Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị quán triệt, triển khai một số luật, nghị quyết của Quốc hội Khóa XV

* Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định dự và đồng chủ trì Hội nghị

Ngày 30.7, tại Trụ sở Chính phủ, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chính phủ phối hợp Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan liên quan tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt triển khai một số luật, nghị quyết của Quốc hội Khóa XV.

Hội nghị được tổ chức trực tiếp và trực tuyến với 63 điểm cầu tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. 

Cùng dự và chủ trì Hội nghị có: Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định và các Phó Thủ tướng Chính phủ: Lê Minh Khái, Trần Hồng Hà, Lê Thành Long.

Chính phủ tổ chức 28 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật, ban hành hơn 380 nghị định

Phát biểu khai mạc hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, xây dựng và hoàn thiện thể chế là một trong ba đột phá chiến lược, chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Chính phủ xác định đây là một nhiệm vụ trọng tâm và tập trung thực hiện đồng bộ từ xây dựng, hoàn thiện thể chế đến tổ chức thi hành pháp luật; và xác định đầu tư cho công tác thể chế là đầu tư cho phát triển; hoàn thiện thể chế để khơi thông, thúc đẩy các đột phá khác, nhất là về hạ tầng.

Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Chính phủ đã tổ chức 28 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật; cho ý kiến, xem xét, thông qua đối với hơn 100 đề nghị xây dựng luật, dự án luật; ban hành hơn 380 nghị định; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành gần 90 quyết định quy phạm.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị quán triệt, triển khai một số Luật, Nghị quyết của Quốc hội khóa XV -0
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu khai mạc hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc

Tại các kỳ họp, Quốc hội Khóa XV đã thông qua số lượng lớn luật, nghị quyết, trong đó có nhiều luật, nghị quyết quan trọng như: Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Đường bộ, các nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển các tỉnh, thành phố…

Riêng tại Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội đã thông qua 11 luật, 2 nghị quyết quy phạm; 1 Nghị quyết về Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 và 9 Nghị quyết điều hành kinh tế-xã hội.

Thủ tướng nêu rõ, việc xây dựng ban hành luật, nghị quyết đã khó, việc đưa các văn bản này đi vào cuộc sống, phát huy tác dụng còn khó khăn hơn. Thời gian qua, công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật vẫn còn những vấn đề cần phải điều chỉnh nhiều hơn để khơi thông mọi nguồn lực cho sự phát triển nhanh và bền vững trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đặc biệt là những lĩnh vực liên quan động lực tăng trưởng mới, như chuyển đổi số, chống biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, kinh tế chia sẻ mà cả thế giới đang hướng tới và chúng ta phải đi theo.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị quán triệt, triển khai một số Luật, Nghị quyết của Quốc hội khóa XV -0
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc

Việc hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật đáp ứng yêu cầu thực tế là đòi hỏi khách quan. Chính vì vậy, việc tổ chức hội nghị là hết sức đúng đắn, cần thiết. Thủ tướng đề nghị tập trung quán triệt những điểm mới, nội dung trọng tâm, yêu cầu và nhiệm vụ chủ yếu để đưa các luật, nghị quyết mới ban hành vào cuộc sống.

Thủ tướng cũng điểm một số kết quả đạt được và khó khăn trong quá trình triển khai một số Luật đã được Quốc hội thông qua trong Khóa XV này; lắng nghe ý kiến các bộ, ngành, địa phương về những thuận lợi, khó khăn vướng mắc trong thực tế cũng như quá trình triển khai thực hiện; đặc biệt là rút kinh nghiệm trong quá trình này để nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị quán triệt, triển khai một số Luật, Nghị quyết của Quốc hội khóa XV -0
Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu trụ sở Chính phủ. Ảnh: Nhật Bắc 
Tại hội nghị, đại diện các bộ, ngành, địa phương đã trình bày báo cáo, phát biểu về công tác triển khai thi hành Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; thực hiện Quy định số 178-QĐ/TW ngày 27.6.2024 của Ban Chấp hành Trung ương về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật; công tác triển khai thi hành Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Các tổ chức tín dụng.
Các ý kiến cũng thảo luận về một số nội dung trọng tâm và việc chuẩn bị nguồn lực thi hành Luật Đường bộ, Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Thủ đô; công tác chuẩn bị, kết quả tổ chức triển khai thi hành và những khó khăn, vướng mắc của địa phương trong quá trình thi hành các luật, nghị quyết của Quốc hội…

Quốc hội thông qua 11 luật, 21 nghị quyết, cho ý kiến lần đầu với 11 dự án luật khác

Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, tại Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội đã thông qua 11 luật, 21 nghị quyết và cho ý kiến lần đầu đối với 11 dự án luật khác. Với tổng số 43 dự án luật, dự thảo nghị quyết xem xét trong một kỳ họp là số lượng rất lớn so với các kỳ họp trước.

Trong tổng số 11 luật và 3 nghị quyết có chứa quy phạm pháp luật vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Bảy, có 412 nội dung giao các cơ quan ở Trung ương và địa phương quy định chi tiết. Nếu tính riêng 10 luật thì có 398 nội dung giao quy định chi tiết, Phó Chủ tịch Quốc hội cho biết.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá rất cao sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, đặc biệt là sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, sự nỗ lực của các bộ trong việc đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị, đã ban hành cơ bản đầy đủ các nghị định, thông tư hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản để có hiệu lực đồng thời từ ngày 1.8.2024. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn một số văn bản, nhất là văn bản của một số chính quyền địa phương cấp tỉnh cần khẩn trương ban hành để quy định các nội dung được Luật Đất đai, Luật Nhà ở giao.

Chương trình lập pháp 6 tháng cuối năm 2024 và năm 2025 rất nặng, trong đó riêng Kỳ họp thứ Tám có 25 dự án luật (12 dự án trình Quốc hội thông qua và 13 dự án cho ý kiến), chưa kể các nghị quyết và có thể còn bổ sung nữa. Nhấn mạnh điều này, Phó Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, đây là số lượng dự án luật lớn nhất được trình Quốc hội trong một kỳ họp, tính từ đầu nhiệm kỳ.

Đối với Chương trình năm 2025 hiện có 23 dự án luật, tập trung vào Kỳ họp thứ Chín với 13 dự án thông qua và 10 dự án cho ý kiến; và đến Kỳ họp thứ Mười sẽ thông qua 10 dự án luật này (hiện nay Chính phủ chưa có đề xuất dự án luật nào dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Mười).

Ngoài các nội dung chính nêu trên, trong thời gian tới, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị Chính phủ và các cơ quan, tổ chức hữu quan phối hợp với Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức tổng kết thực hiện Đề án Định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV.

Trên cơ sở kết quả tổng kết và căn cứ chủ trương, định hướng của Đảng và nhu cầu hoàn thiện hệ thống pháp luật trong các lĩnh vực, đề nghị các cơ quan đề xuất các nhiệm vụ lập pháp cần thực hiện trong nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XVI (2026 - 2031), làm cơ sở cho việc tổng hợp, xây dựng, trình cấp có thẩm quyền quyết định Định hướng chương trình lập pháp cho nhiệm kỳ tới.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị quán triệt, triển khai một số Luật, Nghị quyết của Quốc hội khóa XV -0
Toàn cảnh Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc

Thời gian vừa qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có sáng kiến thành lập Ban Chỉ đạo để tiếp tục rà soát, xử lý vướng mắc trong các văn bản quy phạm pháp luật đã được chỉ ra tại các Báo cáo của Chính phủ về rà soát pháp luật theo yêu cầu tại Nghị quyết số 101/2023/QH15 và Nghị quyết số 110/2023/QH15 của Quốc hội. Đồng thời, Chính phủ cũng đang nỗ lực rà soát, xử lý các vướng mắc, bất cập về thủ tục hành chính theo Nghị quyết số 103/2023/QH15 của Quốc hội.

Tại Kỳ họp thứ Bảy vừa qua, các đại biểu Quốc hội rất hoan nghênh và đánh giá cao sự chủ động của Chính phủ. Đây cũng là một trong các nhiệm vụ mà Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã giao, đồng thời là trách nhiệm chung của các cơ quan trong hệ thống chính trị, không chỉ riêng của Chính phủ hay của các cơ quan trực tiếp ban hành văn bản.

Trước mắt, trên cơ sở kết quả rà soát đã báo cáo Quốc hội, đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành có liên quan đề xuất, thống nhất phương án xử lý ngay các vướng mắc, bất cập, nhất là các điểm nghẽn tại một số luật nhằm tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khơi thông nguồn lực cho phát triển. Trường hợp cần thiết, có thể xem xét, đề nghị Quốc hội ban hành một luật sửa đổi, bổ sung một số luật theo trình tự, thủ tục rút gọn để kịp thời xử lý các vướng mắc đã được chỉ ra, Phó Chủ tịch Quốc hội lưu ý.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị quán triệt, triển khai một số Luật, Nghị quyết của Quốc hội khóa XV -0
Hội nghị được kết nối trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Ảnh: Nhật Bắc

Trong thời gian tới, Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến sẽ phối hợp với Chính phủ tổ chức "Diễn đàn pháp luật" để trao đổi, đối thoại, thảo luận các vấn đề lớn về xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và thực hiện có hiệu quả hệ thống pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới cũng như các giải pháp tiếp tục đổi mới, hoàn thiện quy trình, nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật gắn với việc nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và xây dựng Đề án đổi mới quy trình xây dựng pháp luật chuyên nghiệp, khoa học, kịp thời, khả thi, hiệu quả như Nghị quyết số 27 của Trung ương đã giao.

Để chuẩn bị cho Diễn đàn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo các cơ quan của Quốc hội phối hợp chặt chẽ với các bộ, cơ quan của Chính phủ, cơ quan khác có liên quan lắng nghe, nắm bắt ý kiến của các chuyên gia, tổ chức, hiệp hội, cộng đồng doanh nghiệp và người dân nhằm lựa chọn kỹ lưỡng chủ đề, nội dung, phương thức tổ chức…, bảo đảm hiệu quả, thiết thực.

"Đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm chỉ đạo các bộ, cơ quan có liên quan phối hợp để chuẩn bị tổ chức thành công Diễn đàn quan trọng này", Phó Chủ tịch Quốc hội nói.

Trước đó, báo cáo tại hội nghị, Phó Thủ tướng Lê Thành Long cho biết, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Chính phủ đã trình Quốc hội thông qua 60 Luật, Nghị quyết quy phạm; Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành khoảng 470 Nghị định, Quyết định quy phạm.

Riêng trong 6 tháng đầu năm 2024, các bộ đã trình Chính phủ xem xét, cho ý kiến 35 dự án luật, dự thảo, đề nghị xây dựng luật, nghị quyết; Chính phủ ban hành 75 nghị định; Thủ tướng Chính phủ ban hành 8 quyết định quy phạm pháp luật.

Chính phủ cũng đã ban hành 131 Nghị quyết, Thủ tướng Chính phủ ban hành 645 quyết định cá biệt, 19 chỉ thị, 64 công điện và 8.398 văn bản chỉ đạo, điều hành liên quan.

Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Làng Nủ, Nậm Tông, Kho Vàng sẽ trở thành những thôn kiểu mẫu, làng hạnh phúc
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Làng Nủ, Nậm Tông, Kho Vàng sẽ trở thành những thôn kiểu mẫu, làng hạnh phúc

Sáng 22.12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành Dự án tái thiết khu dân cư thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên; thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc và thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai - nơi vào những ngày đầu tháng 9.2024 xảy ra thảm họa lũ quét, sạt lở đất do bão số 3 (Yagi) gây ra làm hàng chục người dân thiệt mạng và mất tích; hàng chục ngôi nhà vùi lấp, cuốn trôi.

Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình
Sự kiện nổi bật

Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình

Ngày 21.12, Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị do đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương làm Trưởng Đoàn đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình để thông báo Dự thảo Báo cáo kết quả kiểm tra đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình.

Thủ tướng: Phát triển Đà Nẵng thực sự là cực tăng trưởng của cả nước
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng: Phát triển Đà Nẵng thực sự là cực tăng trưởng của cả nước

Sáng 21.12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 136/2024/QH15 về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng (Nghị quyết 136), chủ trì Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo.

Sắp xếp tinh gọn bộ máy tránh để 'người tài xin nghỉ, người dở ở lại'
Sự kiện nổi bật

Sắp xếp tinh gọn bộ máy tránh để 'người tài xin nghỉ, người dở ở lại'

Sáng 21.12, dự và phát biểu tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành Nội vụ, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình ghi nhận, Bộ Nội vụ đã giải quyết được rất nhiều việc khó như vấn đề vị trí việc làm, tinh gọn bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính, tăng lương, giảm biên chế, đổi mới thi cử…

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình dự Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2025 ngành Nội vụ
Sự kiện nổi bật

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình dự Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2025 ngành Nội vụ

Sáng ngày 21.12, tại Hà Nội, Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành Nội vụ. Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị. 

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và Ban Lãnh đạo Bộ chủ trì Hội nghị
Chính trị

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dự hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành tài nguyên và môi trường năm 2025

Ngày 21.12, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị "Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành tài nguyên và môi trường". Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Công tác ngoại giao kinh tế ngày càng thực chất hơn và bài bản hơn
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Công tác ngoại giao kinh tế ngày càng thực chất hơn và bài bản hơn

Chiều tối 20.12, chủ trì Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với các Đại sứ, Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tổng kết công tác ngoại giao kinh tế năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng ngoại giao kinh tế ngày càng thực chất hơn và bài bản hơn, với “3 rõ”: Kết quả rõ, sản phẩm rõ, đóng góp rõ cho phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

toàn cảnh cuộc họp báo chiều 20.12 - Ảnh H.Ngọc
Sự kiện nổi bật

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật và 1 Pháp lệnh

Chiều 20.12, tại Phủ Chủ tịch, dưới sự chủ trì của Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phạm Thanh Hà, Văn phòng Chủ tịch nước đã tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám và 1 Pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. 

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa dự Hội thảo quốc tế về Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác
Chính trị

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa dự Hội thảo quốc tế về Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Ngày 20.12, tại Hưng Yên, Tỉnh ủy Hưng Yên phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Ngoại giao, Tỉnh ủy Hà Tĩnh, Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam và Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề "Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác - Danh nhân văn hóa và giá trị di sản". Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa dự và phát biểu tại hội thảo.

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Chính trị

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 20.12, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng, trọng thể tổ chức Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22.12.1944 - 22.12.2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22.12.1989 - 22.12.2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương, dự và đọc Diễn văn tại Lễ kỷ niệm.

Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân:

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Chính trị

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng ngày 20.12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng trọng thể tổ chức Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22.12.1944 - 22.12.2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22.12.1989 - 22.12.2024); đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương, dự và có Diễn văn tại Lễ kỷ niệm.

Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch Nước Phạm Thanh Hà phát biểu tại cuộc họp báo - Ảnh H.Ngọc
Sự kiện nổi bật

Họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám

Sáng 20.12, tại Phủ Chủ tịch, dưới sự chủ trì của Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phạm Thanh Hà, Văn phòng Chủ tịch nước đã tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám.

Một số hình ảnh Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Chính trị

Một số hình ảnh Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 20.12, Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương cùng các Lãnh đạo, nguyên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22.12.1944 - 22.12.2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22.12.1989 - 22.12.2024). Lễ kỷ niệm được tổ chức trọng thể tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội. 

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Chính trị

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22.12.1944 - 22.12.2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22.12.1989- 22.12.2024), sáng 20.12, tại Hà Nội, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Quân ủy Trung ương – Quốc Bộ Quốc phòng đến đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Đổng Quân
Sự kiện nổi bật

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Đổng Quân

Chiều 19.12, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương đã tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, Thượng tướng Đổng Quân và Đoàn đại biểu Quân đội Trung Quốc sang dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22.12.1944 - 22.12.2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng Toàn dân (22.12.1989 - 22.12.2024).