Sứ mệnh mới của bảo tàng trong kỷ nguyên số

Trong bối cảnh công nghệ số phát triển, sự kết hợp giữa giáo dục và trải nghiệm trong bảo tàng không chỉ giúp bảo tàng trở thành nơi học tập lý tưởng mà còn là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, giữa di sản văn hóa và thế hệ tương lai.

Sứ mệnh mới của bảo tàng trong kỷ nguyên số -0
Tọa đàm "Hoạt động giáo dục bảo tàng - Kết nối cộng đồng" được tổ chức nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế Bảo tàng (18.5)

Bảo tàng có vai trò như nguồn sử liệu gốc, là trung tâm khuyến khích học tập, thúc đẩy tìm tòi, sáng tạo và xây dựng tư duy độc lập của khách tham quan. Từ nghệ thuật và lịch sử đến khoa học và công nghệ, bảo tàng là không gian quan trọng, nơi sản phẩm của nghiên cứu và giáo dục gặp nhau để hình thành nên hiểu biết của con người và thế giới.

Chỉ ra điều này tại tọa đàm "Hoạt động giáo dục bảo tàng - Kết nối cộng đồng" do Bảo tàng Hà Nội tổ chức ngày 17.5, Phó Giám đốc Bảo tàng Hà Nội Đặng Minh Vệ cho rằng, công nghệ số phát triển đòi hỏi các bảo tàng không ngừng đổi mới và sáng tạo, khẳng định vai trò không thể thiếu trong giáo dục và truyền cảm hứng cho công chúng ở mọi lứa tuổi. 

Dẫn chứng từ câu chuyện của Bảo tàng Hà Nội những năm qua luôn chú trọng xây dựng nội dung chương trình giáo dục phù hợp với các đối tượng khác nhau. Trong năm 2023 và tính đến tháng 4.2024, Bảo tàng đã tổ chức khoảng 17.000 khách tham gia các hoạt động giáo dục, trải nghiệm.

Cụ thể, Bảo tàng Hà Nội tổ chức các hoạt động giáo dục gắn liền với di sản văn hóa phi vật thể, nghệ nhân trực tiếp giới thiệu, trình diễn… Cùng cộng đồng chia sẻ khó khăn với người khuyết tật, Bảo tàng dành nhiều chương trình giáo dục có sự tham gia của người khuyết tật, vừa là người trực tiếp hướng dẫn, giáo dục trải nghiệm… 

"Chúng tôi coi đó là thước đo quan trọng trên hành trình phát triển, thực hiện sứ mệnh mới của bảo tàng. Hoạt động trải nghiệm giữ vai trò quan trọng trong chương trình giáo dục, cũng là hoạt động góp phần tạo nên thành công cho các cuộc trưng bày tại bảo tàng",  ông Đặng Minh Vệ nói. 

"Bảo tàng vì giáo dục và nghiên cứu" là chủ đề Hiệp hội Bảo tàng Quốc tế (ICOM) khuyến khích các bảo tàng hướng tới, nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế Bảo tàng (18.5) năm nay. Qua đó, nhấn mạnh vai trò then chốt của các thiết chế văn hóa, cung cấp hoạt động trải nghiệm giáo dục toàn diện.

Một trong những hoạt động nổi bật là việc tổ chức các buổi học tập trực tiếp tại bảo tàng. Học sinh có thể tham gia vào các lớp học với chủ đề đa dạng, từ lịch sử đến khoa học tự nhiên, nghệ thuật, thậm chí là công nghệ. Các buổi học này thường được thiết kế để tạo ra sự tương tác cao, với các trò chơi giáo dục, thí nghiệm thực hành và các hoạt động nhóm...

Sứ mệnh mới của bảo tàng trong kỷ nguyên số -0
Bảo tàng là nơi công chúng được trải nghiệm lịch sử, văn hóa một cách chân thực qua việc tương tác với các hiện vật. Ảnh: BTHN

Bên cạnh đó, bảo tàng cũng tổ chức các tour tham quan đặc biệt, nơi người tham quan có thể trải nghiệm lịch sử, văn hóa một cách chân thực qua việc tương tác với các hiện vật, mô hình sống động, các chương trình tái hiện lịch sử, văn hóa... Những trải nghiệm này giúp người học cảm nhận được bối cảnh lịch sử, văn hóa một cách sâu sắc hơn và kích thích sự tò mò, khám phá.

Từ thực tiễn hoạt động, bà Lê Thị Liên, Phòng Giáo dục - Công chúng, Bảo tàng Lịch sử quốc gia chia sẻ, những năm qua, giáo dục là hoạt động thế mạnh của Bảo tàng Lịch sử quốc gia. Hằng ngày, bảo tàng đón tiếp công chúng, cộng đồng đến với bảo tàng với mong muốn tìm hiểu về di sản. Với khẩu hiệu "Công chúng là đối tượng bảo tàng hướng tới", các hoạt động giáo dục, trải nghiệm của bảo tàng luôn phải thu hút được công chúng, để lại ấn tượng và làm cho công chúng muốn quay lại bảo tàng.

Theo các chuyên gia, nhà nghiên cứu, sự chuyển mình mạnh mẽ từ những không gian trưng bày truyền thống sang trung tâm giáo dục và trải nghiệm đa dạng có ý nghĩa quan trọng. Một khi bảo tàng nắm bắt xu thế, khai thác tốt tiềm năng từ hiện vật, không gian sẵn có không chỉ giúp thu hút được nhiều lượt khách tham quan hơn mà còn góp phần nâng cao nhận thức và kiến thức của công chúng về lịch sử, văn hóa dân tộc.

Văn hóa

Hồi sinh di sản từ cú hích ghi danh
Văn hóa

Hồi sinh di sản từ cú hích ghi danh

Sau khi được UNESCO ghi danh, công tác bảo tồn và phát huy giá trị nhiều di sản văn hóa phi vật thể đã có chuyển biến tích cực. Dù vậy, thực tế còn không ít thách thức trong quá trình mang lại sức sống mới bền vững cho di sản.

Thay đổi thói quen, xây dựng xã hội văn minh
Văn hóa - Thể thao

Thay đổi thói quen, xây dựng xã hội văn minh

Các Chỉ thị, Công điện của Thủ tướng Chính phủ ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 như một lời nhắc nhở, đồng thời thúc giục mọi người nhanh chóng bắt tay vào công việc, khởi đầu năm mới với tinh thần hăng say, trách nhiệm để đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.

Không tổ chức lễ hội tràn lan gây tốn kém, lãng phí
Văn hóa - Thể thao

Không tổ chức lễ hội tràn lan gây tốn kém, lãng phí

Ngày 6.2, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy ký ban hành Công văn số 418/BVHTTDL-VHCS gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc bảo đảm thực hiện nếp sống văn minh, an toàn, tiết kiệm trong các hoạt động lễ hội sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân năm 2025.

Khai hội Đền Huyền Trân xuân Ất Tỵ 2025
Văn hóa - Thể thao

Khai hội Đền Huyền Trân xuân Ất Tỵ 2025

Ngày 6.2, tức mùng 9 tháng Giêng, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Huế tổ chức khai hội Đền Huyền Trân xuân Ất Tỵ 2025, nhằm tri ân công lao to lớn của Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông và công chúa Huyền Trân trong việc mở mang bờ cõi đất nước về phương Nam.

Con người - trung tâm của mọi giá trị
Văn hóa - Thể thao

Con người - trung tâm của mọi giá trị

Bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc có nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra không ít thách thức đối với mỗi cá nhân. Trong bối cảnh này, phát huy hệ giá trị con người trở nên vô cùng quan trọng để tạo ra một xã hội phát triển, bền vững.