Sửa đổi Luật Báo chí: Đề nghị phân định rõ báo - tạp chí, bổ sung mô hình cơ quan báo chí mới

Chuẩn bị cho công tác thẩm tra dự án Luật Báo chí (sửa đổi), chiều 7.2, Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đã làm việc với Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về báo chí. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Triệu Thế Hùng chủ trì cuộc làm việc.

Năm 2023, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đã tổ chức khảo sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về báo chí. Trên cơ sở đó, Ủy ban đã kịp thời thông tin đến Quốc hội, Chính phủ, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí những tồn tại, bất cập trong thực tiễn và có đề xuất, kiến nghị; trong đó có kiến nghị sửa đổi Luật Báo chí năm 2016.

Thực hiện các kiến nghị của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, cơ quan có liên quan xây dựng dự án Luật Báo chí (sửa đổi) và trình Quốc hội đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025. Theo đó, dự án Luật Báo chí (sửa đổi) dự kiến sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 9 (tháng 5.2025) và thông qua tại Kỳ họp thứ 10 (tháng 10.2025).

hoi-nha-bao-vn0.jpg
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Triệu Thế Hùng phát biểu tại cuộc làm việc

Tại cuộc làm việc, các ý kiến đều khẳng định tính cấp thiết của việc sửa đổi Luật Báo chí 2016. Bởi do sự phát triển của khoa học, công nghệ, thực tiễn hoạt động báo chí đã có nhiều thay đổi, từ loại hình báo chí, các phương tiện, nền tảng, đến cách tiếp cận thông tin của độc giả, các quy định trong Luật hiện hành không còn phù hợp; nhiều quy định cần điều chỉnh, bổ sung như: báo chí số, kinh tế báo chí, quản lý phóng viên, văn phòng thường trú…

Từ một số vấn đề mới đặt ra trong thực tiễn, đại diện Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam đề xuất mở rộng phạm vi điều chỉnh của Luật Báo chí đối với tất cả hoạt động báo chí, hoạt động của cơ quan báo chí trên tất cả các nền tảng. Nghiên cứu bổ sung các mô hình cơ quan báo chí mới như tập đoàn, tổ hợp báo chí, truyền thông, báo chí trên nền tảng số…

Về tôn chỉ, mục đích của các cơ quan báo chí, nên quy định cụ thể, khu biệt rõ và quy định tỷ lệ % thông tin theo chức năng, nhiệm vụ của cơ quan chủ quản và tỷ lệ % thông tin về các sự kiện chính trị, hoạt động lớn của nhà nước… Bên cạnh đó, phân định rõ báo và tạp chí, tạp chí phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, nhiệm vụ khoa học - công nghệ với tạp chí khác, để tránh tình trạng báo hóa tạp chí.

Cần quy định rõ mô hình của văn phòng đại diện để thực hiện thống nhất. Trong đó, quy định cụ thể điều kiện cơ quan báo, tạp chí được có số lượng văn phòng đại diện tương ứng; bổ sung điều kiện cụ thể về số lượng nhân sự và hợp đồng chính thức với cơ quan báo chí…

van-hoa.jpg
Cuộc làm việc đã có nhiều ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, thực tiễn, có giá trị tham khảo cao

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Triệu Thế Hùng đánh giá cao những ý kiến góp ý của Hội Nhà Báo Việt Nam, cho đây là “những ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, thực tiễn, có giá trị tham khảo cao với cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra dự án Luật Báo chí (sửa đổi). Ủy ban sẽ nghiên cứu, rà soát trong quá trình xây dựng Báo cáo thẩm tra để bảo đảm khách quan, đa chiều, hướng đến dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi) chất lượng trình Quốc hội”.

Phó Chủ nhiệm Triệu Thế Hùng mong muốn và đề nghị Hội Nhà Báo Việt Nam tiếp tục đồng hành, chủ động nghiên cứu, đóng góp ý kiến đối với dự án Luật Báo chí (sửa đổi), để khi Luật ban hành đi vào cuộc sống, tác động tích cực đến hoạt động báo chí. “Những vấn đề đặt ra trong thực tiễn thi hành luật báo chí thì phải tổng kết, đánh giá; với những chính sách mới, cần có nghiên cứu đánh giá tác động, mục tiêu cuối cùng là tạo hành lang thuận lợi cho báo chí phát triển trong bối cảnh mới”, Phó Chủ nhiệm Triệu Thế Hùng nhấn mạnh.

Chính trị

Toàn cảnh phiên họp
Thời sự Quốc hội

Ủy ban Kinh tế họp Phiên toàn thể thứ 21

Sáng 7.2, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh, Ủy ban Kinh tế đã tiến hành Phiên họp toàn thể lần thứ 21, thẩm tra Tờ trình của Chính phủ về Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên.

Chủ tịch QH Trần Thanh Mẫn
Thời sự Quốc hội

Cần chính sách đặc thù, vượt trội nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhấn mạnh, Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa là văn bản pháp lý vừa là văn kiện chính trị có ý nghĩa hết sức đặc biệt, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn yêu cầu, dự thảo Pháp lệnh cần có những chính sách, quy định đặc thù, vượt trội để nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý, bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy phải đảm bảo vận hành trơn tru, hiệu quả
Sự kiện nổi bật

Sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy phải đảm bảo vận hành trơn tru, hiệu quả

Sáng 7.2, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc chủ trì cuộc họp về dự thảo Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) và dự thảo Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính (sau khi hợp nhất, sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy).

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định
Thời sự Quốc hội

Thông qua Nghị quyết phê chuẩn đề nghị về tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Chiều nay, 7.2, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 42, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về tổ chức bộ máy của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Hải
Thời sự Quốc hội

Ưu tiên bố trí vốn cho lĩnh vực khoa học công nghệ, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo

Chiều 7.2, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 42, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2026 - 2030.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại phiên họp - ảnh: Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Chỉ quy định có tính nguyên tắc việc phân định thẩm quyền của Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan trong bộ máy nhà nước

Cần bảo đảm phân định rõ phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan nhà nước trong lĩnh vực xây dựng pháp luật; chỉ quy định những vấn đề cơ bản, mang tính nguyên tắc trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội. Đây là yêu cầu được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh trong phiên họp chiều nay, 6.2, của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. 

Quang cảnh phiên họp chiều 6.2
Thời sự Quốc hội

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội

Chiều 6.2, tiếp tục phiên họp thứ 42, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội và 3 dự thảo: Nghị quyết của Quốc hội về cơ cấu tổ chức các cơ quan chuyên môn của Quốc hội; Nghị quyết của Quốc hội về số thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV (sửa đổi); Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức cụ thể của các cơ quan chuyên môn của Quốc hội.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc tại tỉnh Hà Giang
Sự kiện nổi bật

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc tại tỉnh Hà Giang

Tiếp tục chương trình công tác tại Hà Giang, sáng 6.2, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác Trung ương đã đến thăm và làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII nhiệm kỳ 2020-2025, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Nhiệm vụ rất cấp bách, rất khó nhưng chúng ta phải làm vì sự phát triển của đất nước
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Nhiệm vụ rất cấp bách, rất khó nhưng chúng ta phải làm vì sự phát triển của đất nước

"Quốc hội hoàn toàn ủng hộ việc tháo gỡ khó khăn cho đất nước phát triển. Kỳ họp bất thường lần thứ 9 tập trung giải quyết các vấn đề rất cấp bách, rất khó, rất nặng nhưng chúng ta phải làm vì sự phát triển của đất nước”, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định tại Hội nghị giữa Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội và Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ diễn ra sáng nay, 6.12. 

ảnh để tạm
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Thủ tướng Phạm Minh Chính đồng chủ trì Hội nghị của Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội với Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ

Sáng 6.2, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị giữa Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội với Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ về Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội Khóa XV.