Bác sĩ lưu ý cách xử trí khi bị nấc ở trẻ nhỏ

Theo PGS.TS Phạm Thị Bích Đào, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, cơn nấc có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ sơ sinh cho đến người già. Đồng thời, nó có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm như thoát vị cơ hoành, áp xe dưới hoành, khối u trung thất hoặc các bệnh phổi, tim, thiếu máu cục bộ, tăng urê huyết…

Những điều cần biết về hiện tượng nấc cụt

PGS.TS Phạm Thị Bích Đào, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho rằng, nấc là những đợt co thắt đột ngột không tự chủ và ngắt quãng của cơ hoành lặp đi lặp lại nhiều lần, do thì hít vào bị ngưng đột ngột, thanh môn bất ngờ đóng kín.

Bác sĩ lưu ý cách xử trí khi bị nấc ở trẻ nhỏ -0
Hiện tượng nấc là những đợt co thắt đột ngột không tự chủ
và ngắt quãng của cơ hoành (Ảnh: BVCC)

Bên cạnh đó, một đợt nấc cụt thường chỉ diễn ra vài phút, nhưng cũng có thể kéo dài trong nhiều giờ hoặc 1 - 2 ngày, thậm chí nhiều năm.

Nếu chỉ diễn ra từ vài phút đến ít hơn 24 giờ thì hiện tượng này thường không ảnh hưởng đến sức khỏe và không cần bất kỳ sự can thiệp nào, mặc dù có nhiều phương thức điều trị tại nhà (hay còn được gọi là "mẹo") được nhiều người áp dụng để rút ngắn thời gian nấc.

Nhưng nếu kéo dài quá 48 giờ hoặc tái phát theo chu kỳ thì thường do bệnh lý. Tần số của nấc cụt thay đổi ở mỗi người, khoảng 2 - 60 cái/phút.

Sự co thắt này đẩy một luồng khí đột ngột ra khỏi buồng phổi làm nắp thanh quản bị đóng lại, gây ra tiếng nấc (chứng kích động cơ hoành đồng bộ (synchronous diaphragmatic flutter - SDF).

Mặc dù vậy, nấc không gây nguy hiểm nhưng ảnh hưởng tới giao tiếp, chẳng hạn như khi bạn đang tỏ tình, phỏng vấn tìm việc hay đang đọc diễn văn trước công chúng… cơn nấc đến không có gì báo trước.

Các cách xử trí khi bị nấc ở trẻ nhỏ

PGS.TS Phạm Thị Bích Đào, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết, nấc ở trẻ thường xảy ra sau khi ăn, do dạ dày bị căng giãn vì quá nhiều hơi hoặc thức ăn.

Để có thể ngăn ngừa tình trạng này, các bà mẹ chỉ cần cho bé ăn - bú đúng giờ trước khi bé quá đói và không nên để quá no. Bé bú mẹ bị nấc thường do nuốt quá nhanh hay nuốt cả không khí.

Nếu cho bé bú bình, các bà mẹ nên tìm cho trẻ loại núm vú có thể điều chính tốc độ chảy của sữa. Ngoài ra, nấc ở bé còn có thể do trào ngược dạ dày - thực quản, viêm phổi hay bị phản ứng thuốc.

Mặt khác, nấc cụt là hiện tượng hết sức bình thường và hay xảy ra đối với bé sơ sinh, nhất là vào những tháng đầu sau sinh và sẽ giảm hẳn sau 1 tuổi. Việc vỗ hay vuốt lưng cho trẻ ợ hơi hoặc để cho bé ngậm, mút một cái gì đó. Nếu bé bị nấc kéo dài thì tốt nhất nên cho bé đi khám chuyên khoa Nhi.

Bác sĩ lưu ý cách xử trí khi bị nấc ở trẻ nhỏ -0
Dùng bàn tay vỗ nhẹ vào phần lưng của bé để hạn chế nấc cụt (Ảnh: BVCC)

PGS.TS Phạm Thị Bích Đào cho biết thêm, tình trạng nấc thường xảy ra khi bạn làm hai việc cùng một lúc, như cười hoặc nói trong lúc ăn và uống.

Cũng giống như triệu chứng chảy mũi hoặc nghẹt mũi, nấc rất thường xảy ra ở những đứa bé sơ sinh trong khi đang ăn. Rất hiếm trường hợp nấc có liên quan đến các vấn đề về sức khỏe.

Tuy nhiên, vài người có thể chịu đựng tình trạng nấc hàng tháng. Trong các trường hợp như thế, điều cần thiết là bạn phải đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị.

Nấc thường xảy ra ở những đứa bé trong lúc đang ăn hoặc sau khi ăn xong. Tình trạng nấc có thể xảy ra thường xuyên ở trẻ sơ sinh vì chúng có khuynh hướng nuốt nhiều không khí khi đang ăn.

Đồng thời, nấc không phải là tình huống nguy hiểm và bạn không cần phải ngừng cho trẻ ăn khi chúng bị như thế.

PGS.TS Phạm Thị Bích Đào, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội khuyến cáo, cần thực hiện theo những bước đơn giản để trị tình trạng nấc cho bé ngay cả trong lúc bé đang ăn như sau:

- Bế bé dựa bụng vào vai bạn rồi dùng bàn tay vỗ nhẹ vào phần lưng của bé. Hầu hết mọi đứa bé đều có khuynh hướng nuốt nhiều không khí trong khi ăn gây nên đầy hơi ở bao tử, dẫn đến nấc. Vì thế, việc dùng bàn tay vỗ nhẹ vào phần lưng của bé có thể giúp bé hết nấc.

- Vài đứa bé cũng có thể nạp vào bao tử nhiều không khí trong khi bú bình nếu lỗ trên đầu núm quá lớn. Theo các chuyên gia, lỗ trên đầu núm vú cần phải nhỏ từng giọt, chứ không được chảy quá nhanh. Nhờ thế sẽ không cho phép lượng không khí mà bé nuốt vào bao tử quá nhiều trong khi bú bình, giúp ngăn ngừa nấc.

- Nếu trong những tháng đầu sau khi sinh đứa bé thường xuyên bị nấc, đó có thể là do bạn cho bé ăn quá no, nên cho bé ăn nhiều bữa trong ngày cách đều nhau. Trong trường hợp bạn nhận thấy bé đã ăn quá nhiều, hãy bắt đầu cho bé ăn theo nhu cầu của chúng hơn là theo thời gian biểu do bạn tạo ra, và đừng nên bao giờ ép bé ăn nhiều hơn nhu cầu của chúng.

Sức khỏe

Bộ Y tế gửi công văn khẩn vụ bác sĩ ở Gia Lai bị hành hung
Sức khỏe

Bộ Y tế gửi công văn khẩn vụ bác sĩ ở Gia Lai bị hành hung

Hôm nay 2.4, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) có công văn gửi Giám đốc Sở Y tế tỉnh Gia Lai về việc đảm bảo an ninh, trật tự trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau vụ việc một bác sĩ tại đơn vị Hồi sức cấp cứu Trung tâm Y tế huyện Chư Sê (Gia Lai) bị hành hung ngày 31.3.

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn vụ du khách nghi ngộ độc rượu ở Ninh Thuận
Sức khỏe

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn vụ du khách nghi ngộ độc rượu ở Ninh Thuận

Liên quan tới vụ việc 6 vị khách du lịch bị nghi ngộ độc khi đi du lịch tại Ninh Thuận, tối ngày 1.4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) có văn bản đề nghị Sở An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Sở Y tế chỉ đạo tập trung mọi nguồn lực tích cực điều trị cho các bệnh nhân, không để ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng người dân.

Quảng Ninh: Mục sở thị quy trình "vẽ bệnh" nhạy cảm, hù doạ bệnh nhân để "moi tiền" tại phòng khám ngay trung tâm TP Hạ Long
Xã hội

Quảng Ninh: Mục sở thị quy trình "vẽ bệnh" nhạy cảm, hù doạ bệnh nhân để "moi tiền" tại phòng khám ngay trung tâm TP Hạ Long

Không có sổ khám bệnh, lấy máu không đeo găng tay y tế, “vẽ bệnh” hù doạ bệnh nhân để moi tiền … là những thông tin nhóm PV điều tra Báo Đại biểu Nhân dân thu thập được tại Phòng khám đa khoa Hoàng Anh, Tổ 2, khu 4A (phường Hồng Hải, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh).

Sởi ủ bệnh trong bao lâu?
Sức khỏe

Sởi ủ bệnh trong bao lâu?

Sởi là căn bệnh truyền nhiễm dễ gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh nhi chưa bị sởi lần nào hoặc chưa được tiêm vaccine phòng sởi thường dễ bị loại virus này tấn công. Vì vậy, nếu không được kiểm soát chặt chẽ bệnh có thể bùng phát thành dịch gây nguy hiểm cho sức khỏe của cả cộng đồng.

Công ty Cổ phần Quốc tế Haseca Mekong chế biến suất ăn học sinh từng trượt thầu vì vi phạm về nguồn gốc thực phẩm
Sức khỏe

Công ty Cổ phần Quốc tế Haseca Mekong chế biến suất ăn học sinh từng trượt thầu vì vi phạm về nguồn gốc thực phẩm

Không chỉ từng trượt thầu vì hồ sơ vi phạm điều cấm của Luật An toàn thực phẩm, Công ty Cổ phần Quốc tế Haseca Mekong còn bị trượt thầu do vi phạm về nguồn gốc thực phẩm. Địa điểm chế biến suất ăn bán trú cho học sinh tại nhà xưởng nằm trong Khu chế xuất Tân Thuận.

Giãn tĩnh mạch tinh ảnh hưởng khả năng sinh sản của nam giới: Bác sĩ hướng dẫn cách kiểm tra tại nhà
Sức khỏe

Giãn tĩnh mạch tinh ảnh hưởng khả năng sinh sản của nam giới: Bác sĩ hướng dẫn cách kiểm tra tại nhà

Giãn tĩnh mạch tinh (TMT) là một trong những vấn đề nam khoa phổ biến và có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh lý, sinh sản của nam giới. Tuy nhiên, giãn tĩnh mạch tinh đôi khi không có triệu chứng rõ rệt, vì vậy việc phát hiện sớm và theo dõi tình trạng có thể giúp điều trị kịp thời, tránh những biến chứng không mong muốn.