Sứ mệnh của Đại học Quốc gia trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Sau gần 40 năm Đổi mới và phát triển, đất nước ta đang có một cơ đồ chưa từng có trong lịch sử và đứng trước một vận hội mới, thời cơ mới để thực hiện khát vọng xây dựng một quốc gia hùng cường, một dân tộc phồn vinh. Hơn bao giờ hết, hai Đại học Quốc gia nhận thấy trách nhiệm lớn lao của mình trước kỷ nguyên vươn mình của cả dân tộc.

Nhân kỷ niệm Ngày Chính phủ ban hành Nghị định về Đại học Quốc gia Hà Nội (10/12/1993 - 10/12/2024), GS.TSKH.NGND Vũ Minh Giang, Chủ tịch Hội đồng KH&ĐT, nguyên Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) về những định hướng lớn, quan trọng của Đảng với sự phát triển của ĐHQGHN trong giai đoạn mới. Là một Giáo sư lịch sử, ông đã đưa ra những ý kiến về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam với quan điểm rõ ràng, cụ thể và gắn với thực tiễn, với xu hướng phát triển của thời đại.

Xin giới thiệu bài viết về "Sứ mệnh của Đại học Quốc gia trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc" của GS.TSKH Vũ Minh Giang:

Trong tiến trình hàng ngàn năm, lịch sử Việt Nam đã trải qua những bước thăng trầm. Không khó để nhận ra một quy luật là cứ sau mỗi lần vượt qua thử thách hiểm nghèo dân tộc Việt Nam lại bước vào một thời kỳ phát triển rực rỡ. Các bậc tiền nhân đã tổng kết “phi trí bất hưng” (Lê Quý Đôn).

Sự hưng thịnh của quốc gia tưởng chừng là một quy luật khách quan nhưng thực ra lại chứa đựng hai nguyên nhân được quyết định bởi con người. Đó là khát vọng vươn lên của nhân dân và đóng góp trí tuệ của tầng lớp tinh hoa. Đấu nối, phát huy hai nguồn sức mạnh vô địch và vô tận ấy chính là các bậc minh quân (lãnh đạo), những người coi “hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao”(1).

GS.TSKH.NGND Vũ Minh Giang phân tích vị thế của hai ĐHQG trong tình hình mới tại Hội nghị giao ban hai ĐHQG, ngày 7/12/2024

Trong thời đại Hồ Chí Minh, để làm nên những kỳ tích trong suốt gần một thế kỷ qua, Đảng và các thế hệ hệ lãnh đạo đã có những quyết sách có tầm trí tuệ xuyên thế kỷ nhằm phát huy cao nhất nguồn lực của đội ngũ tinh hoa, khai mạch nguyên khí quốc gia trong thời đại mới.

Một trong những quyết định lịch sử là việc thành lập hai Đại học Quốc gia vào năm 1993 và 1995 với sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài; nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và chuyển giao tri thức đa ngành, đa lĩnh vực; góp phần xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước; làm nòng cột và đầu tàu trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nghe giới thiệu về sản phẩm chip bán dẫn của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN trong chuyến thăm và làm việc ngày 14/4/2023

Sau gần 40 năm Đổi mới và phát triển, đất nước ta đang có một cơ đồ chưa từng có trong lịch sử và đứng trước một vận hội mới, thời cơ mới để thực hiện khát vọng xây dựng một quốc gia hùng cường, một dân tộc phồn vinh. Hơn bao giờ hết, hai Đại học Quốc gia nhận thấy trách nhiệm lớn lao của mình trước kỷ nguyên vươn mình của cả dân tộc.

Từ kinh nghiệm một số nước châu Á đã có những bước tiến thần kỳ đưa đất nước từ trình độ đang phát triển trở thành những quốc gia hàng đầu thế giới như Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore… chính phủ đều đầu tư vun cao cho Đại học Quốc gia về cả nguồn lực vật chất và cơ chế đặc biệt.

Với Đề án 985, Trung Quốc đã đưa Đại học Bắc Kinh lên thứ 23, Đại học Thành Hoa xếp thứ 39 trong bảng xếp hạng các trường đại học hàng đầu thế giới. Đặc biệt, Đại học Quốc gia Singapore (NUS) luôn tự hào rằng chỉ số đánh giá nhà trường nằm ở sự phát triển của nước Cộng hoà Singapore. Năm 2023 NUS xếp thứ 19 trong bảng xếp hạng các trường đại học hàng đầu thế giới.

Nghị quyết 45 đã khẳng định Đảng và Nhà nước sẽ tập trung xây dựng cơ chế, chính sách đột phá và đầu tư nguồn lực để phát triển Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh để chúng ta có thể vươn lên ngang tầm các nước tiên tiến và có đủ năng lực, điều kiện để giữ vai trò nòng cốt trong đào tạo, nghiên cứu, đóng góp của đội ngũ trí thức.

Tổng kết Nghị quyết 18 là dịp hai Đại học Quốc gia ra soát lại chặng đường đã qua đã tìm ra những mặt tích cực để phát huy và những nút thắt cần tháo gỡ để từ đó thực hiện tốt nhất những nhiệm vụ vô cùng lớn lao của hai cơ sở đào tạo và nghiên cứu hàng đầu của Đất nước trong kỷ nguyên vươn mình của Dân tộc.

Giáo dục

Tổ hợp tự nhiên bị "lép vế" với tổ hợp xã hội: Do công tác hướng nghiệp còn nhiều hạn chế
Giáo dục

Tổ hợp tự nhiên bị "lép vế" với tổ hợp xã hội: Do công tác hướng nghiệp còn nhiều hạn chế

Để giảm thiểu chênh lệch tỷ lệ chọn môn Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội tại kỳ thi tốt nghiệp THPT, các chuyên gia giáo dục cho biết, quan trọng nhất vẫn là làm tốt công tác hướng nghiệp, định hướng ở các cấp học, giúp học sinh thoát khỏi tâm lý "Học ứng thí - Học để thi".

Sẽ thí điểm giáo dục tài chính cho học sinh
Giáo dục

Sẽ thí điểm giáo dục tài chính cho học sinh

Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao hiểu biết tài chính, trong khuôn khổ hợp tác giữa UNICEF và Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam giai đoạn 2024-2025, một hợp phần về "Thích ứng bộ tài liệu giáo dục tài chính cho học sinh Việt Nam" đã được xây dựng. Bộ tài liệu này sẽ được triển khai thí điểm tại một số tỉnh đại diện cho 6 vùng kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Bảo đảm ngân sách cho công tác dinh dưỡng học đường
Chính trị

Bảo đảm ngân sách cho công tác dinh dưỡng học đường

Từ thực tiễn địa phương, tỉnh Lào Cai kiến nghị Chính phủ quan tâm, tiếp tục bố trí ngân sách cho hoạt động dinh dưỡng học đường trong các chương trình mục tiêu quốc gia; sửa đổi các quy định liên quan như Nghị định số 105/2020/NĐ-CP, Nghị định số 116/2016/NĐ-CP, tăng mức hỗ trợ tiền ăn cho học sinh bán trú…

Chương trình kỹ sư chuyên sâu đặc thù của Đại học Bách Khoa Hà Nội có gì đặc biệt?
Giáo dục

Chương trình kỹ sư chuyên sâu đặc thù của Đại học Bách Khoa Hà Nội có gì đặc biệt?

Chương trình “Kỹ sư chuyên sâu đặc thù” được thiết kế tích hợp, liên tục giữa bậc đào tạo cử nhân và kỹ sư chuyên sâu đặc thù. Chương trình có thời gian thiết kế 5,5 năm. Người tốt nghiệp được cấp 2 văn bằng tốt nghiệp Cử nhân (4 năm) và Kỹ sư chuyên sâu đặc thù (1,5 năm).

Kiến nghị có chế độ đãi ngộ đối với trường có học sinh bán trú
Chính trị

Kiến nghị có chế độ đãi ngộ đối với trường có học sinh bán trú

Làm việc với Đoàn khảo sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục về thực hiện chính sách, pháp luật về dinh dưỡng học đường, Hiệu trưởng Trường Tiểu học và Trung học cơ sở số 2 Tả Phời, xã Tả Phời, TP. Lào Cai, tỉnh Lào Cai, Nguyễn Hữu Dân kiến nghị có chế độ đãi ngộ đối với mô hình trường có học sinh bán trú.

 Khoa Lý luận chính trị Đại học Kinh tế Quốc dân kỷ niệm 40 năm thành lập
Giáo dục

Khoa Lý luận chính trị Đại học Kinh tế Quốc dân kỷ niệm 40 năm thành lập

Sáng 10.12, Khoa Lý luận chính trị, Trường Kinh tế và Quản lý công, Đại học Kinh tế Quốc dân đã tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4” và chương trình Lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Khoa Lý luận chính trị (1984 - 2024).

7 vị trí công tác trong lĩnh vực giáo dục phải thay đổi định kỳ sau 3-5 năm
Giáo dục

7 vị trí công tác trong lĩnh vực giáo dục phải thay đổi định kỳ sau 3-5 năm

Các vị trí "tuyển sinh, đào tạo; phân bổ chỉ tiêu, quản lý tuyển sinh; thẩm định, phê duyệt chương trình đào tạo; thẩm định tài liệu giáo dục địa phương; Thẩm định hồ sơ thành lập cơ sở giáo dục; quản lý đề án, dự án; phân bổ, thẩm định đề tài nghiên cứu khoa học"... sẽ cần phải thay đổi định kỳ theo quy định mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Hơn 15.000 sinh viên Trường Đại học Phenikaa "bùng nổ" cảm xúc trong đêm Đại nhạc hội Into the Colorverse
Giáo dục

Hơn 15.000 sinh viên Trường Đại học Phenikaa "bùng nổ" cảm xúc trong đêm Đại nhạc hội Into the Colorverse

Với sân khấu hoành tráng, quy tụ dàn khách mời nổi tiếng như MONO, Captain Boy,... Into the Colorverse - Đại nhạc hội chào tân sinh viên K18 Trường Đại học Phenikaa tối 8.12 đã đem đến những phần trình diễn đầy cảm xúc, để lại dấu ấn khó quên trong lòng khán giả và thu hút 15.000 sinh viên tham dự.

TP. Hồ Chí Minh đầu tư quỹ đất phát triển các dự án giáo dục
Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh đầu tư quỹ đất phát triển các dự án giáo dục

Tại hội nghị triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất đối với các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo và giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo cho biết, TP. Hồ Chí Minh có 69 quỹ đất giáo dục để đầu tư phát triển các dự án giáo dục đào tạo.

70% sinh viên công nghệ thông tin cần đào tạo lại kỹ năng thực hành sau khi tốt nghiệp
Giáo dục

70% sinh viên công nghệ thông tin cần đào tạo lại kỹ năng thực hành sau khi tốt nghiệp

Mỗi năm, Việt Nam đào tạo thêm khoảng 50.000 nhân lực công nghệ thông tin, nhưng trong số này chỉ có khoảng 30% sẵn sàng làm việc được ngay khi ra trường, còn lại 70% vẫn phải thông qua quá trình đào tạo, các khóa học để rèn giũa các kỹ năng thực hành trước khi tham gia vào dự án thực tế.