Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tây Ninh

Ngày 3.1, trong không khí của những ngày đầu năm mới 2024, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã có chuyến thăm và làm việc tại Tây Ninh.

Sáng nay, 3.1, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã có cuộc làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy và lãnh đạo chủ chốt của tỉnh Tây Ninh về công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025 và Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng.

Tham dự cuộc làm việc có các Ủy viên Trung ương Đảng: Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường; Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng; Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh; Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Trung tướng Lê Tấn Tới; Trưởng Ban Công tác đại biểu, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Thị Thanh; Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Lê Quang Mạnh; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị; Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long; Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh; đại diện lãnh đạo một số bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Cùng dự có Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội Phạm Thái Hà; Ủy viên Thường trực Ban Thư ký, Vụ trưởng Vụ Thư ký - Văn phòng Quốc hội Phan Thị Thùy Linh, đại diện lãnh đạo một số vụ, đơn vị của Văn phòng Quốc hội...

Về phía tỉnh Tây Ninh có: Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thành Tâm; các thành viên Ban Thường vụ và lãnh đạo chủ chốt của tỉnh...

Một trong những địa phương có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất cả nước

Tây Ninh thuộc Đông Nam Bộ, nối cao nguyên Nam Trung Bộ với đồng bằng sông Cửu Long, vừa mang đặc điểm của một cao nguyên, vừa có dáng dấp, sắc thái của vùng đồng bằng, giáp với phía Tây Bắc của TP. Hồ Chí Minh, là cầu nối giữa TP. Hồ Chí Minh và thủ đô Phnom Penh (Campuchia) và là một trong những tỉnh nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên khá thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, hầu như không bị ảnh hưởng của thiên tai, đất đai bằng phẳng phù hợp cho việc trồng trọt, nhất là cây công nghiệp lâu năm, có hồ Dầu Tiếng cung cấp nguồn nước sạch phục vụ tốt cho sản xuất và sinh hoạt, không chỉ tại địa phương mà còn cung cấp cho các tỉnh trong vùng.

Tây Ninh là địa phương có truyền thống cách mạng kiên cường, anh dũng trong kháng chiến, với nhiều di tích lịch sử cách mạng quốc gia, trong đó có Khu căn cứ Trung ương cục miền Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ là di tích cấp Quốc gia đặc biệt, di tích lịch sử văn hóa núi Bà Đen, di tích tâm linh đặc sắc như Trung tâm tôn giáo Cao Đài, là điểm đến của du khách và đồng bào theo đạo gần xa. Các yếu tố trên là tiềm năng, lợi thế để tỉnh khai thác, thúc đẩy toàn diện về nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, dịch vụ và du lịch.

Thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2023, ngay từ đầu năm, Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tây Ninh đã xây dựng và ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TU, ngày 9.12.2022 cùng các chương trình, kế hoạch, các nội dung đột phá với các nhiệm vụ và giải pháp cụ thể để triển khai thực hiện thực hiện các chỉ tiêu, nội dung đề ra trong Nghị quyết. Trên cơ sở đó, đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai các Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện 4 lĩnh vực đột phá về thể chế, nguồn nhân lực, hạ tầng, nông nghiệp và du lịch; tập trung tháo gỡ 3 điểm nghẽn đã được Đảng bộ tỉnh chỉ ra về quy hoạch; đất đai; đầu tư để khơi thông nguồn lực, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội.

Đáng chú ý, kinh tế-xã hội của Tây Ninh cơ bản ổn định và có bước phát triển. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) đạt 59.590 tỷ đồng, tăng 6,12% so với cùng kỳ, cao hơn bình quân cả nước; GRDP bình quân đầu người ước đạt 3.931 USD. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước đạt 40.755 tỷ đồng, tăng 10,01% so với cùng kỳ, đạt 37,1% GRDP.

Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn vượt kế hoạch năm, trên 11.000 tỷ đồng, trong đó số thu nội địa và thu xuất nhập khẩu đều vượt kế hoạch. Thu hút đầu tư nước ngoài có sự khởi sắc, đạt 751 triệu USD, tăng 8,5% so với cùng kỳ. Du lịch có sự tăng trưởng tốt, lần đầu tiên đạt mốc 5 triệu du khách trong năm, đạt 102% kế hoạch, tăng 13,2% so với cùng kỳ, doanh thu du lịch đạt 2.000 tỷ đồng, đạt 111,1% kế hoạch, tăng 36,5% so với cùng kỳ. 

Thu hút đầu tư nước ngoài có nhiều khởi sắc, đạt 751 triệu USD, tăng 8,5% so với cùng kỳ; thu hút đầu tư trong nước còn khó khăn, ước đạt 12.545 tỷ đồng, giảm 24,3% so với cùng kỳ; cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập mới 809 doanh nghiệp với số vốn đăng ký 5.621 tỷ đồng, giảm 3,2% so cùng kỳ về số doanh nghiệp và giảm 62,7% so với cùng kỳ về vốn đăng ký.

Các chỉ tiêu xã hội - môi trường đều hoàn thành, thể hiện sự chú trọng, quan tâm các vấn đề xã hội tại địa phương. Trong đó chỉ tiêu giảm nghèo đạt kết quả tốt, số hộ nghèo đa chiều của Tây Ninh chỉ còn 0,67%, là một trong các địa phương có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất cả nước. Phát triển văn hóa - xã hội gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội. 

Công tác quốc phòng, an ninh thực hiện gắn kết với phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh kinh tế trong tình hình mới, công tác quốc phòng, quân sự thực hiện đạt kế hoạch đề ra.

Là tỉnh có đường biên giới dài 240km, giáp 3 tỉnh thuộc Campuchia, có 3 cửa khẩu quốc tế (Mộc Bài, Xa Mát và Tân Nam), 3 cửa khẩu chính, 10 cửa khẩu phụ và nhiều đường mòn, lối mở, nhưng tỉnh đã có nhiều nỗ lực, cố gắng để giữ vững ổn định chính trị, an ninh biên giới. An ninh, trật tự an toàn xã hội, an ninh trong công nhân không phát sinh tình huống phức tạp; xử lý kịp thời, ổn định các vấn đề nổi lên về an ninh trong tôn giáo, dân tộc, an ninh nông thôn, an ninh mạng...

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thực hiện Kết luận số 21-KL/TW, ngày 25.10.2021 của Ban Chấp hành Trung ương về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng, hệ thống chính trị...

Tuy nhiên, báo cáo của Tỉnh ủy cũng rất thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, hạn chế, trong đó còn 6/17 chỉ tiêu về kinh tế - xã hội chưa đạt Nghị quyết đề ra; các động lực chính của nền kinh tế tăng trưởng chậm, kim ngạch xuất, nhập khẩu giảm đáng kể. Tiến độ, kết quả, chất lượng thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, nhất là Chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới có khả năng không hoàn thành mục tiêu theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI.

Tiến độ lập, điều chỉnh, trình phê duyệt các quy hoạch có tính động lực phục vụ cho sự phát triển và các nội dung trọng tâm, dự án trọng điểm triển khai thực hiện chậm. Cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh, nâng cao hiệu quả quản trị công chưa đạt theo yêu cầu; các chỉ số phản ánh nền hành chính của tỉnh (PCI, PAPI, SIPAS, PAR INDEX) năm 2022 giảm sâu...

Đề xuất một số cơ chế, chính sách đặc thù, trọng tâm là Khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ Mộc Bài

Tại cuộc làm việc, Tây Ninh cũng nêu một số kiến nghị, đề xuất cụ thể với Chủ tịch Quốc hội và Đoàn công tác. 

Trong đó, với Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài, đây là cửa ngõ quan trọng kết nối, giao thương, trung chuyển hàng hóa, dịch vụ, kết nối du lịch với nước bạn Campuchia và Tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GMS), đồng thời có vị trí chiến lược về quốc phòng, an ninh của đất nước, thuộc chuỗi công nghiệp - đô thị Mộc Bài - TP. Hồ Chí Minh - cảng Cái Mép - Thị Vải gắn với hành lang kinh tế Xuyên Á được xác định trong Nghị quyết số 81/2023/QH15, ngày 9.1.2023 của Quốc hội về quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và dự thảo Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ đang được tổ chức lập. Hiện nay, Tây Ninh đang khẩn trương hoàn thiện quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài theo mô hình Công nghiệp - Đô thị - Dịch vụ hiện đại, xanh và bền vững để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt (dự kiến trình trong tháng 4.2024).

Để tạo đột phá phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài theo định hướng chiến lược đề ra, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tây Ninh đề xuất Chủ tịch Quốc hội và Đoàn công tác xem xét, thống nhất về chủ trương cho tỉnh phối hợp với các cơ quan Trung ương nghiên cứu, đề xuất một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Tây Ninh, trọng tâm là Khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ Mộc Bài để thu hút các nhà đầu tư chiến lược, thực hiện chủ trương kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Campuchia.

Cụ thể là một số chính sách cụ thể đề xuất định hướng nghiên cứu, như: Phân quyền cho địa phương quyết định các thủ tục về quy hoạch, cấp chủ trương đầu tư, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đánh giá tác động môi trường ... trong Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài; chính sách phân bổ, sử dụng đất công nghiệp, thương mại, dịch vụ áp dụng riêng cho Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài theo quy hoạch chung xây dựng được duyệt; cơ chế tỉnh Tây Ninh được giữ lại một phần thu thuế xuất nhập khẩu để quản lý, chi cho các nhiệm vụ thường xuyên, đầu tư phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài; cơ chế thu hồi đất, tạo quỹ đất sạch để kêu gọi, thu hút đầu tư trong Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài; danh mục ngành, nghề ưu tiên thu hút đầu tư vào Khu kinh tế này và cơ chế lựa chọn nhà đầu tư chiến lược đủ tầm, tạo động lực, hiệu ứng lan tỏa.

Ngoài ra, Tây Ninh cũng nêu một số kiến nghị cụ thể liên quan đến dự án Tưới tiêu khu vực phía Tây sông Vàm Cỏ Đông (giai đoạn 2); và một số vấn đề liên quan đến thể chế hóa pháp luật về đất đai trong dự án Luật Đất đai (sửa đổi) đang trong quá trình tiếp thu, hoàn chỉnh trình Quốc hội xem xét, thông qua... 

Tại cuộc làm việc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã phát biểu gợi mở một số vấn đề để lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương phát biểu, trao đổi làm rõ những kết quả Tây Ninh đã đạt được trong hơn nửa nhiệm kỳ vừa qua cũng như phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp để tiếp tục khai thác tốt hơn tiềm năng, thế mạnh, đưa Tây Ninh phát triển nhanh và bền vững, thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh và Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. 

Chủ tịch Quốc hội đề nghị lãnh đạo các bộ, ngành trả lời, giải đáp rõ các đề xuất, kiến nghị của Tây Ninh...

Báo Đại biểu Nhân dân sẽ tiếp tục thông tin về cuộc làm việc...

+ Trước đó, sáng cùng ngày, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn công tác của Trung ương đã dâng hương, dâng hoa, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống vì độc lập dân tộc, thống nhất đất nước tại Nghĩa trang liệt sĩ Đồi 82 (Tân Biên) - một trong 3 nghĩa trang lớn nhất của cả nước.

Đây là nơi an nghỉ của hơn 14 nghìn liệt sĩ đã anh dũng hy sinh trong công cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước và làm nghĩa vụ quốc tế cao cả tại nước bạn Campuchia.

Thời sự Quốc hội

Có cơ chế cung cấp cơ sở dữ liệu sinh viên xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ
Thời sự Quốc hội

Có cơ chế cung cấp cơ sở dữ liệu sinh viên xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ

Tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Sở Nội vụ Hải Phòng kiến nghị cần có cơ chế cung cấp cơ sở dữ liệu, giới thiệu sinh viên xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ để thành phố triển khai thực hiện chính sách tuyển dụng, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao...

Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng đề nghị mở rộng đối tượng, danh mục ngành nghề hỗ trợ đào tạo
Thời sự Quốc hội

Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng đề nghị mở rộng đối tượng, danh mục ngành nghề hỗ trợ đào tạo

Sáng 11.4, dưới sự chủ trì của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Nguyễn Trường Giang, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao.

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với UBND tỉnh Tây Ninh
Thời sự Quốc hội

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với UBND tỉnh Tây Ninh

Sáng 11.4, tại Tây Ninh, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Tây Ninh, phục vụ thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Tình trạng khẩn cấp; khảo sát tình hình phân giới cắm mốc trên tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia.

Thẩm tra sơ bộ dự thảo Nghị quyết thí điểm Viện Kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự
Thời sự Quốc hội

Thẩm tra sơ bộ dự thảo Nghị quyết thí điểm Viện Kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự

Sáng 11.4, tại Nhà Quốc hội, Thường trực Ủy ban Pháp luật và Tư pháp họp thẩm tra sơ bộ dự thảo Nghị quyết thí điểm Viện Kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền dân sự của các chủ thể là nhóm dễ bị tổn thương hoặc bảo vệ lợi ích công.

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, Tây Ninh
Chính trị

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, Tây Ninh

Chiều 10.4, tại Tây Ninh, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với làm việc với Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, phục vụ thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Tình trạng khẩn cấp.

Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường họp thẩm tra sơ bộ về tình hình thực hiện 3 dự án hồ chứa nước. Ảnh: Thanh Hải
Chính trị

Đề xuất các giải pháp cụ thể để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho ba dự án hồ chứa nước

Như Báo Đại biểu Nhân dân đã đưa tin, sáng 10.4, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội (22 Hùng Vương, Hà Nội, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tiến hành phiên họp thẩm tra sơ bộ các báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện Nghị quyết số 93/2019/QH14 của Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án Hồ chứa nước Ka Pét, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận và việc thực hiện Nghị quyết số 101/2023/QH15 của Quốc hội về điều chỉnh một số nội dung của Nghị quyết số 93/2019/QH14; việc thực hiện Nghị quyết số 135/2020/QH14 của Quốc hội về việc chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện dự án Hồ chứa nước sông Than, tỉnh Ninh Thuận và dự án Hồ chứa nước Bản Mồng, tỉnh Nghệ An.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Tạ Đình Thi chủ trì phiên họp. Ảnh: Thanh Hải
Chính trị

Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường thẩm tra sơ bộ tình hình thực hiện ba dự án hồ chứa nước

Sáng 10.4, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương (Hà Nội), Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức phiên họp thẩm tra sơ bộ các báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện Nghị quyết số 93/2019/QH14 của Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án Hồ chứa nước Ka Pét, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận và việc thực hiện Nghị quyết số 101/2023/QH15 của Quốc hội về điều chỉnh một số nội dung của Nghị quyết số 93/2019/QH14; việc thực hiện Nghị quyết số 135/2020/QH14 của Quốc hội về việc chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện dự án Hồ chứa nước sông Than, tỉnh Ninh Thuận và dự án Hồ chứa nước Bản Mồng, tỉnh Nghệ An.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành 4 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành 4 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vừa ký ban hành 4 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội gồm: Nghị quyết số 1579/NQ-UBTVQH15 phê chuẩn Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại của Quốc hội khóa XV; Nghị quyết số 1584/NQ-UBTVQH15 về việc thành lập Ban Soạn thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết số 71/2022/QH15 ngày 15.11.2022 của Quốc hội; Nghị quyết số 73/2025/UBTVQH15 kết thúc hoạt động của Ban Thư ký, Quốc hội khóa XV; Nghị quyết số 75/2025/UBTVQH15 điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh (Chương trình lập pháp) năm 2025.

Phó Bí thư Đảng ủy Quốc hội, Bí thư Đảng ủy các cơ quan tham mưu, giúp việc của Đảng ủy Quốc hội Vũ Hải Hà phát biểu
Thời sự Quốc hội

Giao ban giữa lãnh đạo Đảng ủy Quốc hội với các cơ quan tham mưu, giúp việc

Chiều 9.4, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng ủy Quốc hội, Bí thư Đảng ủy các cơ quan tham mưu, giúp việc của Đảng ủy Quốc hội Vũ Hải Hà và Phó Bí thư Đảng ủy Quốc hội, Phó Bí thư Đảng ủy các cơ quan tham mưu, giúp việc của Đảng ủy Quốc hội Đặng Xuân Phương đã chủ trì Hội nghị sinh hoạt chuyên đề tháng 4.2025 và họp giao ban giữa lãnh đạo Đảng ủy Quốc hội với các cơ quan tham mưu, giúp việc.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vàThủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez. Ảnh: Lâm Hiển
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Tăng cường quan hệ nghị viện, thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Tây Ban Nha trên các lĩnh vực

Bày tỏ hài lòng về mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Quốc hội Việt Nam và Nghị viện Tây Ban Nha, tại hội kiến với Thủ tướng Tây Ban Nha, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhất trí hai bên triển khai hiệu quả các cơ chế hợp tác song phương, tăng cường trao đổi đoàn các cấp, giữa các Ủy ban thuộc Quốc hội hai nước, góp phần tăng cường hiểu biết, củng cố tin cậy chính trị, thúc đẩy hợp tác trên tất cả các lĩnh vực. 

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Nguyễn Thị Mai Hoa phát biểu
Chính trị

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với UBND tỉnh Khánh Hòa

Chiều 9.4, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với UBND tỉnh Khánh Hòa về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Nguyễn Thị Mai Hoa chủ trì cuộc làm việc.