Sửa ngay định mức xây dựng để thúc đẩy tiến độ các dự án trọng điểm

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Bùi Hồng Minh cho biết, Bộ sẽ tập trung sửa đổi Thông tư số 12/2021/TT-BXD về định mức xây dựng, hoàn thành trong quý I.2024 nhằm tháo gỡ khó khăn trong quá trình triển khai các công trình giao thông quan trọng quốc gia theo yêu cầu của Thủ tướng.

Chiều 19.2, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Bùi Hồng Minh và Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Duy Lâm đồng chủ trì chỉ đạo cuộc họp của tổ công tác của hai bộ.

Thứ trưởng Bùi Hồng Minh (thứ hai từ phải qua) cho biết, Bộ Xây dựng sẽ ban hành bổ sung 318 định mức theo thẩm quyền ngay trong quý I.2024.
Thứ trưởng Bùi Hồng Minh phát biểu tại cuộc họp

Tổ công tác được thành lập sau cuộc họp giữa hai bộ vào ngày 29.1.2024 nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về định mức xây dựng trong quá trình triển khai các công trình giao thông trọng điểm, quan trọng quốc gia theo yêu cầu của Thủ tướng tại Công điện số 02/CĐ-TTg ngày 9.1.2024.

Hàng trăm định mức cần sửa đổi, bổ sung

Tổ công tác liên bộ sẽ rà soát các định mức có phần giao thoa giữa hai bộ, phân loại cái nào thuộc Bộ Xây dựng, cái nào thuộc Bộ Giao thông Vận tải để bổ sung, điều chỉnh và ban hành mới. Tiêu chí là bảo đảm không trùng, không để một định mức mà hai đơn vị cùng ban hành, theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Bùi Hồng Minh.

Định mức xây dựng hiện áp dụng theo Thông tư số 12/2021/TT-BXD của Bộ Xây dựng ban hành ngày 31.8.2021 (Thông tư 12). Tuy nhiên, theo phản ánh, nhiều định mức không phản ánh đúng hao phí thực tế trên công trường; định mức mới có xu hướng cắt giảm so với định mức cũ; đồng thời, còn thiếu nhiều định mức. Việc xác định giá vật liệu tại mỏ theo cơ chế đặc thù gặp rất nhiều khó khăn do nhiều đầu mục chi phí nhà thầu trực tiếp thực hiện để khai thác mỏ chưa được hướng dẫn cụ thể để làm cơ sở giám sát, nghiệm thu…

Tại cuộc họp, ông Lê Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Quản lý đầu tư xây dựng, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, Cục đã rà soát 529 định mức. Trong đó, có 41 định mức trùng với các định mức đã được Viện Kinh tế Xây dựng, Bộ Xây dựng rà soát để điều chỉnh Thông tư 12; khoảng 90 định mức cần cập nhật, bổ sung phạm vi áp dụng và chuẩn xác lại thành phần công việc; 67 định mức đường sắt đề nghị sửa đổi, bổ sung trong Thông tư 12. Cùng với đó, có 121 định mức (đường bộ 68 định mức, đường hàng không 53 định mức) đã được chủ đầu tư khảo sát tại các dự án, đang hoàn thiện hồ sơ để gửi Bộ Xây dựng đề nghị ban hành, bổ sung trong đợt sửa Thông tư 12 lần này nếu kịp tiến độ. Ngoài ra, còn có 210 định mức cần tiếp tục khảo sát (gồm 64 định mức đường sắt và 146 định mức đường bộ).

“Đối với nhóm định mức nêu trên, cần làm rõ các tiêu chí cụ thể để phân định khái niệm định mức chuyên ngành, định mức đặc thù chuyên ngành làm cơ sở xác định rõ trách nhiệm, thẩm quyền của các bộ quản lý xây dựng chuyên ngành trong việc thực hiện nhiệm vụ ban hành định mức đặc thù chuyên ngành”, ông Tiến đề xuất.

Hoàn thành ngay trong quý I

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Bùi Hồng Minh cho biết, thực hiện Công điện của Thủ tướng, Bộ đã ban hành văn bản gửi các bộ quản lý xây dựng chuyên ngành, UBND các địa phương để đánh giá thực trạng về việc quản lý định mức xây dựng, bao gồm cả định mức chuyên ngành, đặc thù (nếu có); xây dựng kế hoạch và danh mục các định mức dự toán còn thiếu hoặc bất cập, tổ chức xây dựng định mức dự toán theo quy định tại Nghị định số 10/2021/NĐ-CP.

Bộ cũng đã có văn bản số 641/BXD-KTXD ngày 19.2.2024 gửi Bộ Giao thông Vận tải về việc xác định giá vật liệu xây dựng tại mỏ theo cơ chế đặc thù được Quốc hội cho phép tại Nghị quyết số 43/2022/QH15, Nghị quyết số 106/2023/QH15 và các Nghị quyết của Chính phủ. Trong đó, hướng dẫn Bộ Giao thông Vận tải thu thập, đánh giá, xác định các loại chi phí, khoản mục chi phí phát sinh (nếu có) theo cơ chế đặc thù.

Liên quan đến việc sửa đổi Thông tư 12, Thứ trưởng Bùi Hồng Minh cho biết, Bộ Xây dựng đã rà soát giai đoạn 1, theo đó sẽ bổ sung hơn 318 định mức. Thông tư mới sẽ được ban hành trong quý I.2024. Đồng thời, bộ tiếp tục rà soát, ban hành bổ sung các định mức còn thiếu hoặc không phù hợp do công nghệ, điều kiện thi công thay đổi hoặc do vật liệu xây dựng mới, nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn trong hoạt động đầu tư xây dựng.

Cùng với đó, bộ sẽ phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải tập trung hoàn thành, ban hành những định mức cần thiết cho quá trình xây dựng các công trình giao thông trọng điểm, quan trọng quốc gia hiện nay như: các định mức về cấp phối vữa, định mức dự toán các công tác thi công cầu dây văng, định mức công tác đào đắp...

Thứ trưởng Bùi Hồng Minh cũng đề nghị Bộ Giao thông Vận tải tập trung rà soát, hoàn thiện hồ sơ định mức chuyên ngành, đặc thù thuộc thẩm quyền, gửi Bộ Xây dựng có ý kiến trước khi ban hành. Khẩn trương chỉ đạo các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, đơn vị tư vấn, nhà thầu và doanh nghiệp cùng các địa phương rà soát hệ thống định mức hiện tại, đề xuất với bộ, ngành có liên quan và gửi Tổ công tác về những định mức chưa phù hợp, định mức còn thiếu, định mức cần bổ sung trong quý I.2024.

“Tổ công tác rà soát, đề xuất các cơ quan xem xét việc ban hành các định mức xây dựng mới, sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền trên nguyên tắc thực tiễn, bảo đảm trung thực, khách quan, công khai, minh bạch, phù hợp với thị trường, tránh thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng”, Thứ trưởng Bùi Hồng Minh nhấn mạnh.

Kinh tế

Các đại biểu dự tọa đàm
Kinh tế

Tín dụng chính sách xã hội đưa Việt Nam thành hình mẫu về giảm nghèo

Tại tọa đàm “Tín dụng chính sách xã hội dưới góc nhìn của đại biểu Quốc hội” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức chiều 9.11, các đại biểu khẳng định, nguồn vốn này đã góp phần quan trọng, đưa Việt Nam trở thành một hình mẫu về giảm nghèo, về tăng trưởng kinh tế cho nhiều quốc gia trên thế giới.

Thêm chính sách ưu đãi, tạo môi trường đầu tư
Kinh tế

Thêm chính sách ưu đãi, tạo môi trường đầu tư

Những chính sách về phát triển công nghiệp hỗ trợ được ban hành như Nghị định 111/2015/NĐ-CP về Phát triển công nghiệp hỗ trợ và Quyết định 68/2017/QĐ-TTg về Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ, đã góp phần thúc đẩy sự tham gia của các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ vào chuỗi cung ứng toàn cầu, từng bước nâng cao tỷ lệ nội địa hóa.

CEO IPPG: Nữ lãnh đạo là nhân tố quan trọng trong kỷ nguyên chuyển đổi kép
Doanh nghiệp

CEO IPPG: Nữ lãnh đạo là nhân tố quan trọng trong kỷ nguyên chuyển đổi kép

Nhận lời mời của Liên đoàn công nghiệp Việt Nam (VCCI), doanh nhân Lê Hồng Thuỷ Tiên - CEO IPPG phát biểu tại Diễn đàn doanh nhân nữ Việt Nam 2024 với chủ đề: Phụ nữ làm chủ kỷ nguyên chuyển đổi kép. Bà nhấn mạnh, trong kỷ nguyên mới đầy biến động, phụ nữ là nhân tố quan trọng giúp tạo ra sự cân bằng, ổn định và phát triển.

Các dự án điện gặp khó khăn do vướng về cơ chế
Kinh tế

Bảo đảm đủ điện cho phát triển trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Hiện tại, thu hút đầu tư vào ngành điện đang là vấn đề cấp bách; đó cũng là một trong những nguyên nhân chính để phải gấp rút sửa đổi Luật Điện lực nhằm tạo đột phá thể chế, khơi thông các vướng mắc, thu hút đầu tư, phát triển ngành điện, mạch nguồn cho phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt trong "kỷ nguyên vươn mình của dân tộc".

Ảnh minh họa
Kinh tế

Được gì khi sớm ban hành Luật Điện lực?

Theo chuyên gia, cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra dành mọi nguồn lực tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội và hoàn thiện dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) bảo đảm chất lượng để được thông qua ở kỳ họp này là phương án tốt nhất. Như vậy sẽ có cơ sở pháp lý triển khai ngay các dự án điện và không bỏ lỡ cơ hội thu hút đầu tư vào các ngành công nghệ cao, các ngành sản xuất cần năng lượng sạch.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Xử lý dứt điểm tàu cá “3 không” để gỡ thẻ vàng IUU

Dự kiến tháng 11, Đoàn kiểm tra Ủy ban châu Âu (EC) sẽ lần thứ 5 sang Việt Nam kiểm tra về tình hình khắc phục “thẻ vàng” IUU. Thủ tướng yêu cầu các địa phương từ nay tới đó tập trung nguồn lực, xử lý dứt điểm các nội dung trọng tâm, cấp bách; trong đó giải quyết dứt điểm tình trạng tàu cá "3 không" (không đăng ký, đăng kiểm, cấp phép) trước ngày 20.11.

Áp dụng quy định về dữ liệu cá nhân giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động
Kinh tế

Áp dụng quy định về dữ liệu cá nhân giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động

Việc áp dụng các quy định về dữ liệu cá nhân có thể dẫn đến doanh nghiệp sẽ phải xem xét lại các quy trình thu thập và xử lý dữ liệu, từ đó tìm ra những phương án hiệu quả hơn. Quá trình này không chỉ mang lại lợi ích về mặt pháp lý, mà còn giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động, tăng tính hiệu quả.

PC Sơn La Thăm hỏi động viên người lao động. Ảnh: NPC
Doanh nghiệp

Công đoàn PC Sơn La chăm lo đời sống, tạo động lực gắn kết người lao động

Thời gian qua, Công đoàn Công ty Điện lực Sơn La (PC Sơn La) đã không ngừng nỗ lực trong việc bảo vệ quyền lợi và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động. Những hoạt động thiết thực và ý nghĩa của công đoàn đã tạo nên sự gắn kết, trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển bền vững của toàn thể cán bộ công nhân viên trong đơn vị.

Sản phẩm “bất ngờ” của TH được đón nhận tại Trung Quốc
Thị trường

Sản phẩm “bất ngờ” của TH được đón nhận tại Trung Quốc

Trong 6 kỳ Hội chợ Nhập khẩu quốc tế (CIIE) Thượng Hải, các doanh nghiệp Việt Nam đã giới thiệu tới bạn hàng Trung Quốc các sản phẩm thế mạnh của mình như cà phê, hạt điều, các dòng đồ uống hoa quả, nước yến. Tại hội chợ lần này, Tập đoàn TH - doanh nghiệp được biết đến với thương hiệu TH true MILK, mang tới dòng sản phẩm bất ngờ với nhiều bạn hàng: Bơ lạt tự nhiên TH true BUTTER.

Các đô thị ngày càng đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội
Kinh tế

Các đô thị ngày càng đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội

"Các đô thị ngày càng đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao vị thế quốc gia với tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 43,1% và khoảng 902 đô thị trên toàn quốc", Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng cho biết tại Diễn đàn Phát triển bền vững đô thị Việt Nam năm 2024.

T&T Group hợp tác sản xuất pin lưu trữ năng lượng tại Việt Nam
Doanh nghiệp

T&T Group hợp tác sản xuất pin lưu trữ năng lượng tại Việt Nam

Với việc hợp tác cùng các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng của Trung Quốc để nghiên cứu đầu tư nhà máy sản xuất pin lưu trữ và phát triển dự án Khu công nghiệp phụ trợ năng lượng, T&T Group đã và đang góp phần phát triển năng lượng xanh – sạch, từng bước đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa năng lượng bền vững tại Việt Nam.

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam – Nhìn lại 25 năm phát triển để hướng tới tương lai
Doanh nghiệp

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam – Nhìn lại 25 năm phát triển để hướng tới tương lai

Ngày 1.9.1999, Chính phủ ban hành Nghị định 89/1999/NĐ-CP đặt nền móng pháp lý đầu tiên cho chính sách bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền. Ngay sau đó, ngày 9.11.1999, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 218/1999/QĐ-TTg thành lập Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) nhằm triển khai chính sách bảo hiểm tiền gửi. Trải qua 25 năm xây dựng và phát triển, BHTGVN luôn đồng hành cùng các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi thông qua các hoạt động giám sát từ xa, kiểm tra tại chỗ, tham gia kiểm soát đặc biệt, chi trả tiền bảo hiểm.

Bac A Bank Ưu đãi lãi suất vay ngắn hạn dành cho khách hàng cá nhân dịp cuối năm
Doanh nghiệp

Bac A Bank Ưu đãi lãi suất vay ngắn hạn dành cho khách hàng cá nhân dịp cuối năm

Đón đầu nhu cầu tài chính cấp thiết phục vụ đời sống cũng như sản xuất kinh doanh mùa cuối năm, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) triển khai chương trình ưu đãi tín dụng “Vay ưu đãi - Lãi linh hoạt” dành cho khách hàng cá nhân để góp phần kết nối khách hàng với nguồn vốn dồi dào bằng chi phí sử dụng vốn cạnh tranh cùng dịch vụ chăm sóc tận tâm.