Biểu hiện ho ra máu khi giao mùa, bác sĩ cảnh báo

Theo PGS.TS Phạm Thị Bích Đào, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, một trong những biểu hiện mà người bệnh hay đi khám trong giai đoạn chuyển mùa thu - đông là ho ra máu.

Một số nguyên nhân của ho ra máu

PGS.TS Phạm Thị Bích Đào, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết, ho ra máu là khi ho máu từ phổi thoát ra ngoài qua miệng. Trong đó, ho ra máu có thể là dấu hiệu tình trạng bệnh lý nghiêm trọng như nhiễm trùng nặng, ung thư và các tổn thương mạch máu trong phổi.

Người bệnh có biểu hiện ho ra máu khi giao mùa, bác sĩ cảnh báo -0
Ho ra máu có thể là dấu hiệu tình trạng bệnh lý nghiêm trọng (Ảnh minh hoạ)

Bên cạnh đó, ho ra máu được chia thành nhiều loại dựa trên lượng máu ho ra trong 24 giờ, nhưng trong một số trường hợp, kể cả bác sĩ cũng rất khó tiên lượng được trước. Cụ thể:

- Ho ra máu ồ ạt hoặc đe dọa tính mạng, lượng máu dao động từ 100ml đến hơn 600ml.

- Ho ra máu không đe dọa tính mạng hoặc không nghiêm trọng (vừa hoặc nhẹ), lượng máu từ 20 - 200ml (khoảng một cốc) máu.

Các nguyên nhân thường gặp bao gồm: Viêm phế quản cấp hoặc mạn; Ung thư phổi; Đường hô hấp bị tổn thương (giãn phế quản), đặc biệt là do xơ nang; Viêm phổi; Lao phổi; Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).

Đồng thời, có một số nguyên nhân ít gặp khác bao gồm: Suy tim sung huyết, đặc biệt là do hẹp van hai lá; Sử dụng cocaine; Dị vật đường thở; Các tình trạng viêm hoặc tự miễn dịch (như lupus, u hạt kèm viêm đa mạch, viêm đa vi mạch, hội chứng Churg-Strauss, bệnh Goodpasture hoặc bệnh Behcet); Áp xe phổi;  U lành tính tại phổi; hiễm ký sinh trùng; Dị dạng động tĩnh mạch phổi (AVM); Tắc động mạch phổi; chấn thương phổi; Sử dụng thuốc chống đông máu; Giãn mao mạch xuất huyết di truyền; Bệnh sarcoidosis.

Đối với ho ra máu vô căn, trong một số trường hợp, bác sĩ không thể tìm ra nguyên nhân nhưng tình trạng ho ra máu thường hết trong vòng 6 tháng.

Các cách phân biệt bệnh từ biểu hiện ho ra máu

PGS.TS Phạm Thị Bích Đào, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội chia sẻ, bác sĩ sẽ cần tìm hiểu xem máu từ phổi, tức là ho ra máu, hay từ đường hô hấp trên hoặc đường tiêu hóa trên. Điều này được gọi là ho ra máu giả hoặc bạn có thể nôn ra máu.

- Ho ra máu gây ra đờm (chất bạn ho ra) có màu đỏ tươi hoặc hồng và sủi bọt. Trong đó, ho ra máu giả trông rất giống nhau. Các xét nghiệm có thể là cách duy nhất để nhận ra sự khác biệt.

- Nôn ra máu tạo ra chất màu sẫm hơn và trông giống như bã cà phê. Nó có thể được trộn lẫn với các mảnh thức ăn.

Bác sĩ khuyến cáo, một số tình trạng ho ra máu có thể theo dõi tuy nhiên người bệnh cần khám ngay nếu: Ho máu kéo dài hơn một tuần; Ho máu kèm đau ngực; Ho máu kèm sút cân; Ho máu kèm đổ mồ hôi đêm; Ho máu kết hợp sốt trên 40 độ; Ho máu kèm khó thở.

Đồng thời, khai thác kĩ các biểu hiện ho máu của người bệnh, thời gian, tần xuất, ước lượng số lượng máu cũng như các biểu hiện đi kèm ho ra máu.

Những biện pháp điều trị ho ra máu

Theo PGS.TS Phạm Thị Bích Đào, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, đối với biện pháp cận lâm sàng, cần cụ thể như sau :

+ X-quang ngực sơ bộ đánh giá phổi. 

+ Chụp CT lồng ngực: có thể tìm ra một số nguyên nhân gây ho ra máu: u phổi, tắc động mạch phổi, dị vật…

+ Chụp cộng hưởng từ phổi: tìm ra một số nguyên nhân như xơ phổi, giãn phế nang, tổn thương nhu mô phổi…     

+ Nội soi phế quản: xác định tổn thương và có thể điều trị một số trường hợp như gắp dị vật, sinh thiết khối u.

+ Công thức máu toàn bộ (CBC), đông máu cơ bản, sinh hóa: đánh giá mức độ ho ra máu.         

+ Khí huyết động mạch: xét nghiệm này đo nồng độ oxy và carbon dioxide trong máu của bạn. Nồng độ oxy có thể thấp ở những người ho ra máu.

Bên cạnh đó, việc điều trị bệnh ho ra máu phụ thuộc vào lượng máu bạn ho ra và nguyên nhân gây ra bệnh.

Nguy hiểm hơn, ho ra máu ồ ạt hoặc đe dọa tính mạng. Người bệnh cần điều trị một số cách như: Đặt nội khí quản; Truyền máu; Thở oxy; Tư thế cơ thể trong đó phổi có thể bị chảy máu thấp hơn phổi kia; Thuốc cầm máu như axit tranexamic; Can thiệp vùng chảy máu bằng bóng nhỏ chèn, liệu pháp laser, đông máu huyết tương Argon (APC), liệu pháp áp lạnh; Phẫu thuật: Cắt bỏ một phần (thùy) phổi, cắt toàn bộ phổi.

Khi qua khỏi cơn nguy kịch, hoặc ho ra máu không nghiêm trọng, bác sĩ sẽ điều trị nguyên nhân ho ra máu bao gồm: Thuốc kháng sinh điều trị viêm phổi hoặc bệnh lao; Hóa trị hoặc xạ trị cho bệnh ung thư phổi; Steroid chống viêm.

PGS.TS Phạm Thị Bích Đào, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội lưu ý, điều trị sớm các viêm nhiễm đường hô hấp. Nếu bạn hút thuốc lá, hãy dừng lại. Đó là điều tốt nhất bạn có thể làm đối với bệnh ho ra máu và sức khỏe tổng thể của bạn.

Sức khỏe

Bộ Y tế gửi công văn khẩn vụ bác sĩ ở Gia Lai bị hành hung
Sức khỏe

Bộ Y tế gửi công văn khẩn vụ bác sĩ ở Gia Lai bị hành hung

Hôm nay 2.4, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) có công văn gửi Giám đốc Sở Y tế tỉnh Gia Lai về việc đảm bảo an ninh, trật tự trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau vụ việc một bác sĩ tại đơn vị Hồi sức cấp cứu Trung tâm Y tế huyện Chư Sê (Gia Lai) bị hành hung ngày 31.3.

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn vụ du khách nghi ngộ độc rượu ở Ninh Thuận
Sức khỏe

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn vụ du khách nghi ngộ độc rượu ở Ninh Thuận

Liên quan tới vụ việc 6 vị khách du lịch bị nghi ngộ độc khi đi du lịch tại Ninh Thuận, tối ngày 1.4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) có văn bản đề nghị Sở An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Sở Y tế chỉ đạo tập trung mọi nguồn lực tích cực điều trị cho các bệnh nhân, không để ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng người dân.

Quảng Ninh: Mục sở thị quy trình "vẽ bệnh" nhạy cảm, hù doạ bệnh nhân để "moi tiền" tại phòng khám ngay trung tâm TP Hạ Long
Xã hội

Quảng Ninh: Mục sở thị quy trình "vẽ bệnh" nhạy cảm, hù doạ bệnh nhân để "moi tiền" tại phòng khám ngay trung tâm TP Hạ Long

Không có sổ khám bệnh, lấy máu không đeo găng tay y tế, “vẽ bệnh” hù doạ bệnh nhân để moi tiền … là những thông tin nhóm PV điều tra Báo Đại biểu Nhân dân thu thập được tại Phòng khám đa khoa Hoàng Anh, Tổ 2, khu 4A (phường Hồng Hải, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh).

Sởi ủ bệnh trong bao lâu?
Sức khỏe

Sởi ủ bệnh trong bao lâu?

Sởi là căn bệnh truyền nhiễm dễ gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh nhi chưa bị sởi lần nào hoặc chưa được tiêm vaccine phòng sởi thường dễ bị loại virus này tấn công. Vì vậy, nếu không được kiểm soát chặt chẽ bệnh có thể bùng phát thành dịch gây nguy hiểm cho sức khỏe của cả cộng đồng.

Công ty Cổ phần Quốc tế Haseca Mekong chế biến suất ăn học sinh từng trượt thầu vì vi phạm về nguồn gốc thực phẩm
Sức khỏe

Công ty Cổ phần Quốc tế Haseca Mekong chế biến suất ăn học sinh từng trượt thầu vì vi phạm về nguồn gốc thực phẩm

Không chỉ từng trượt thầu vì hồ sơ vi phạm điều cấm của Luật An toàn thực phẩm, Công ty Cổ phần Quốc tế Haseca Mekong còn bị trượt thầu do vi phạm về nguồn gốc thực phẩm. Địa điểm chế biến suất ăn bán trú cho học sinh tại nhà xưởng nằm trong Khu chế xuất Tân Thuận.

Giãn tĩnh mạch tinh ảnh hưởng khả năng sinh sản của nam giới: Bác sĩ hướng dẫn cách kiểm tra tại nhà
Sức khỏe

Giãn tĩnh mạch tinh ảnh hưởng khả năng sinh sản của nam giới: Bác sĩ hướng dẫn cách kiểm tra tại nhà

Giãn tĩnh mạch tinh (TMT) là một trong những vấn đề nam khoa phổ biến và có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh lý, sinh sản của nam giới. Tuy nhiên, giãn tĩnh mạch tinh đôi khi không có triệu chứng rõ rệt, vì vậy việc phát hiện sớm và theo dõi tình trạng có thể giúp điều trị kịp thời, tránh những biến chứng không mong muốn.