Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Học viện Tài chính

Sáng 19.11, tại Hà Nội, Học viện Tài chính, tiền thân là Trường Cán bộ Tài chính – Kế toán Trung ương, trường đại học đầu tiên của Trung ương đào tạo chuyên sâu về tài chính – kế toán, đã tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm xây dựng, phát triển và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất lần thứ 3.

Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội, GS.TS, Nhà giáo ưu tú Vương Đình Huệ và các nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Nguyễn Thị Kim Ngân dự Lễ kỷ niệm. 

Cùng dự có: Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải; nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển và các Ủy viên Trung ương Đảng: Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn…

Tham dự còn có lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương cùng đông đảo các thế hệ thầy và trò Học viện Tài chính. 

Xứng đáng là trung tâm hàng đầu về nghiên cứu khoa học và chính sách quản lý tài chính 

Năm 1963, khi đất nước đang trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất phát triển kinh tế quốc dân và kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở miền Nam, Trường Cán bộ Tài chính - Kế toán Trung ương, tiền thân của Học viện Tài chính được Hội đồng Chính phủ thành lập, trở thành mốc son có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp đào tạo cán bộ có trình độ cao của ngành tài chính, kế toán và nền kinh tế quốc dân. Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, các thế hệ thầy và trò của Nhà trường luôn giữ vững sự đoàn kết, nỗ lực, vượt qua mọi thách thức, viết nên truyền thống vẻ vang, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Ngay từ những ngày đầu mới thành lập, đối mặt với nhiều khó khăn, thiếu thốn, tập thể nhà trường đã thể hiện bản lĩnh, quyết tâm và tầm nhìn chiến lược, tập trung đào tạo bồi dưỡng lực lượng giảng viên có trình độ chuyên môn vững vàng, lập trường tư tưởng kiên định; chú trọng xây dựng chương trình đào tạo cơ bản nhất, hiện đại nhất, Việt Nam nhất, bảo đảm tính tư tưởng, tính khoa học, tính thực tiễn và tính sư phạm. 

Trong kháng chiến chống Mỹ, nhà trường luôn là một tập thể gương mẫu trong giảng dạy và học tập, sẵn sàng chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Mặc dù phải đi sơ tán, nhiều lần chuyển đổi địa điểm, toàn thể cán bộ đảng viên, giảng viên, công nhân viên và sinh viên đã tập trung sức lực, tự tay phá đồi hoang, rừng rậm, vào rừng lấy gỗ, tre nứa, xây dựng nên hàng trăm công trình lớn nhỏ phục vụ cho giảng dạy và học tập, làm thay đổi bộ mặt một vùng nông thôn miền núi. Khí thế thi đua dạy tốt, học tốt của thầy và trò từ những căn hầm, từ những mái nhà tranh vách nứa vẫn bừng lên một niềm kiêu hãnh và tự tin. Chính trong hoàn cảnh khó khăn, gian khổ đó đã hun đúc, rèn luyện cho các thế hệ thầy và trò nhà trường ý chí vươn lên, tinh thần không bao giờ chịu khuất phục, không bao giờ lùi bước trước khó khăn; trong khó khăn, gian khổ lại càng thương yêu nhau nhiều hơn, gắn bó với nhau nhiều hơn. 

Đất nước thống nhất, nhà trường đã nhanh chóng đáp ứng yêu cầu mới trong giai đoạn cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, hoà nhập cùng sự nghiệp đổi mới. Đến nay, Học viện Tài chính đã phát triển cả quy mô và chất lượng; trở thành một trong những cơ sở đào tạo có uy tín trong nước và khu vực, đứng đầu về đào tạo Tài chính - Ngân hàng, Kế toán - Kiểm toán; là một trụ cột trong hệ thống giáo dục bậc cao của Việt Nam, được xếp vào nhóm trường đại học dẫn đầu khối kinh tế của Việt Nam; đồng thời cũng là trung tâm hàng đầu về nghiên cứu khoa học và chính sách quản lý tài chính của cả nước. 

Những năm gần đây, Nhà trường là đơn vị đi đầu trong đổi mới hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học; 10 năm liền là đơn vị xuất sắc của ngành Tài chính; nhiều bài báo khoa học được công bố trên các tạp chí quốc tế có uy tín; nhiều sản phẩm nghiên cứu khoa học chất lượng tốt, đóng góp vào quá trình hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, hoạch định chính sách, cơ chế kinh tế - tài chính của các Bộ, Ngành. Những thành tựu đó tạo nền tảng vững chắc để Học viện tiếp tục đổi mới quản trị đại học, nâng cao chất lượng đào tạo, xứng đáng với sứ mệnh là "cơ sở đào tạo cung cấp các sản phẩm đào tạo có chất lượng cao cho xã hội". 

Với những thành tựu xuất sắc và đóng góp quan trọng cho đất nước, Học viện Tài chính đã vinh dự được Đảng và Nhà nước Việt Nam trao tặng nhiều huân, huy chương, phần thưởng và danh hiệu cao quý. 

Tại Lễ kỷ niệm, thay mặt Lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã trao Huân chương Lao động hạng Nhất tặng Học viện Tài chính và gắn Huân chương lên lá cờ truyền thống của Học viện. Đây là lần thứ 3, Học viện Tài chính được vinh dự đón nhận phần thưởng cao quý này. 

Trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo chất lượng và uy tín của cả nước

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bày tỏ vui mừng, xúc động và tự hào về dự Lễ kỷ niệm 60 năm xây dựng, phát triển và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất lần thứ 3 của Học viện Tài chính, được gặp lại các thầy giáo, cô giáo đã hết lòng dìu dắt, dạy dỗ trong những năm tháng còn là sinh viên Khoa Kế toán và các đồng nghiệp đã cùng gắn bó trong hơn 20 năm là giảng viên, cán bộ lãnh đạo của Học viện.

Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11, Chủ tịch Quốc hội trân trọng gửi tới các thế hệ thầy giáo, cô giáo lời tri ân và lời chúc mừng nồng nhiệt nhất; trân trọng cảm ơn và công lao dạy dỗ, rèn luyện của nhà trường, của các thầy cô giáo và sự giúp đỡ, tạo điều kiện của cán bộ, nhân viên nhà trường, sự đùm bọc, phối hợp công tác của các sinh viên, các đồng nghiệp cùng thời. 

Thay mặt Lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Chủ tịch Quốc hội nhiệt liệt biểu dương và chúc mừng những thành tựu, đóng góp quan trọng của Học viện đối với đất nước trong 60 năm qua. 

Khẳng định quan điểm nhất quán của Đảng ta "giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt phát triển đất nước trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế", Chủ tịch Quốc hội chỉ rõ, trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra rất nhanh chóng, nguồn nhân lực trình độ cao, chất lượng cao và trình độ phát triển khoa học công nghệ sẽ quyết định vị thế, sức mạnh, năng lực cạnh tranh của mỗi quốc gia.

"Chất lượng đào tạo đại học và sau đại học đóng vai trò quyết định tới chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; là chìa khóa để thúc đẩy tăng năng suất lao động, duy trì tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Giáo dục đại học Việt Nam nói chung, Học viện Tài chính nói riêng cần ý thức sâu sắc về sứ mệnh và trách nhiệm cao cả này đối với đất nước", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.  

Cho rằng kỷ niệm 60 năm xây dựng và phát triển là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, mở ra một chặng đường phát triển mới của Học viện, Chủ tịch Quốc hội cũng chỉ rõ, để thực hiện thành công sứ mệnh và mục tiêu chiến lược xây dựng, phát triển Học viện Tài chính thành trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học về kinh tế tài chính kế toán hàng đầu của Việt Nam, có uy tín trong khu vực, Học viện cần tiếp tục nghiên cứu, quán triệt sâu sắc các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, cụ thể hóa sứ mệnh, tầm nhìn, mục tiêu đặt ra trong Chiến lược phát triển nhà trường tới năm 2030 bằng những chương trình, kế hoạch hành động trong từng giai đoạn và từng năm gắn với trách nhiệm cụ thể cho từng đơn vị, cá nhân.

Cùng với đó, cần cụ thể hóa triết lý giáo dục "Công dân toàn cầu trong thế giới thay đổi" gắn liền với các giá trị cốt lõi "chất lượng, uy tín, hiệu quả, chuyên nghiệp và hiện đại". Làm rõ hơn mục tiêu Học viện Tài chính trở thành đại học đa ngành, đa lĩnh vực theo định hướng kết hợp nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ. Xác định rõ mô hình phát triển; rà soát, hoàn thiện cơ cấu tổ chức, phát triển hệ sinh thái nhà trường; nghiên cứu thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ, cung cấp dịch vụ tài chính, kế toán, kiểm toán mà Học viện có thế mạnh.

Chủ tịch Quốc hội mong muốn, Học viện không ngừng đổi mới tư duy, tạo ra thay đổi mới để thích ứng với yêu cầu của thời đại, làm mới và phát huy các ngành đào tạo truyền thống và có thế mạnh; đồng thời không ngừng đổi mới, sáng tạo, áp dụng công nghệ mới, nhất là công nghệ số, tạo ra thay đổi đột phá cả về nội dung, phương pháp và công nghệ đào tạo để tiến cùng và vượt lên ở một số lĩnh vực so với các trường đại học trong khu vực và trên thế giới. Mạnh dạn, tiên phong xây dựng các chương trình đào tạo mới đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước và xu thế phát triển của thời đại.

Học viện Tài chính phải là một trong những đơn vị tiên phong đi đầu thực hiện tự chủ đại học hiệu quả, đặc biệt là tự chủ về tài chính; phát huy nội lực, tranh thủ tối đa các nguồn lực đầu tư phát triển nhà trường. Sớm hình thành mạng lưới cựu sinh viên cựu giáo chức của trường để tạo được sức mạnh tổng hợp, coi đây là một thành viên trong hệ sinh thái của trường.

Nhân dịp Học viện Tài chính thành lập Quỹ Phát triển giáo dục Tâm-Tài-Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị Học viện vận hành hiệu quả quỹ này, dành nguồn lực thỏa đáng để cấp học bổng cho sinh viên nghèo, sinh viên xuất sắc; hỗ trợ phong trào khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo để Học viện Tài chính trở thành một trung tâm đổi mới sáng tạo có chất lượng và uy tín của cả nước. 

Có cơ chế đột phá, khả thi về thu hút nhân tài, bồi dưỡng nhân tâm

Nhấn mạnh “hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định nhất đối với sự phát triển của nhà trường, Chủ tịch Quốc hội mong muốn, Học viện Tài chính tiếp tục phát huy truyền thống, có các chính sách đột phá, khả thi để xây dựng Học viện trở thành một trong những trung tâm lớn của cả nước về “thu hút nhân tài, bồi dưỡng nhân tâm, hoàn thiện nhân cách, phát triển nhân lực”, có chính sách thu hút, phát hiện, bồi dưỡng, đào tạo các sinh viên xuất sắc, hình thành các nhóm nghiên cứu mạnh, có trình độ ngang tầm với khu vực và thế giới.

Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động giao lưu, hợp tác quốc tế, tăng cường hợp tác, trao đổi về đào tạo và nghiên cứu. Tăng cường sự tham gia của các doanh nghiệp, tổ chức vào việc xây dựng nội dung, chương trình đào tạo. Định kỳ tổ chức khảo sát về thị trường việc làm, phân tích, tiếp thu ý kiến phản hồi của các đơn vị sử dụng lao động.

Nhân dịp này, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các bộ, ban, ngành Trung ương và thành phố Hà Nội tiếp tục quan tâm, tập trung đầu tư, ưu tiên các nguồn lực và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để phát triển Học viện Tài chính có đủ tiềm lực để đào tạo nhân lực chất lượng cao và chuyển giao tri thức, phục vụ trực tiếp cho sự phát triển đất nước theo tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng. 

Với trách nhiệm là cơ quan chủ quản, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Bộ Tài chính quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi nhất để Học viện Tài chính mở rộng địa điểm, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị ngang tầm nhiệm vụ, sớm chuyển đổi và xây dựng phát triển theo mô hình Học viện thông minh; tiếp tục hỗ trợ Học viện Tài chính ổn định quy mô, đồng thời phát huy truyền thống đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục trong môi trường đại học đa ngành, môi trường số, góp phần thực hiện tốt việc đổi mới nội dung, chương trình đào tạo theo các chủ trương của Đảng và Nhà nước.

Nhân dịp này, Chủ tịch Quốc hội đã trao tặng Học viện Tài chính 60 bộ máy tính và trang thiết bị giảng dạy, học tập; trao tặng Quỹ Phát triển Giáo dục Tâm - Tài – Chính 100 triệu đồng. Tại Lễ kỷ niệm, Giám đốc Học viện Tài chính, PGS. TS. Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Trọng Cơ đã trao biểu trưng Nhà giáo tiêu biểu vinh danh Chủ tịch Quốc hội và lãnh đạo Học viện qua các thời kỳ. 

Chủ tịch Quốc hội khẳng định, truyền thống vẻ vang, đáng tự hào của Học viện Tài chính trong 60 năm qua chính là thành quả của quá trình học tập, lao động, cống hiến không biết mệt mỏi của các thế hệ giảng viên và sinh viên, học viên nhà trường. Rất nhiều sinh viên tiêu biểu đã trưởng thành, giữ những trọng trách trong bộ máy lãnh đạo của Đảng, Nhà nước từ Trung ương tới địa phương; rất nhiều người đã và đang là cán bộ nòng cốt của các ban, bộ, ngành, cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp. Đây là truyền thống, niềm tự hào lớn của Học viện Tài chính. Các thầy cô giáo và các bạn sinh viên, học viên Học viện Tài chính hôm nay có sứ mệnh viết tiếp truyền thống vẻ vang ấy. 

"Tôi luôn có niềm tin vào thanh niên Việt Nam và nhất là các bạn sinh viên. Tôi mong các bạn sinh viên, học viên hãy luôn ghi nhớ và thực hiện thật tốt lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh "Thanh niên là rường cột của nước nhà, là chủ nhân tương lai của đất nước"; "Muốn xứng đáng vai trò là người chủ thì phải học tập”;“Học để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, làm cho dân giàu, nước mạnh, tức là để làm tròn nhiệm vụ người chủ của nước nhà”, Chủ tịch Quốc hội nói, đồng thời, đề nghị nhà trường quan tâm, tạo điều kiện tốt nhất cho các sinh viên học tập, tham gia nghiên cứu khoa học; quan tâm, chăm lo tới các bạn sinh viên là con em đồng bào dân tộc thiểu số, ở vùng sâu, vùng xa và có hoàn cảnh gia đình khó khăn vượt khó, học giỏi.

Tròn sáu thập kỷ xây dựng và phát triển, Học viện Tài chính đã trưởng thành về mọi mặt. Chủ tịch Quốc hội mong muốn, mỗi cá nhân học tập, công tác tại Học viện sẽ mãi khắc ghi những đóng góp to lớn của các thế hệ thầy cô, sinh viên đầu tiên, những người xếp bút nghiên lên đường đi sơ tán, những người đã miệt mài lao động, tắm mình trong mưa lũ, vượt qua bao gian khó, góp nhiều công sức để tạo dựng nền móng đầu tiên của Trường Tài chính - Kế toán Trung ương, của Trường Cán bộ Tài chính - Kế toán - Ngân hàng Trung ương, Trường Đại học Tài chính - Kế toán, Trường Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội và Học viện Tài chính. 

"60 năm qua với 5 lần đổi tên và di chuyển qua nhiều địa điểm nhưng truyền thống của Học viện Tài chính là một, vẫn tâm hồn ấy, phẩm chất ấy và cốt cách ấy của các thế hệ thầy và trò nhà trường. Những tình cảm đùm bọc, yêu thương, giúp đỡ của đồng bào những nơi Học viện Tài chính đã đứng chân sẽ luôn là những bài ca không bao giờ quên trong tâm trí các thế hệ thầy và trò nhà trường". Nhấn mạnh điều này, Chủ tịch Quốc hội mong mỗi cá nhân từng công tác, học tập tại nhà trường dù ở cương vị nào cũng luôn cố gắng, phát huy tài năng, sức sáng tạo, đóng góp nhiều hơn nữa cho đất nước, đó cũng là hành động thiết thực xây dựng hình ảnh, uy tín của Học viện Tài chính. 

Chủ tịch Quốc hội đọc lại những câu thơ của một cựu sinh viên Nhà trường "Tiếng trống tựu trường mỗi buổi ban mai/ Lại theo ta lên đường ra trận/ Đường Trường Sơn, đường vui bất tận/ Nhớ con đường lên lớp buổi đầu tiên/ Dòng sữa nuôi ta, dòng sữa mẹ hiền/ Đảng, Bác cho ta trái tim dũng cảm/ Đôi cánh Thầy cho, đôi cánh diệu kỳ/ Học trò của Thầy lớp lớp ra đi/ Như bầy chim toả khắp miền đất nước/ Khuôn mặt trò, Thầy nhớ sao hết được/ Nhưng hình dáng Thầy ai cũng mang theo". Đồng thời, tin tưởng rằng, trong chặng đường sắp tới, Học viện Tài chính sẽ tiếp tục đạt được nhiều thành tựu, đóng góp to lớn hơn nữa cho ngành giáo dục và đào tạo cũng như cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc; mãi mãi xứng đáng với niềm tin của Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Một số hình ảnh tại Lễ kỷ niệm: 

Sự kiện nổi bật

Lễ trao Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X
Sự kiện nổi bật

Lễ trao Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X

Tối 3.12, tại Nhà Hát lớn, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại, Đài Truyền hình Việt Nam và các cơ quan liên quan đã phối hợp tổ chức Lễ trao Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại Nguyễn Trọng Nghĩa dự và phát biểu chỉ đạo.

Phó Trưởng Ban Chuyên trách Ban Chỉ đạo Công tác Thông tin Đối ngoại Trung ương, Vụ trưởng Vụ Thông tin đối ngoại và Hợp tác Quốc tế - Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Quế Lâm
Sự kiện nổi bật

Lan tỏa hình ảnh Việt Nam, giá trị Việt Nam, trí tuệ Việt Nam ra thế giới

Tối nay, 3.12, Lễ trao Giải thưởng toàn quốc về Thông tin đối ngoại lần thứ X sẽ được tổ chức tại Nhà hát Lớn, Thủ đô Hà Nội. Trước thềm sự kiện quan trọng này, Phó Trưởng Ban Chuyên trách Ban Chỉ đạo Công tác Thông tin Đối ngoại Trung ương, Vụ trưởng Vụ Thông tin đối ngoại và Hợp tác Quốc tế - Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Quế Lâm cho biết, Giải thưởng không chỉ khẳng định vị trí quan trọng trong hệ thống các giải thưởng quốc gia uy tín của Việt Nam mà còn là diễn đàn sáng tạo và lan tỏa hình ảnh Việt Nam, giá trị Việt Nam, trí tuệ Việt Nam ra thế giới. 

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa tiếp xúc cử tri tại Tây Ninh
Chính trị

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa tiếp xúc cử tri tại Tây Ninh

Ngày 2.12, tại Trung tâm Văn hóa, Thể thao và học tập cộng đồng xã Thạnh Đông, huyện Tân Châu, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh đã có buổi tiếp xúc cử tri là đại diện các ban, ngành, lực lượng vũ trang, doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh sau Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa tham dự.

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp xúc cử tri Hưng Yên sau Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV
Chính trị

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp xúc cử tri Hưng Yên sau Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV

Kết thúc Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, chiều 2.12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng các thành viên Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hưng Yên đã tiến hành tiếp xúc cử tri tại thành phố Hưng Yên báo cáo về kết quả Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV và lắng nghe các ý kiến, kiến nghị của cử tri.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5, Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ
Chính trị

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5, Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ

Chiều 2.12, tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ (Hội đồng vùng) chủ trì Hội nghị lần thứ 5 của Hội đồng vùng, với chủ đề “Tăng trưởng kinh tế 2 con số vùng Đông Nam Bộ năm 2025: Thách thức, cơ hội và giải pháp”.

Xác định quyết tâm chính trị cao nhất trong triển khai tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18 của Trung ương
Chính trị

Xác định quyết tâm chính trị cao nhất trong triển khai tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18 của Trung ương

Phát biểu của ỦY VIÊN BỘ CHÍNH TRỊ, BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG ĐẢNG, TRƯỞNG BAN TỔ CHỨC TRUNG ƯƠNG LÊ MINH HƯNG tại hội nghị quán triệt, triển khai tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, giải pháp tăng tốc phát triển và tháo gỡ điểm nghẽn, nút thắt về thể chế

Thủ tướng: Nhanh chóng làm chủ công nghệ, phát triển công nghiệp năng lượng tái tạo
Chính trị

Thủ tướng: Nhanh chóng làm chủ công nghệ, phát triển công nghiệp năng lượng tái tạo

Tối 1.12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Chuỗi sự kiện và điện gió ngoài khơi của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) và Tổng Công ty Cổ phần dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) tổ chức tại Trung tâm công nghiệp năng lượng và hậu cần kỹ thuật PTSC ở thành phố Vũng Tàu.

Chú trọng công tác thông tin, bảo đảm đúng tiến độ, lộ trình và có kết quả rõ rệt
Chính trị

Chú trọng công tác thông tin, bảo đảm đúng tiến độ, lộ trình và có kết quả rõ rệt

Lược ghi phát biểu của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, giải pháp tăng tốc phát triển và tháo gỡ điểm nghẽn, nút thắt về thể chế.

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa trình bày nội dung "Hướng dẫn công tác tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 18 - NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII.
Sự kiện nổi bật

Cụ thể hóa quan điểm, chỉ đạo của Trung ương, bảo đảm đúng tiến độ, lộ trình và có kết quả rõ rệt

Tại Hội nghị toàn quốc do Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức sáng nay, 1.12, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đã trình bày nội dung "Hướng dẫn công tác tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 18 - NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII.

Tổng Bí thư Tô Lâm dự, phát biểu chỉ đạo Hội nghị . Ảnh: Lâm Hiển
Sự kiện nổi bật

Tổng Bí thư Tô Lâm: "Những công việc chúng ta làm hôm nay, sẽ quyết định tương lai. Chậm trễ là có lỗi với Nhân dân"

Sáng nay, 1.12, Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18 - NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII; tình hình kinh tế - xã hội năm 2024, giải pháp tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về thể chế. Tổng Bí thư khẳng định, "đất nước đang đứng trước cánh cửa lịch sử bước vào kỷ nguyên vươn mình. Những công việc chúng ta làm hôm nay, sẽ quyết định tương lai. Chậm trễ là có lỗi với Nhân dân". 

Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị
Sự kiện nổi bật

Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo với quyết tâm cao nhất để hoàn thành sớm việc tinh gọn tổ chức, bộ máy

Lời Tòa soạn: Sáng 1.12, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18 - NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII; tình hình kinh tế - xã hội năm 2024, giải pháp tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về thể chế. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn: