Gen Z có những đặc điểm tâm lý xã hội hoàn toàn khác so với các thế hệ trước. Ở góc độ nghiên cứu về việc đọc, đã chứng minh những khác biệt cơ bản về việc đọc của Gen Z so với các thế hệ trước.
GenZ - không còn thấy mình là người ham đọc sách
Theo một nghiên cứu khảo sát năm 2020 trên 2.232 độc giả với ít nhất 400 người ở mỗi nhóm tuổi — Thế hệ Z (16–22t), Gen Y (23–38t), Thế hệ X (39–54t), Thế hệ Baby Boomers (55–73t) và Thế hệ Silent (74–91) để khám phá những khác biệt về việc đọc sách. Dưới đây tổng hợp một số nét chính của nghiên cứu về mối quan hệ của bạn với việc đọc sách:
Các phát biểu | Gen Z | Gen Y | Gen X | Baby boomers | Silent |
Tôi luôn tìm kiếm những cuốn sách hay để đọc | 50.8 | 59.9 | 60.0 | 63.4 | 67.4 |
Tôi thích nói về sách | 49.4 | 45.2 | 38.1 | 27.8 | 23.1 |
Tôi có lưu một danh sách các cuốn sách để đọc trong tương lai | 44.6 | 39.5 | 36.0 | 32.8 | 33.3 |
Tôi là một người ham đọc sách | 36.3 | 47.9 | 50.7 | 55.7 | 58.0 |
Tôi đọc rất nhiều cho công việc hoặc vì các bài tập ở trường học, nhưng hiếm khi đọc để giải trí | 28.1 | 7.9 | 6.5 | 1.7 | 0.5 |
Tôi không có thời gian để đọc sách như một cách thức giải trí | 25.2 | 14.3 | 6.3 | 5.1 | 4.4 |
Nguồn: Khảo sát về đọc hiểu của các thế hệ, 2019
Số liệu có thể cho thấy một số những đặc điểm chung của GenZ là họ không còn thấy mình là người ham đọc sách khi so sánh với thế hệ cha anh, họ không còn tìm kiếm và sở hữu những cuốn sách hay để đọc nhiều như trước đây, thay vì thế họ lưu giữ một danh mục các cuốn sách để khi nào thực sự cần thiết thì sẽ tìm đọc.
Nhiều người thích nói về những cuốn sách ngay cả khi họ chưa đọc kỹ nội dung các cuốn sách đó. Gen Z bây giờ không còn tìm tới đọc sách như một hình thức giải trí, thư giãn và suy tư cho những ý tưởng sáng tạo mà thường bị áp lực đọc để phục vụ công việc do thực tiễn yêu cầu hoặc đó là nhiệm vụ họ phải thực hiện trong các chương trình học (đối với học sinh THPT và SV).
Theo khảo sát, học sinh hiện nay luôn phải đối diện với nhiều áp lực học tập nên ngoài những giờ học, cho nên khi có cơ hội thì họ ưu tiên các hình thức giải trí khác hơn là việc đọc. Những ý kiến khảo sát của nhóm Gen Z cho thấy phần lớn các ý kiến cho rằng “Tôi chẳng có thời gian để đọc sách như một thú vui” hoặc “Tôi phải đọc rất nhiều để đáp ứng các nhiệm vụ học tập và không thích động vào sách vở sau đó nữa”.
Tuy vậy, việc Gen Z không có thời gian đọc sách thì không có nghĩa là họ không hứng thú với việc đọc sách. Họ vẫn muốn tìm các cuốn sách hay để đọc, nhưng thay vì mua và đọc luôn thì họ lại ghi lại danh sách các cuốn sách thú vị để “khi nào có thời gian” thì đọc.
Gen Z chỉ đọc tối đa 8 cuốn sách/năm
Cũng theo số liệu khảo sát thì nếu thế hệ Im lặng (nhóm 74-91 tuổi) đọc trung bình hàng năm khoảng 24 cuốn sách thì thế hệ Z bây giờ chỉ đọc tối đa 8 cuốn/năm. Tỉ lệ thuận với số lượng sách đọc hàng năm, thế hệ Im lặng cũng dẫn đầu với số lượng sách mua khoảng 9 cuốn sách giấy và khoảng 7 cuốn sách theo kiểu khác (Ví dụ như họ trao đổi sách với những người khác để đọc miễn phí).
Liên quan đến thế hệ X và Gen Y, họ ít mua hơn mà sử dụng các hình thức mượn sách thư viện hoặc các dịch vụ đăng ký đọc trực tuyến như Kindle Unlimited.
Còn thế hệ Z đang dẫn đầu với tỉ lệ truy cập và tài khoản thư viện trường học nhiều nhất (chiếm 24%) nhưng cũng rất thích các hình thức sử dụng trao đổi sách cho nhau miễn phí. Họ cũng rất tiết kiệm.
Việc sử dụng sách trong các thư viện công cộng và thư viện thuộc các trường học qua khảo sát cho thấy, so với các thế hệ đi trước, thì tỉ lệ Gen Z sở hữu thẻ thư viện đang ngày càng ít hơn, tỉ lệ mượn sách trong thư viện trong năm không khác nhiều so với các thế hệ trước đây.
Mặc dầu gen Z được yêu cầu phải đọc nhiều hơn vì các nhiệm vụ học tập nhưng số lượng sách mượn từ thư viện lại ít do những cuốn sách cần thiết thì thư viện không có hoặc bản thân Gen Z có thể có kiếm được qua các nguồn miễn phí trên mạng. Chính vì vậy họ cũng ít khi mua hoặc mượn.
Xu hướng mượn sách
Qua một cuộc khảo sát về những cuốn sách đã đọc đối với GenZ cho thấy,về cơ bản đến thời điểm này các thế hệ gồm Gen Z đều có xu hướng mượn từ các nguồn khác nhau chứ không mua. Theo số liệu khảo sát thì nhóm Gen Y đang dẫn đầu về việc mua sách nhưng khả năng là do họ mua cho con cái của họ (những đứa trẻ đang trong độ tuổi cần đọc sách khiến cho thế hệ này trở thành thế hệ có tỉ lệ mua sách cao nhất) theo số liệu điều tra.
Thế hệ Im lặng lại là thế hệ đi mua sách từ các nhà sưu tập, nhà bán sách cũ nhiều nhất. Khi được hỏi tại sao không phải là đi mượn mà lại đi mua sách cũ. Thế hệ Im lặng trả lời họ muốn sở hữu sách, vì khi sở hữu nó thì họ có thể đọc theo tốc độ của bản thân mình mong muốn.
Còn đối với Gen Z, nếu không chắc chắn về một cuốn sách nào đó (kể cả ở khía cạnh về tính hấp dẫn, giá trị ý nghĩa với bản thân, hay không gian để lưu giữ nó) thì họ sẽ có xu hướng mượn chứ không mua.
Thế hệ Z cũng thường mua một cuốn sách sau khi đã mượn đọc và đặc biệt thích một số điều trong cuốn sách. Họ cũng có xu hướng thích các cuốn sách có tiếng vang trên thị trường hơn (qua đọc review). Và có khoảng 76% các bạn thuộc thế hệ Z sẽ tìm mua những cuốn sách cùng 1 tác giả với cuốn mà họ thích thú và sở hữu. Về khía cạnh này, thế hệ X xếp ngay sau gen Z với 75%.
Mong muốn thư viện như một không gian thật thoải mái để thư giãn
Việc các thế hệ tìm đến không gian thư viện hoặc không gian sách để đọc cũng có nhiều lý do. Cụ thể số liệu cho thấy dường như thế hệ Z đang đến thư viện để học và nghiên cứu là chủ yếu, họ cũng đến đó để tìm kiếm 1 cuốn sách cụ thể được gợi ý (có thể là do giáo viên gợi ý cho).
Trong khi đó Gen Y đến thư viện là đang tìm kiếm một chủ đề chung nào đó (Ví dụ nuôi con). Về cơ bản các thế hệ mong muốn thư viện như một không gian thật thoải mái để thư giãn, là một khoảng lặng đối nghịch với cuộc sống sô bồ ngoài kia để lắng lại một chút cho chính bản thân mình.
Vì vậy, các thế hệ đều mong muốn không gian thư viện được tổ chức như một không gian trưng bày. Số liệu cũng cho thấy các thế hệ X, Y, Z thường được thúc đẩy đến thư viện bởi các chương trình cho trẻ em được tổ chức tại thư viện, đặc biệt khi con cái họ đang ở giai đoạn mẫu giáo (và hứng thú với các chương trình đọc sách và phát triển năng lực đọc cũng như kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ), trong khi đó thì thế hệ Baby boomers và thế hệ im lặng lại thích tham gia các sự kiện nghệ thuật, các buổi hòa nhạc, các buổi diễn thuyết về các vấn đề cuộc sống do thư viện tổ chức.
Trong rất nhiều các đặc điểm của thư viện mà những người tham gia khảo sát trả lời thì 5 yếu tố hàng đầu mà các thế hệ đều đánh giá cao ở không gian thư viện là yên lặng, miễn phí, mang tính chào đón, sự kiện cộng đồng, và sự hữu ích.
Sử dụng mạng xã hội để tìm hiểu về sách
Các số liệu nghiên cứu cho thấy khoảng 55% vẫn tìm mua và đọc sách theo đề xuất của bạn bè và gia đình. Nguồn giới thiệu sách thứ 2 thì có sự khác biệt giữa các thế hệ trong đó thế hệ Z thì thường thích sử dụng mạng xã hội để tìm hiểu về các cuốn sách (nền tảng Facebook và Instagram là 2 nền tảng lớn được sử dụng)
Liên quan đến các định dạng sách, các thế hệ đều cho rằng họ đọc sách ở nhiều định dạng (cả sách truyền thống và sách số) và những thế hệ trước đây ít có xu hướng đọc sách ở nhiều định dạng như Gen Z.
Tuy vậy, điều bất ngờ là cũng có đến khoảng 70 Gen Z thừa nhận vẫn đọc sách bìa cứng, việc sử dụng sách điện tử dao động trong khoảng từ 29 đến 41 và sách nói thấp chỉ khoảng từ 7-24. Khi được hỏi lý do tại sao Gen Z lại thích sách bìa cứng thì câu trả lời là mùi và cảm nhận chạm sờ là yếu tố được cân nhắc hàng đầu với Gen Z, Gen X và Gen Y. Một số cho rằng thích sách bìa mềm hơn đơn giản là vì chúng nhẹ hơn, dễ dàng mang theo hơn (Ví dụ cho vào túi dễ hơn).
Đối với sách điện tử, trong khi hơn 70 GenZ đọc trên điện thoại thông minh thì chỉ các thế hệ lớn tuổi mới đọc trên các thiết bị đọc sách điện tử khác. Sách nói thì không phải là lựa chọn ưu tiên của Gen Z, nó có thể là cách mà Gen X sử dụng để thư giãn hoặc nghe chúng trên đường đi làm, khi ngồi trên xe buýt.
Liên quan đến thể loại, thế hệ Z có nhiều khả năng đọc sách giả tưởng nhất (53) sau đó là tiểu thuyết dành cho giới trẻ (49) tiếp đến là thể loại lãng mạn (49) kinh dị (36), khoa học viễn tưởng (32) và truyện ngắn (27), truyện tranh chiếm tỉ lệ thấp nhất với (19). Thế hệ Z cũng có xu hướng thích các tác phẩm hài hước, tâm lý và sau đó là tội phạm.