Bác sĩ cảnh báo, không nên chủ quan khi bị dị ứng hải sản

Mùa hè là cao điểm của du lịch biển, nên luôn tiềm ẩn nguy cơ dị ứng các loại thủy, hải sản. 

Bệnh viện Việt Nam Uông Bí – Thụy Điển thông tin, trường hợp bệnh nhi (12 tuổi, trú tại Kinh Môn, Hải Dương) nhập viện do nổi ban dị ứng toàn thân sau khi ăn con cù kỳ.

Khai thác thông tin, gia đình cho biết, trẻ không chưa có tiền sử dị ứng nên vào bữa tối có ăn con cù kỳ. Đến khoảng 4 giờ sáng hôm sau, bệnh nhi cảm thấy ngứa khắp người và nổi ban đỏ toàn thân. Gia đình cho trẻ uống thuốc dị ứng nhưng không đỡ mà ban nổi ngày càng nhiều và sẩn ngứa nhiều hơn. Sau đó, gia đình mới đưa trẻ vào viện.

Bác sĩ cảnh báo, dị ứng hải sản nguy hiểm không nên chủ quan -0
Ban đỏ của bệnh nhi khi vào viện (Ảnh: BVCC)​​​​

Lúc nhập viện, trẻ trong tình trạng sốt nhẹ, ban sẩn đỏ toàn thân, ngứa nhiều. Tại đây, các bác sĩ đã khám, chẩn đoán phản vệ độ I và xử trí theo phác đồ. Sau điều trị tình trạng của trẻ dần ổn định, đang được theo dõi và điều trị tại khoa Nhi của bệnh viện.

Theo bác sĩ Bệnh viện Việt Nam Uông Bí – Thụy Điển, dị ứng hải sản là tình trạng hệ thống miễn dịch phản ứng bất thường với protein trong một số loại hải sản. Trong trường hợp dị ứng nhẹ, trẻ cảm thấy ngứa và các triệu chứng tự biến mất sau vài giờ mà không cần điều trị.

Tuy nhiên, trong trường hợp dị ứng hải sản nặng có thể gây ra suy hô hấp, ngừng thở, ngừng tim và có nguy cơ dẫn đến tử vong. Những triệu chứng này rất nguy hiểm đến tính mạng cần phải được cấp cứu kịp thời. Đặc biệt, các triệu chứng thường diễn biến trong vòng vài phút đến vài giờ sau khi ăn.

Bác sĩ cảnh báo, không nên chủ quan khi bị dị ứng hải sản -0
Bác sĩ thăm khám và điều trị cho bệnh nhi (Ảnh:BVCC)

Bác sĩ khuyến cáo, sau khi tiếp xúc với dị nguyên hay đồ ăn lạ, nếu trẻ xuất hiện các biểu hiện như nổi mẩn ngứa, phát ban, sưng môi, sưng mặt, khó thở, tức ngực, thở nhanh, tím tái, đau bụng, buồn nôn, chóng mặt… cần nhanh chóng đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời, tránh các diễn biến nặng hơn của bệnh.

Cần làm gì khi bị dị ứng hải sản?

TS.BS Trần Thị Oanh – Bệnh viện Đa khoa Đức Giang cho biết, dị ứng hải sản cũng như các loại thực phẩm khác, cần loại trừ chất gây dị ứng ra khỏi cơ thể càng sớm càng tốt, trong đó nôn là biện pháp hiệu quả nhất. Cụ thể:

- Có thể dùng lông gà (rửa sạch bằng nước muối), sau đó đưa vào gần cuống họng sẽ có phản ứng nôn hoặc cũng có thể dùng ngón tay ngoáy họng.

- Sau khi đã nôn, người bệnh uống nước trà đường nóng … để bù nước, cầm đi lỏng, rồi nhanh chóng đưa đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra, theo dõi tình trạng sức khỏe.

- Với trường hợp nặng đặc biệt kèm sốc phản vệ phải đưa đến cơ sở y tế hoặc thăm khám bác sĩ để có hướng điều trị. Tuyệt đối không tự mua thuốc về nhà chữa sẽ gây biến chứng nguy hiểm.

Sức khỏe

Nhiều trường học đã và đang triển khai nhiều giải pháp để tuyên truyền về tác hại của thuốc lá, thuốc lá nung nóng.
Sức khỏe

Xây dựng trường học không khói thuốc

Thực hiện trường học không khói thuốc không chỉ là biện pháp hữu hiệu trong việc ngăn chặn hành vi thử hút thuốc lá của các em học sinh, giảm tỷ lệ thanh thiếu niên hút thuốc mà còn giúp cho các em học sinh, thầy cô giáo bảo đảm quyền được hít thở bầu không khí trong lành, tránh khỏi các tác hại nguy hiểm của khói thuốc.

Mục tiêu đến năm 2025, Đồng Tháp giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá đối với nam giới từ 15 tuổi trở lên đạt dưới 39%. Ảnh: ITN
Sức khỏe

Đồng Tháp đặt mục tiêu giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá giai đoạn 2025-2030

Tại Kế hoạch thực hiện “Chiến lược Quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, địa phương này đặt mục tiêu tiêu đến năm 2025, giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá đối với nam giới từ 15 tuổi trở lên đạt dưới 39%; nữ giới từ 15 tuổi trở lên duy trì dưới 1,4%.