng gây tiêu chảy, đau bụng.

Thêm vào đó, nếu ăn phải thực phẩm không đảm bảo vệ sinh sẽ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus như E.coli, Rota... xâm nhập, giải phóng độc tố gây viêm nhiễm, tổn thương niêm mạc đại tràng.

Do đó, bạn nên hạn chế thực phẩm tái sống, không ăn món ăn nếu nghi ngờ về độ an toàn. Đối với những món ăn lần đầu thưởng thức hãy thử với một lượng nhỏ.

Uống có chừng, dừng đúng lúc

Việc nâng lên đặt xuống một vài ly bia chén rượu là điều không thể tránh khỏi trên bàn tiệc. Khi đi vào cơ thể, bia rượu sẽ ức chế bài tiết enzyme, gây giảm lợi khuẩn, rối loạn nhu động ruột.

Dưới tác động của cồn, các chất độc hại cũng dễ dàng xâm nhập đại tràng hơn. Đây là lý do mà khi uống rượu bia, nhiều người thường bị đau quặn bụng, đi ngoài, nôn, ợ chua...

Để giảm tác động xấu của loại đồ uống này tới đại tràng hãy ăn nhẹ trước khi uống, dùng nhiều nước lọc trong và sau khi uống rượu bia. Uống chậm với lượng ít mỗi lần cũng giúp cơ thể có nhiều thời gian xử lý cồn trong bia rượu.

Quan trọng nhất, phải luôn đặt ra cho bản thân một giới hạn và nỗ lực thực hiện theo giới hạn đó.

Sức khỏe

Hà Nội: Bệnh sởi, tay chân miệng tiếp tục gia tăng
Sức khỏe

Hà Nội: Bệnh sởi, tay chân miệng tiếp tục gia tăng

Ngày 7.4, theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 30.3 đến ngày 6.4), toàn thành phố ghi nhận 206 trường hợp mắc sởi tại 30 quận, huyện, thị xã (tăng 17 ca so với tuần trước đó). Nếu tính tổng số ca mắc sởi, tay chân miệng trên địa bàn thành phố tiếp tục gia tăng với hơn 400 ca/tuần, nhiều nhất từ đầu năm 2025 đến nay.

Căng mình chống dịch sởi
Kinh tế - Xã hội

Căng mình chống dịch sởi

Dịch sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trẻ bị suy hô hấp, sốc nhiễm khuẩn phải thở máy, thậm chí xuất hiện bão Cytonkine, tạo ra quá nhiều tín hiệu viêm, dẫn đến suy tạng và nhiều hệ lụy sức khỏe nan y khác, rất nguy hiểm. 
Khoa Hồi sức tích cực, Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương nhiều ngày nay đã dành toàn bộ giường và không gian cho bệnh nhi mắc sởi. Trong đó 1/3 số bệnh nhi bị suy hô hấp phải thở máy, một số trẻ tiến triển nặng nhanh, suy đa cơ quan, xuất hiện “bão Cytokine”.

Hà Nội tăng cường công tác quản lý, chăm sóc người bệnh tâm thần
Sức khỏe

Hà Nội tăng cường công tác quản lý, chăm sóc người bệnh tâm thần

Sở Y tế vừa ban hành kế hoạch 1487/KH-SYT về bảo vệ sức khoẻ tâm thần trên địa bàn thành phố Hà Nội nhằm tăng cường kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây bệnh, đẩy mạnh các biện pháp dự phòng, phát hiện sớm và quản lý điều trị để giảm tỷ lệ mắc, tái phát các rối loạn tâm thần, giảm tỷ lệ tử vong, tàn tật và tổn hại kinh tế, tâm lý xã hội do bệnh tâm thần gây ra.

Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Bạch Mai ký thỏa tuận hợp tác toàn diện
Sức khỏe

Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Bạch Mai ký thỏa tuận hợp tác toàn diện

Ngày 5.4, Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Bạch Mai đã tổ chức Lễ ký kết hợp tác y tế toàn diện giữa hai đơn vị giai đoạn 2025 – 2030. Sự kiện quan trọng đánh dấu bước tiến mới trong hợp tác y tế giữa hai bệnh viện đầu ngành tại Việt Nam, hướng đến nâng cao chất lượng điều trị cho người bệnh.

TP. Hồ Chí Minh tiến tới kết thúc dịch Sởi trong quý II.2025
Sức khỏe

TP. Hồ Chí Minh tiến tới kết thúc dịch Sởi trong quý II.2025

Kết thúc tháng 3.2025, 22 phường, xã thuộc Quận 1, Quận 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện để công bố hết dịch sởi. Đây là thành quả và tiền đề rất lớn để TP. Hồ Chí Minh chủ động và kiên trì trong công tác phòng chống dịch bệnh của ngành y tế, từ đó quyết tâm kết thúc dịch Sởi ngay trong quý II này.

Cục An toàn thực phẩm “tuýt còi” bột ngọt nhập từ nước ngoài của công ty TNHH Liên Sen
Sức khỏe

Cục An toàn thực phẩm “tuýt còi” bột ngọt nhập từ nước ngoài của công ty TNHH Liên Sen

Theo thông báo từ Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đưa ra mới đây, 4 lô bột ngọt (Monosodium L – Glutamate) của công ty TNHH Liên Sen, địa chỉ tại số 19 đường 44, khu phố 1, tổ 6, phường 16, quận 8, TP.Hồ Chí Minh được đề nghị tạm dừng lưu thông và sử dụng do vi phạm quy định về ghi nhãn.

Bộ Y tế họp khẩn trực tuyến về công tác phòng, chống bệnh sởi
Sức khỏe

40/53 tỉnh, thành phố hoàn thành tỷ lệ tiêm vaccine trên 95%

Đó là thông tin Bộ Y tế cập nhật về tình hình thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy nhanh tiêm chủng vaccine phòng, chống bệnh Sởi. Kết quả trên cũng cho thấy Bộ Y tế đã tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ chiến dịch tiêm chủng trên.