Bé trai 8 tuổi bị mù 1 bên mắt vì mẹ dùng mẹo chữa bệnh "nhỏ sữa vào mắt"

Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 vừa tiếp nhận trường hợp cậu bé 8 tuổi (Cao Bằng) trong tình trạng nhiễm trùng mắt trái nặng, bị mất thị lực do mẹ chữa bệnh bằng cách nhỏ sữa vào mắt.

Bất cẩn trong cách điều trị, bé trai 8 tuổi bị mù một mắt

Ths.Bs Mai Thị Anh Thư - Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 chia sẻ, bệnh viện tiếp nhận trường hợp cậu bé 8 tuổi (Cao Bằng) trong tình trạng nhiễm trùng mắt trái nặng, bị mất thị lực do mẹ chữa bệnh bằng cách nhỏ sữa vào mắt.

Gia đình bệnh nhân cho biết, trong lúc nghịch que sắt với bạn, bé không may bị que đâm vào mắt. Theo đó, mắt cũng chỉ bị chảy rất ít máu và vẫn còn nhìn thấy mờ mờ.

Sáng hôm sau, thấy mắt con sưng, ra gỉ nhiều, học theo quan niệm dân gian, người mẹ vội vàng đi xin sữa mẹ của hàng xóm về nhỏ vào mắt cho con. Tuy nhiên, đến buổi chiều, mắt bé sưng nặng hơn kèm chảy dịch màu hồng và hoàn toàn không nhìn thấy gì.

Hoảng sợ bố mẹ đưa bệnh nhi tới khám nhưng tình trạng nhiễm trùng nặng buộc phải chuyển Bệnh viện chuyên khoa mắt. Tại đây, bác sĩ kết luận bé đã bị mất hoàn toàn thị lực mắt trái, buộc phải phẫu thuật bỏ mắt.

Ths.Bs Mai Thị Anh Thư cho biết: Bệnh nhân bị chấn thương do vật nhọn đâm trực tiếp, cộng thêm việc nhỏ sữa mẹ vào mắt, tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật xâm nhập, trở nên nặng hơn.

Đồng thời, bệnh nhân lại không được cứu chữa kịp thời dẫn tới mất hoàn toàn thị lực.

 Cần bỏ cách chữa mắt theo quan niệm dân gian

Các bác sĩ cho rằng, việc dùng sữa mẹ nhỏ vào mắt cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ để chữa viêm mắt là quan niệm dân gian.

Hiện thói quen này vẫn còn được nhiều người ở một số vùng sâu, vùng xa, miền núi hay thậm chí ở nhiều gia đình thành phố sử dụng.

Nhiều bà mẹ vẫn cho rằng nhỏ sữa mẹ vào mắt có khả năng điều trị hiệu quả trong các trường hợp nhiễm trùng mắt như viêm kết mạc. Trong y học, mẹo này không thể chữa khỏi bệnh mà có thể khiến trẻ gặp phải các vấn đề về mắt nguy hiểm hơn.

Ths.Bs Anh Thư cho biết thêm, các nghiên cứu khoa học không khẳng định tính hiệu quả của việc nhỏ sữa mẹ trong điều trị các bệnh viêm nhiễm ở mắt.

Thậm chí có nhiều nghiên cứu đã cho thấy việc nhỏ sữa mẹ làm nặng thêm tình trạng nhiễm trùng. Từ đó dẫn đến các biến chứng như: viêm loét giác mạc, viêm nội nhãn, gây mất hoàn toàn thị lực và bắt buộc phải bỏ hoàn toàn mắt như bệnh nhi nói trên.

Do vậy, bác sĩ Anh Thư khuyến cáo, nếu trẻ mắc phải một số bệnh viêm nhiễm hay chấn thương mắt, gia đình nên đưa tới các bệnh viện càng sớm càng tốt, để bác sĩ khám và tìm ra cách điều trị.

Trường hợp bị chấn thương do va đập, đụng chạm, cha mẹ cần chú ý đến mắt trẻ, phát hiện dấu hiệu bất thường để đi khám kịp thời, vì trẻ nhỏ do tâm lý sợ cha mẹ mắng nên thường giấu, đến khi nặng mới chuyển viện thì đã bỏ qua "thời điểm vàng" để điều trị.

Bác sĩ nhấn mạnh, gia đình tuyệt đối không nên tự mua thuốc hay tự điều trị cho con. Tuyệt đối không nhỏ sữa vào mắt con, sự thiếu hiểu biết của mẹ có thể sẽ khiến con mất đi đôi mắt vĩnh viễn.

Khi sữa rơi vào mắt con, mẹ cần nhanh chóng lấy bông gạc sạch thấm hết sữa ở mắt và trên mặt con. Sau đó sử dụng dung dịch nước muối sinh lý để làm sạch mắt cho con.

Đồng thời, tiếp tục theo dõi, nếu vài ngày sau mắt xuất hiện các dấu hiệu bất thường như sưng đỏ, đau rát, chảy nước mắt...cần lập tức đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám.

Sức khỏe

Bộ Y tế gửi công văn khẩn vụ bác sĩ ở Gia Lai bị hành hung
Sức khỏe

Bộ Y tế gửi công văn khẩn vụ bác sĩ ở Gia Lai bị hành hung

Hôm nay 2.4, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) có công văn gửi Giám đốc Sở Y tế tỉnh Gia Lai về việc đảm bảo an ninh, trật tự trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau vụ việc một bác sĩ tại đơn vị Hồi sức cấp cứu Trung tâm Y tế huyện Chư Sê (Gia Lai) bị hành hung ngày 31.3.

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn vụ du khách nghi ngộ độc rượu ở Ninh Thuận
Sức khỏe

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn vụ du khách nghi ngộ độc rượu ở Ninh Thuận

Liên quan tới vụ việc 6 vị khách du lịch bị nghi ngộ độc khi đi du lịch tại Ninh Thuận, tối ngày 1.4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) có văn bản đề nghị Sở An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Sở Y tế chỉ đạo tập trung mọi nguồn lực tích cực điều trị cho các bệnh nhân, không để ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng người dân.

Quảng Ninh: Mục sở thị quy trình "vẽ bệnh" nhạy cảm, hù doạ bệnh nhân để "moi tiền" tại phòng khám ngay trung tâm TP Hạ Long
Xã hội

Quảng Ninh: Mục sở thị quy trình "vẽ bệnh" nhạy cảm, hù doạ bệnh nhân để "moi tiền" tại phòng khám ngay trung tâm TP Hạ Long

Không có sổ khám bệnh, lấy máu không đeo găng tay y tế, “vẽ bệnh” hù doạ bệnh nhân để moi tiền … là những thông tin nhóm PV điều tra Báo Đại biểu Nhân dân thu thập được tại Phòng khám đa khoa Hoàng Anh, Tổ 2, khu 4A (phường Hồng Hải, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh).

Sởi ủ bệnh trong bao lâu?
Sức khỏe

Sởi ủ bệnh trong bao lâu?

Sởi là căn bệnh truyền nhiễm dễ gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh nhi chưa bị sởi lần nào hoặc chưa được tiêm vaccine phòng sởi thường dễ bị loại virus này tấn công. Vì vậy, nếu không được kiểm soát chặt chẽ bệnh có thể bùng phát thành dịch gây nguy hiểm cho sức khỏe của cả cộng đồng.

Công ty Cổ phần Quốc tế Haseca Mekong chế biến suất ăn học sinh từng trượt thầu vì vi phạm về nguồn gốc thực phẩm
Sức khỏe

Công ty Cổ phần Quốc tế Haseca Mekong chế biến suất ăn học sinh từng trượt thầu vì vi phạm về nguồn gốc thực phẩm

Không chỉ từng trượt thầu vì hồ sơ vi phạm điều cấm của Luật An toàn thực phẩm, Công ty Cổ phần Quốc tế Haseca Mekong còn bị trượt thầu do vi phạm về nguồn gốc thực phẩm. Địa điểm chế biến suất ăn bán trú cho học sinh tại nhà xưởng nằm trong Khu chế xuất Tân Thuận.

Giãn tĩnh mạch tinh ảnh hưởng khả năng sinh sản của nam giới: Bác sĩ hướng dẫn cách kiểm tra tại nhà
Sức khỏe

Giãn tĩnh mạch tinh ảnh hưởng khả năng sinh sản của nam giới: Bác sĩ hướng dẫn cách kiểm tra tại nhà

Giãn tĩnh mạch tinh (TMT) là một trong những vấn đề nam khoa phổ biến và có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh lý, sinh sản của nam giới. Tuy nhiên, giãn tĩnh mạch tinh đôi khi không có triệu chứng rõ rệt, vì vậy việc phát hiện sớm và theo dõi tình trạng có thể giúp điều trị kịp thời, tránh những biến chứng không mong muốn.