Sửa quy định về giao dịch liên kết để gỡ khó cho doanh nghiệp

Sửa Nghị định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết, Bộ Tài chính dự kiến loại trừ các giao dịch vay vốn giữa ngân hàng và doanh nghiệp ra khỏi phạm vi “giao dịch liên kết” trong trường hợp hai bên không có mối quan hệ điều hành, kiểm soát hoặc góp vốn. Điều này sẽ tháo gỡ khó khăn của doanh nghiệp trong thời gian qua.

Gỡ vướng cho doanh nghiệp, phù hợp với thực tế

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính đang sửa đổi Nghị định 132/2020/NĐ-CP (Nghị định 132) về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết, nhằm tháo gỡ khó khăn, đáp ứng kiến nghị của doanh nghiệp.

Trong dự thảo sửa đổi Nghị định 132, Bộ Tài chính đã sửa điểm d, Khoản 2 của Điều 5 theo hướng loại trừ các giao dịch vay vốn giữa ngân hàng và doanh nghiệp ra khỏi phạm vi “giao dịch liên kết” trong trường hợp hai bên không có mối quan hệ điều hành, kiểm soát hoặc góp vốn.

Theo đó, doanh nghiệp sẽ không bị khống chế chi phí lãi vay ở mức 30% tổng lợi nhuận thuần cộng chi phí lãi vay cộng chi phí khấu hao (EBITDA) và được khấu trừ toàn bộ chi phí lãi vay khi tính thuế thu nhập.

Hướng sửa đổi này sẽ tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp trong thời gian qua, phù hợp với thực tế hoạt động vay vốn ngân hàng của nhiều doanh nghiệp, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đánh giá.

Trước đó, cộng đồng doanh nghiệp nhiều lần kiến nghị sửa đổi quy định này. Bởi lẽ, theo họ, vay vốn ngân hàng để phục vụ sản xuất kinh doanh là hoạt động phổ biến của các doanh nghiệp tại Việt Nam và đây cũng là hoạt động kinh doanh thông thường (hoạt động cấp tín dụng) của ngân hàng.

Doanh nghiệp và ngân hàng hoàn toàn độc lập với nhau, không có việc kiểm soát, điều hành, góp vốn của ngân hàng đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí lãi vay của doanh nghiệp là chi phí thực tế phục vụ sản xuất, kinh doanh. Do đó, việc khống chế và loại chi phí lãi vay đối với các doanh nghiệp trong trường hợp này là không phù hợp.

Đặc biệt theo quy định về đầu tư theo phương thức đối tác công - tư, các doanh nghiệp dự án PPP (bao gồm doanh nghiệp dự án BOT) được phép huy động các nguồn vốn hợp pháp (ngoài nguồn vốn chủ sở hữu) lên đến 85% tổng mức đầu tư dự án (không bao gồm phần vốn Nhà nước tham gia dự án PPP).

Chi phí lãi vay theo cơ cấu vốn vay nêu trên được cơ quan Nhà nước phê duyệt trong phương án tài chính thu hồi vốn. Vì vậy, khi doanh nghiệp dự án PPP bị khống chế chi phí lãi thì ảnh hưởng đến phương án tài chính thu hồi vốn mà doanh nghiệp đã được phê duyệt.

bank.jpg
Nguồn: ITN

Nên áp dụng từ kỳ tính thuế nào?

Dù hoan nghênh sửa đổi này song VCCI cũng lo ngại nếu quy định này được thông qua và được áp dụng từ kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2024 thì chưa phù hợp với tình hình thực tiễn của nền kinh tế.

Theo VCCI, năm 2022 và 2023, do biến động kinh tế vĩ mô, lãi suất trên thị trường tín dụng tăng mạnh, khiến chi phí lãi vay của nhiều doanh nghiệp vượt mức 30% EBITDA. Thực tiễn này, cộng với quy định tại điểm d, Khoản 2 Điều 5 của Nghị định 132 khiến nhiều doanh nghiệp bị loại chi phí lãi vay vượt ngưỡng, dù họ không hề có biểu hiện chuyển giá do lãi suất khoản vay ngang với mặt bằng chung của thị trường. Năm 2024, khi mặt bằng lãi suất trên thị trường trở về bình thường, những vướng mắc của doanh nghiệp do sự bất hợp lý của điểm d, Khoản 2 Điều 5 đã giảm rất nhiều.

Bên cạnh đó, trong khuyến nghị của mình, OECD cũng thừa nhận rằng cố định một mức khống chế không phản ánh chính xác sự thay đổi của lãi suất theo thời gian, và đề xuất nên có cơ chế linh hoạt tăng – giảm mức trần chi phí lãi vay trong tình huống lãi suất tăng mạnh bất thường, gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp địa phương.

“Đối với Việt Nam, nếu giữ nguyên mức trần chi phí lãi vay trong các kỳ tính thuế 2022 và 2023 không bảo đảm tính công bằng, phù hợp với nguyên tắc linh hoạt phản ánh theo mức lãi suất thị trường trong tình huống bất thường theo khuyến nghị của OECD. Đồng thời, các doanh nghiệp phải chịu nghĩa vụ thuế bất hợp lý như trên đã phân tích”, VCCI bày tỏ quan điểm.

Từ đó, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc cho phép áp dụng nội dung sửa đổi điểm d, Khoản 2 Điều 5 hồi tố cho kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp 2022 và 2023.

Theo đó, nếu doanh nghiệp đã bị loại bỏ chi phí hợp lý của khoản vay vượt ngưỡng thì sẽ được giảm trừ nghĩa vụ thuế vào các năm tiếp theo. Việc áp dụng hồi tố này không trái với Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật do không làm tăng nặng trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, dự thảo sửa đổi vẫn giữ nguyên quy định giới hạn chi phí lãi vay 30% EBITDA tại điểm a, Khoản 3 Điều 16 của Nghị định 132 trước đó. Như vậy, trong trường hợp hai doanh nghiệp liên kết nội địa, không có chênh lệch thuế suất làm ăn với nhau thì giao dịch cho vay lại bị giới hạn chi phí lãi vay.

VCCI cho rằng, quy định này không hợp lý vì giữa hai doanh nghiệp nội địa không có chênh lệch thuế suất thì không có nhiều động cơ để chuyển giá.

Theo VCCI, không có cam kết quốc tế nào buộc Việt Nam phải áp dụng bình đẳng mức khống chế chi phí lãi vay cho các doanh nghiệp có giao dịch liên kết nội địa và giao dịch liên kết quốc tế. Đây là một hiểu nhầm thường thấy trong các cuộc thảo luận về giao dịch liên kết tại Việt Nam.

Kinh tế

UBND huyện Côn Đảo, Vietnam Airlines và công ty Lagom Việt Nam đã ký kết Biên bản ghi nhớ. Ảnh: VNA
Doanh nghiệp

Vietnam Airlines phát động chiến dịch “Bay nhẹ tới Côn Đảo”

Ngày 30.9, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), Công ty bay Dịch vụ hàng không (VASCO) và UBND huyện Côn Đảo đã chính thức phát động chiến dịch “Bay nhẹ tới Côn Đảo” nhằm giảm phát thải CO2, tăng cường các chương trình thu gom, xử lý và tái chế các loại chất thải, mục tiêu tới năm 2025 xử lý được 85% rác thải nhựa phát sinh. Đồng thời, hướng tới phát triển hàng không - du lịch bền vững và chuyển dịch kinh tế theo hướng tuần hoàn tại Côn Đảo.

Hiệu quả trong công tác đấu thầu tại tỉnh Nam Định: Doanh nghiệp trúng gói thầu hơn 70 tỷ, tiết kiệm cho ngân sách khoảng 60 triệu đồng
Kinh tế

Hiệu quả trong công tác đấu thầu tại tỉnh Nam Định: Doanh nghiệp trúng gói thầu hơn 70 tỷ, tiết kiệm cho ngân sách khoảng 60 triệu đồng

Trong những năm gần đây, Công ty cổ phần Gia Minh trúng hơn 60 gói thầu, tổng giá trị các gói thầu có sự tham gia của doanh nghiệp này là hơn 990 tỷ đồng. Đáng chú ý, nhiều gói thầu do doanh nghiệp này trúng trên địa bàn tỉnh Nam Định có kết quả tiết kiệm cho ngân sách ở mức "cho có". 

Ảnh minh họa
Kinh tế

Củng cố, bảo vệ chuỗi liên kết mía đường

Sau niên vụ 2023 - 2024 hồi sinh và tăng trưởng đáng kể, Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam Nguyễn Văn Lộc cho biết, ngành mía đường sẽ đối diện nhiều thách thức trong niên vụ tới; bên cạnh vấn nạn đường nhập lậu thì giá đường thế giới và trong nước đang có xu hướng giảm, như vậy, các nhà máy rất khó giữ giá mua mía tốt như hiện tại. Để thích ứng, cần tập trung củng cố, phát triển chuỗi liên kết trong sản xuất mía đường.

Ảnh minh họa.
Kinh tế

Doanh nghiệp vẫn khó chuyển đổi xanh

Trong khảo sát vừa công bố, Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV, thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng) cho biết, vốn, nhân sự chuyên môn cùng việc tìm kiếm các giải pháp kỹ thuật đang là những khó khăn lớn với doanh nghiệp trong chuyển đổi xanh.

Các chuyên gia tài chính hội tụ bàn về chủ đề “Đổi mới và Kinh tế số”
Kinh tế

Các chuyên gia tài chính hội tụ bàn về chủ đề “Đổi mới và Kinh tế số”

Ngày 26 – 27.9.2024, Trường Quốc tế – Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) và Tổ chức Khoa học và Chuyên gia Việt Nam toàn cầu (AVSE Global) phối hợp với Khoa Kinh doanh & Luật, Đại học Curtin (Australia), Trường Kinh doanh EMLV và Đại học Paris-Saclay (CH. Pháp), tổ chức Hội thảo quốc tế lần thứ III về Khởi nghiệp, Tài chính và Đổi mới sáng tạo Việt Nam (VSEFI 2024).

Ảnh minh họa.
Kinh tế

Dồn gánh nặng cho doanh nghiệp

Theo dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 7 luật thuộc lĩnh vực tài chính, các sàn giao dịch thương mại điện tử có trách nhiệm khai thuế thay, nộp thuế thay cho các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trên sàn. Bộ Tài chính cho rằng, đề xuất này nhằm bảo đảm công bằng giữa nhà cung cấp trong nước với nước ngoài, tuy nhiên các doanh nghiệp rất lo lắng sẽ bị tăng chi phí, gánh nặng.

Toàn cảnh Hội thảo
Kinh tế

Đầu tư vào công nghệ sạch ngay từ hôm nay

Chuyển đổi sang năng lượng tái tạo mang lại nhiều lợi ích lớn cho môi trường, kinh tế và xã hội. Do đó, các doanh nghiệp hãy hành động ngay hôm nay, đầu tư vào công nghệ sạch, tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo, và cam kết thực hiện trách nhiệm xã hội vì một tương lai xanh, bền vững hơn cho thế hệ mai sau.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Quy định về kích thước khiến xuất khẩu cá ngừ đóng hộp sụt giảm

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, việc nguồn cung cá ngừ vằn trong nước bị hạn chế do quy định về kích thước tối thiểu được phép khai thác nêu tại Nghị định 37/2024/NĐ-CP đã tác động tới hoạt động sản xuất và xuất khẩu cá ngừ đóng hộp của Việt Nam. Xuất khẩu cá ngừ đóng hộp sụt giảm liên tục từ tháng 5 đến nay với tốc độ ngày càng tăng.

Tích cực đóng góp phát triển nền kinh tế số, Meey Group xuất sắc giành hai giải thưởng tại I4.0 Awards
Kinh tế

Tích cực đóng góp phát triển nền kinh tế số, Meey Group xuất sắc giành hai giải thưởng tại I4.0 Awards

Tại lễ biểu dương Top công nghiệp 4.0 Việt Nam năm 2024 (I4.0 Award) vừa diễn ra ngày 27.9 tại Hà Nội, doanh nghiệp tiên phong chuyển đổi số bất động sản Meey Group đã xuất sắc lọt “Top tổ chức/doanh nghiệp Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo” và “Top doanh nghiệp có sản phẩm số thông minh, giải pháp công nghệ công nghiệp 4.0”.

Để sản phẩm nông sản Việt tiếp cận gần hơn nữa đến người tiêu cùng cả nước
Thị trường

Để sản phẩm nông sản Việt tiếp cận gần hơn nữa đến người tiêu cùng cả nước

Tiếp tục triển khai Biên bản hợp tác đã ký kết giữa Bộ Công Thương, UBND thành phố Hà Nội và Tập đoàn AEON Nhật Bản, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) phối hợp với Công ty TNHH AEON MALL Việt Nam vừa tổ chức “Hội chợ xúc tiến thương mại nông nghiệp, sản phẩm OCOP Hà Nội năm 2024” (Hanoi Agriculture Fair 2024).