Sức hút du lịch từ Cao nguyên Mộc Châu

Từ đầu năm 2025 đến nay, Mộc Châu (Sơn La) đã đón khoảng hơn 1 triệu lượt du khách, doanh thu du lịch ước tính đạt hơn 1.300 tỷ đồng... Hệ sinh thái đa dạng và giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc đang là nguồn tài nguyên vô giá, tạo nên sức hút đối với du lịch của cao nguyên Mộc Châu.

Phát huy tiềm năng, lợi thế

Với hệ sinh thái đa dạng, khí hậu trong lành, mát mẻ, cảnh quan tươi đẹp, nhiều danh lam, thắng cảnh, Mộc Châu đã và đang tích cực thu hút đầu tư nhiều khu, điểm du lịch hấp dẫn như: Rừng thông bản Áng, thác Dải yếm, Happy Land, phố đi bộ, đỉnh Pha Luông, Ngũ Động bản Ôn, đồi chè, vườn đào, vườn mận, đồng cỏ chăn nuôi bò sữa...

img-8125.jpg
Điểm du lịch Thác Dải Yếm thu hút khách du lịch. Ảnh: Thanh Bình

Cùng với đó, Mộc Châu cũng sở hữu nền văn hóa đa dạng, phong tục tập quán và lễ hội đặc sắc; các hoạt động văn hóa cộng đồng, trò chơi dân gian đặc sắc của 12 dân tộc anh em.

Nhắc đến Mộc Châu, theo nhận định của các đơn vị lữ hành là thời điểm nào đến trải nghiệm cũng có một thú vị riêng. Tháng 1, cao nguyên có màu xanh của những đồi chè nảy lộc, hoa đào, hoa mận, hoa mơ, mai anh đào... Từ giữa tháng 5, mận bắt đầu chín rộ, người dân vào vụ thu hoạch mận, đổ bán cho các thương lái miền xuôi. Mùa hồng chín ở Mộc Châu bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 12 hàng năm. Mùa cải trắng ở Mộc Châu bắt đầu vào tháng 11. Tháng 12, hoa dã quỳ vàng rực rỡ tô điểm cho cao nguyên…

Hiện nay người dân ở cao nguyên Mộc Châu đã biết cách tận dụng những lợi thế sẵn có, biết cải tạo cảnh quan môi trường xung quanh tạo cảnh quan, điểm check in thu hút khách du lịch.

Ghi nhận của phóng viên tại điểm du lịch bản Áng cho thấy, người dân làm du lịch tại nơi đây đã cùng nhau xây dựng các sản phẩm du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống của địa phương với điểm nhấn nổi bật là Khu du lịch rừng thông bản Áng, với không gian văn hóa dân tộc Thái được phục dựng công phu và nhiều hoạt động mang tính chất quảng bá văn hóa dân tộc. Đến với bản Áng, du khách được tham quan, trải nghiệm cảnh đẹp, đến những điểm du lịch hấp dẫn, khám phá cuộc sống của bà con, trải nghiệm, thưởng thức ẩm thực, tìm hiểu về con người và văn hóa Thái với những hoạt động như múa hát, dệt, thêu thổ cẩm, nhuộm vải truyền thống...

Giám đốc HTX Du lịch cộng đồng bản Áng Lữ Thị Thuận cho biết: Các xã viên đã cùng hỗ trợ nhau trong đầu tư cơ sở vật chất, chia sẻ kinh nghiệm làm du lịch, kỹ năng giao tiếp và hỗ trợ nhau sửa sang lại không gian du lịch chung của HTX... Từ đó, các dịch vụ du lịch HTX được du khách đánh giá cao về chất lượng, phong cách thái độ phục vụ.

Hệ thống dịch vụ ở Khu du lịch quốc gia Mộc Châu đã và đang từng bước được hoàn thiện, có thể đáp ứng các nhu cầu về đi lại, lưu trú, hội họp, ẩm thực... Có trên dưới 300 cơ sở lưu trú đáp ứng phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi của khách du lịch. Trong đó, có 54 cơ sở lưu trú đã được xếp hạng và đánh giá đạt chuẩn phục vụ khách du lịch; gần 400 cơ sở phục vụ ăn uống; có 58 cơ sở mua sắm phục vụ du khách.

Theo Chủ tịch UBND thị xã Mộc Châu Lê Trọng Bình cho biết: hiện nay các đơn vị lữ hành đã hình thành và kết nối nhiều sản phẩm du lịch đến các điểm du lịch cộng đồng bản Áng, bản Dọi, huyện Mộc Châu; du lịch sinh thái, nông nghiệp tại cánh đồng chè Shan Tuyết của Công ty chè Mộc Châu; Thác Dải Yếm...

Lợi ích kép

Khi đến Mộc Châu, du khách không những được tận hưởng bầu không khí mát mẻ, trong lành, mà còn được tham quan, trải nghiệm về quy trình sản xuất sản phẩm sạch, góp phần quảng bá, thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp tại địa phương.

Nhiều nhà vườn đã biết liên kết hỗ trợ người dân trong việc giới thiệu bán các sản phẩm nông sản địa phương như mận hậu, dâu tây, hồng sấy dẻo… Chị Ngân Hoàng, Chủ trang trại Dim Ngân 82 (Trung tâm thị xã, khu 82 Quảng trường UBND thị xã Mộc Châu) cho biết: Trước đây người dân chỉ trông chờ đến cuối vụ để thu hoạch các sản phẩm nông nghiệp, nhưng nay thì nắm bắt nhu cầu thị trường về du lịch nông nghiệp, nhiều nhà vườn mạnh dạn đầu tư vườn tạo không gian đẹp, mua sắm thiết bị decor trang trí phục vụ du khách.

Được biết, để đẩy mạnh phát triển các sản phẩm nông nghiệp hỗ trợ cho phát triển du lịch, trong thời gian qua huyện Mộc Châu đã tổ chức nhiều buổi làm việc, gặp mặt các doanh nghiệp, HTX trên địa bàn. Đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp, HTX gắn việc phát triển nông nghiệp với việc xây dựng các mô hình tham quan, trải nghiệm nông nghiệp để xây dựng thương hiệu sản phẩm. Cùng với đó, Mộc Châu duy trì các hoạt động sự kiện lễ hội, tuần văn hóa gắn với nông nghiệp, nhằm tôn vinh những người nông dân và sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, phục vụ du khách những trải nghiệm thú vị như: Hội trà Cao Nguyên, Ngày hội hái quả mận hậu…

Theo Chủ tịch UBND thị xã Mộc Châu Lê Trọng Bình, phát triển du lịch nông nghiệp không chỉ giúp người nông dân tăng thu nhập, mà còn là giải pháp tốt để quảng bá hình ảnh các sản phẩm nông nghiệp đi khắp nơi. Đây cũng là động lực thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững, qua đó giúp người dân có doanh thu kép từ phát triển nông nghiệp. Ý thức được tiềm năng phát triển đó, nhiều nhà vườn trên địa bàn Mộc Châu đã và đang quan tâm phát triển các sản phẩm du lịch nông nghiệp phục vụ khách du lịch.

Trong thời gian tới, địa phương sẽ tiếp tục tìm kiếm và kết nối phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn, hình thành các tour, tuyến chất lượng, đa dạng và hấp dẫn. Mặt khác, thúc đẩy hoạt động hỗ trợ, tháo gỡ các khó khăn về cơ chế, chính sách, để phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với du lịch, đặc biệt là các chính sách đất đai, thu hút đầu tư vào du lịch, các chính sách hỗ trợ về phát triển hạ tầng, hỗ trợ sản xuất, văn hóa, môi trường.

Trên đường phát triển

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Vũ Đại Thắng kiểm tra tiến độ thi công dự án Bến cảng tổng hợp Vạn Ninh giai đoạn 1 (TP Móng Cái)
Trên đường phát triển

Quảng Ninh gỡ khó cho các dự án trọng điểm ngoài ngân sách

Tỉnh Quảng Ninh hiện đang triển khai các biện pháp tích cực để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho nhiều dự án trọng điểm ngoài ngân sách nhằm thu hút nhiều nguồn lực đầu tư ngoài xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. Mục tiêu của tỉnh là sớm đưa các dự án này vào triển khai xây dựng, tạo ra những dư địa phát triển mới.

Nam Định chủ động phát triển hạ tầng năng lượng
Trên đường phát triển

Nam Định chủ động phát triển hạ tầng năng lượng

Nhằm thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11.2.2020 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia, trong bối cảnh cạnh tranh thu hút đầu tư ngày càng gay gắt, tỉnh Nam Định đã và đang chủ động đầu tư hạ tầng năng lượng hiện đại. Với tầm nhìn chiến lược và khát vọng đổi mới, địa phương đặt mục tiêu bảo đảm nguồn điện ổn định, bền vững - yếu tố then chốt để thu hút các dự án công nghiệp quy mô lớn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Bảo đảm chỉ tiêu thu ngân sách năm 2025 tăng ít nhất 10%
Địa phương

Bà Rịa - Vũng Tàu: Tập trung nguồn lực bứt phá kinh tế từ 17 nghị quyết mới thông qua

Kỳ họp thứ 27, HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khóa VII, nhiệm kỳ 2021-2026 vừa thông qua 17 nghị quyết quan trọng liên quan đến các lĩnh vực đất đai, xây dựng, ngân sách, đầu tư công, văn hóa - xã hội. Đây được xem là những quyết sách có ý nghĩa đặc biệt trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong năm 2025 và các giai đoạn tiếp theo.

Tinh hoa văn hóa Bắc Ninh, sắc màu Đông Hồ
Trên đường phát triển

Tinh hoa văn hóa Bắc Ninh, sắc màu Đông Hồ

Sáng 29.3, tại khu vực Vườn hoa đền Bà Kiệu (không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm TP. Hà Nội) đã diễn ra lễ khai mạc Chương trình “Tinh hoa văn hóa Bắc Ninh, sắc màu Đông Hồ”. Chương trình do UBND tỉnh Bắc Ninh phối hợp cùng Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam tổ chức.

Năm 2025, Ban tổ chức Lễ hội bánh dân gian Nam bộ sẽ thực hiện đổ chiếc bánh xèo siêu to khổng lồ để du khách thưởng thức miễn phí
Văn hóa

Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ năm 2025 sẽ có 231 gian hàng

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP. Cần Thơ, tại Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ 12 -  năm 2025, Ban tổ chức sẽ thực hiện 2 chiếc bánh khổng lồ để du khách thưởng thức miễn phí; đồng thời hướng dẫn khách làm các loại bánh dân gian Nam Bộ.

Thời gian qua, công tác khám chữa bệnh cho Nhân dân Thủ đô được nâng cao cả chất và lượng.
Trên đường phát triển

Nâng cao phúc lợi, phát triển an sinh xã hội

Sau hơn 4 năm triển khai, Chương trình số 08-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về phát triển hệ thống an sinh xã hội đã đạt nhiều kết quả ấn tượng, góp phần nâng cao phúc lợi và chất lượng cuộc sống của người dân Thủ đô. Với các chính sách và giải pháp thiết thực, thành phố đã hoàn thành và vượt nhiều chỉ tiêu quan trọng, đặc biệt là trong công tác giảm nghèo, chăm sóc sức khỏe và đầu tư cho giáo dục.

Tập trung phát triển nhân lực phục vụ khu, cụm công nghiệp
Trên đường phát triển

Tập trung phát triển nhân lực phục vụ khu, cụm công nghiệp

Để thực hiện mục tiêu trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại vào năm 2030, ngày 7.6.2022, UBND tỉnh Hải Dương ban hành Quyết định số 1584/QĐ-UBND phê duyệt “Đề án phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh, góp phần xây dựng Hải Dương trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại vào năm 2030”. Sau 3 năm triển khai Đề án, chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn đã đạt được một số kết quả nhất định. Đây là nỗ lực được Đoàn giám sát của UBTVQH ghi nhận, đánh giá cao.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: PV
Trên đường phát triển

Phát triển Thủ đô Hà Nội văn minh, hiện đại, kết nối toàn cầu

Chào mừng 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Hà Nội (17.3.1930 - 17.3.2025), sáng 28.3, tại Bảo tàng Hà Nội, Ban Chỉ đạo Chương trình 06-CTr/TU ngày 17.3.2021 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025" (Chương trình số 06-CTr/TU) tổng kết chương trình sau hơn 4 năm triển khai.

Nhiều mô hình sản xuất kinh tế ứng dụng công nghệ cao đem lại thu nhập ổn định cho người dân huyện Chương Mỹ
Địa phương

Điểm sáng Thủy Xuân Tiên

Thủy Xuân Tiên là xã nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu đầu tiên của huyện Chương Mỹ. Vừa qua, Thủy Xuân Tiên là một trong những “điểm sáng” được UBND thành phố Hà Nội tặng Cờ đơn vị thi đua trong thực hiện phong trào “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới” trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021 - 2025. Đây là ghi nhận cho những nỗ lực, quyết tâm, đóng góp của cấp ủy, chính quyền và Nhân dân xã Thủy Xuân Tiên trong hơn 10 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM.

Hà Nội: Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công, gấp rút chuẩn bị đầu tư các dự án trọng điểm, cấp bách
Trên đường phát triển

Hà Nội: Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công, gấp rút chuẩn bị đầu tư các dự án trọng điểm, cấp bách

Ngày 26.3, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã chủ trì buổi làm việc với UBND TP. Hà Nội về đôn đốc thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2025; tình hình bảo đảm trật tự an toàn giao thông và xử lý ô nhiễm môi trường không khí.