Sự bùng nổ năng lượng sạch của Trung Quốc và ý nghĩa đối với nỗ lực khí hậu toàn cầu

Năm nay, Trung Quốc đã xây dựng năng lượng tái tạo với tốc độ thực sự đáng kinh ngạc. Sự tăng trưởng trong sản xuất năng lượng sạch sẽ làm giảm lượng khí thải carbon dioxide (CO2) và có thể đưa quốc gia này bước vào con đường giảm phát thải kéo dài.

Dẫn đầu thế giới về điện gió

Trung Quốc là quốc gia phát thải lớn nhất thế giới, chiếm 27% lượng khí thải CO2 của thế giới và 1/3 tổng lượng khí thải nhà kính. Song, quốc gia này cũng là nhà sản xuất tấm pin mặt trời và tuabin gió lớn nhất thế giới. Riêng lĩnh vực sản xuất điện gió, các nhà sản xuất Trung Quốc đã chiếm gần 60% công suất lắp đặt trên toàn cầu vào năm ngoái, cũng như chiếm thị phần ngày càng lớn ở tấm pin mặt trời. Công ty Goldwin của Trung Quốc chiếm 13% thị phần điện gió của thế giới.

Các tuabin gió dọc theo bờ biển Pingtan ở tỉnh Phúc Kiến, miền Nam Trung Quốc. Ảnh: AP.
Các tuabin gió dọc theo bờ biển Pingtan ở tỉnh Phúc Kiến, miền Nam Trung Quốc. Ảnh: AP.

Trong số 15 công ty hàng đầu thế giới về điện gió, Trung Quốc có 10 công ty, chiếm hơn 56% thị phần lắp đặt điện gió của toàn thế giới, tăng vọt so với 37% cách đây 5 năm. Trong khi đó thị phần của các công ty châu Âu từ 55% giảm còn 42%.

Năng lượng tái tạo hiện đang là một ngành kinh tế mũi nhọn của Trung Quốc, động lực tăng trưởng mới được chính quyền đầu tư mạnh mẽ với nhiều ưu đãi. Hơn nữa, quốc gia này đang thúc đẩy phát triển nhiều dự án điện gió ngoài khơi, điện mặt trời với quy mô khủng trên các sa mạc. Trong nước, Trung Quốc đang lắp đặt năng lượng xanh với tốc độ mà thế giới chưa từng thấy. Chỉ riêng trong năm nay, quốc gia này đã xây dựng đủ công suất năng lượng mặt trời, gió, thủy điện và hạt nhân để đáp ứng toàn bộ lượng điện tiêu thụ của Pháp.

Với tốc độ này, vào năm 2024, thế giới có thể chứng kiến lần đầu tiên lượng khí thải từ ngành điện của quốc gia khổng lồ về dân số này sẽ giảm xuống. Lần đầu tiên Trung Quốc vươn lên vị trí số 1 thế giới về điện gió, vượt qua châu Âu. Các chuyên gia cho rằng, thị phần của Trung Quốc tại châu Âu về điện gió sẽ còn tăng mạnh trong thời gian tới.

Các dự án nổi bật

Năm 2007, Trung Quốc đã công bố kế hoạch hành động quốc gia về khí hậu, kêu gọi các giải pháp công nghệ cho vấn đề khí hậu. 15 năm sau, quốc gia này dẫn đầu về mọi hạng mục phát thải carbon dioxide thấp. Tổng công suất tái tạo được lắp đặt của nước này đáng kinh ngạc, chiếm 1/3 tổng công suất của thế giới và nước này đang dẫn đầu về sản xuất và bán xe điện. Năm 2023, các nguồn carbon dioxide thấp như thủy điện, gió, mặt trời, năng lượng sinh học và hạt nhân chiếm hơn 53% công suất phát điện của Trung Quốc.

Thị trường nội địa khổng lồ của Trung Quốc và việc triển khai năng lượng gió và mặt trời trên quy mô lớn góp phần rất lớn vào việc giảm mạnh chi phí tái tạo. Chi phí giảm dần đồng nghĩa với việc năng lượng xanh trở nên khả thi đối với các nước đang phát triển.

Năm 2012, một nhóm lớn từ Tập đoàn Đầu tư Điện lực Trung Quốc đã đến vùng sa mạc cao ở tỉnh Thanh Hải và bắt đầu xây dựng hệ thống năng lượng mặt trời trị giá 15,7GW trên diện tích 345km2. Chính tại đây, Trung Quốc lần đầu tiên tìm ra cách làm cho nguồn điện không liên tục trở nên đáng tin cậy hơn. Nguồn điện dư thừa được đưa đến một trạm thủy điện cách đó 40km và dùng để bơm nước lên dốc, vào ban đêm, nước sẽ chảy ngược qua các tuabin. Các công nghệ được phát triển ở đây hiện đang được sử dụng trong các dự án lai quy mô lớn khác, chẳng hạn như các dự án thủy điện - năng lượng mặt trời, gió - mặt trời và gió - mặt trời - thủy điện.

Vào năm 2022, Chính phủ đã công bố kế hoạch lắp đặt các dự án năng lượng mặt trời, gió trên bờ và ngoài khơi trị giá 500GW ở sa mạc Gobi trên khắp các tỉnh Tân Cương, Nội Mông và Cam Túc. Dự án điện sạch không chỉ giúp phát triển kinh tế mà còn góp phần kiểm soát sa mạc hóa. Các tấm pin mặt trời có thể chắn gió và ngăn cát dịch chuyển một cách hiệu quả, đồng thời chúng cũng cho bóng râm, tạo điều kiện để thảm thực vật phát triển.

Việc tập trung vào công nghệ đã mang lại cho Trung Quốc các trang trại năng lượng mặt trời và muối kết hợp, các nhà máy điện mặt trời nổi và kho lưu trữ năng lượng, từ pin, khí nén đến bánh đà động học và hydro. Hiện nay, Trung Quốc đã sở hữu nhiều công nghệ năng lượng sạch tiên tiến, trong khi đó Mỹ vẫn đang cố gắng bắt kịp khoản chi tiêu "xanh" khổng lồ trong Đạo luật Giảm lạm phát vào năm ngoái.

Thách thức và kỳ vọng quốc tế

Trong nỗ lực phối hợp với Mỹ về vấn đề khí hậu, vào hồi giữa tháng 11, Trung Quốc và Mỹ đã ra tuyên bố chung về hợp tác khí hậu. Theo đó, hai nước đã nhất trí hợp tác cùng nhau cũng như phối hợp với các bên khác nhằm nâng cao nhận thức về một trong những thách thức lớn nhất của thời đại đối với thế hệ hiện nay và tương lai. Đồng thời tái khởi động các cuộc đối thoại song phương về chính sách và chiến lược năng lượng, cũng như tập trung hơn vào các giải pháp giảm khí thải carbon và tiết kiệm năng lượng. Tuyên bố cũng nêu rõ sự ủng hộ chung cho việc tăng gấp ba lần năng lượng tái tạo trên toàn cầu vào năm 2030, giải quyết ô nhiễm khí methan (CH4) và nhựa, đồng thời chuyển đổi khỏi nhiên liệu hóa thạch.

Ngoài ra, trong một sự kiện bên lề COP28, Đặc phái viên về khí hậu của Trung Quốc ông Giải Chấn Hoa cho biết, vào năm 2025, Trung Quốc công bố Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) cho năm 2030 và năm 2035. Hiện tại, Trung Quốc đặt mục tiêu có mức phát thải CO2 đạt đỉnh trước năm 2030 và trung hòa carbon trước năm 2060.

Những mục tiêu đầy tham vọng này sẽ được hỗ trợ bằng nhiều biện pháp cụ thể, chẳng hạn như làm giảm hơn 65% cường độ phát thải carbon vào năm 2030 so với mức năm 2005, hay tăng tỷ lệ sử dụng nhiên liệu không hóa thạch trong tiêu thụ năng lượng sơ cấp lên khoảng 25% vào năm 2030. Ngoài ra, Trung Quốc có kế hoạch nâng công suất lắp đặt năng lượng gió và mặt trời lên hơn 1.200GW vào năm 2030. Tại COP28, phái đoàn Trung Quốc bày tỏ mong muốn tăng cường hợp tác trong những ngành năng lượng sạch.

Bên cạnh đó, các nền kinh tế phát triển đang kêu gọi Trung Quốc xây dựng và tích hợp kế hoạch giảm sản xuất năng lượng từ than đá thô vào mục tiêu năm 2030 hoặc 2035. Họ kỳ vọng, Trung Quốc sẽ đóng góp nhiều hơn cho quỹ khí hậu và cải cách thị trường carbon dioxide của nước này thành một hệ thống chặt chẽ hơn với mức trần tuyệt đối và giá cao hơn.

Có thể nói, Trung Quốc đã đạt được tiến bộ đáng kể trong việc giảm cường độ phát thải khí CO2 như giảm 51% so với mức của năm 2005. Ngoài ra, hơn một nửa tỷ trọng năng lượng của đất nước hiện đến từ những nguồn không hóa thạch. Tuy nhiên, công suất phát điện nhiệt than tăng gần gấp đôi trong một năm, đạt 9GW trong quý III. Trong khi đó, công suất điện mặt trời tăng 24,3GW, công suất gió tăng 10,5GW và thủy điện tăng 2,5GW.

Nhìn chung, các mục tiêu khí hậu năm 2030 và 2035 của Trung Quốc có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ đối với quốc gia này mà còn đối với nỗ lực toàn cầu nhằm chống lại tình trạng biến đổi khí hậu. Nếu Trung Quốc có thể tìm được điểm cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế, an ninh năng lượng và trách nhiệm môi trường, sẽ có tác động đáng kể đến động lực khí hậu toàn cầu.

Quốc tế

Trang web Quốc hội Armenia đưa tin đậm nét về chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam
Việt Nam và các nước

Trang web Quốc hội Armenia đưa tin đậm nét về chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam

Trang thông tin của Quốc hội Armenia - parliament.am đã đưa tin đậm nét về các hoạt động của Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam do Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm trưởng đoàn đang ở thăm Armenia, ngay từ khi đoàn đặt chân tới sân bay quốc tế Zvartnots, ở Thủ đô Yerevan của Armenia.

Singapore ban hành luật giám sát chặt chẽ doanh nghiệp vận tải quan trọng
Thế giới 24h

Singapore ban hành luật giám sát chặt chẽ doanh nghiệp vận tải quan trọng

Singapore đã thắt chặt giám sát theo quy định đối với lĩnh vực vận tải của mình bằng cách chỉ định 17 doanh nghiệp là các doanh nghiệp quan trọng phải chịu sự giám sát chặt chẽ hơn của Chính phủ. Luật Các doanh nghiệp vận tải quan trọng, có hiệu lực từ đầu tháng 4, nhằm mục đích bảo vệ các dịch vụ vận tải thiết yếu khỏi các mối đe dọa tiềm ẩn do "các tác nhân độc hại" gây ra.

Mỹ áp thuế đối ứng với tất cả các nước, mức thuế của Việt Nam cao thứ hai
Thế giới 24h

Mỹ áp thuế đối ứng với tất cả các nước, mức thuế của Việt Nam cao thứ hai

Tổng thống Donald Trump hôm 2.4 tuyên bố áp dụng mức thuế cơ bản 10% đối với tất cả hàng nhập khẩu vào Mỹ, trong đó ông sẽ áp mức thuế đối ứng 46% đối với 90% tổng lượng hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, cao thứ 2 trong số các nước xuất khẩu vào thị trường Mỹ, chỉ sau Campuchia (mức thuế 49% đối với 97% tổng lượng hàng hóa xuất khẩu vào Mỹ).

Những điều thắc mắc về thuế đối ứng của Mỹ
Thế giới 24h

Những điều thắc mắc về thuế đối ứng của Mỹ

Sau nhiều tuần dự đoán, cuối cùng Tổng thống Donald Trump đã chính thức hiện thực hóa lời đe dọa áp thuế quan đối ứng vào ngày 2.4 (giờ Mỹ) với mức thuế cơ bản 10% đối với hàng nhập khẩu từ tất cả các quốc gia và mức thuế cao hơn đối với hàng chục quốc gia có thặng dư thương mại với Mỹ.

Phản ứng của các nước trước thông báo áp thuế đối ứng của Mỹ
Thế giới 24h

Phản ứng của các nước trước thông báo áp thuế đối ứng của Mỹ

Trong thông báo tại Vườn Hồng, Trump cho biết ông sẽ áp dụng mức thuế quan cao đối với hàng chục quốc gia có thặng dư thương mại đáng kể với Hoa Kỳ trong khi áp dụng mức thuế cơ bản 10% đối với hàng nhập khẩu từ tất cả các quốc gia để ứng phó với tình trạng ông gọi là trường hợp khẩn cấp về kinh tế. Một số nước phản ứng gay gắt và đe dọa trả đũa trong khi phần lớn các nước phản ứng thận trọng trước tuyên bố này.

Trung Quốc - Ấn Độ nhảy “vũ điệu Rồng - Voi”
Thế giới 24h

Trung Quốc - Ấn Độ nhảy “vũ điệu Rồng - Voi”

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kêu gọi Trung Quốc và Ấn Độ tăng cường hợp tác, so sánh mối quan hệ của họ với "vũ điệu giữa Rồng và Voi”. Tuyên bố trên được đưa ra khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trao đổi điện mừng với người đồng cấp Ấn Độ, Tổng thống Drupadi Murmu, nhân dịp hai nước kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.

Nhật Bản: Luật Khẩn cấp về cung cấp lương thực có hiệu lực
Thế giới 24h

Nhật Bản: Luật Khẩn cấp về cung cấp lương thực có hiệu lực

Luật Các biện pháp khẩn cấp về cung cấp lương thực của Nhật Bản đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1.4 nhằm ổn định thị trường lương thực trong nước. Có hiệu lực từ ngày 1.4, Luật yêu cầu nông dân phải nộp kế hoạch chi tiết để tăng sản lượng các loại thực phẩm thiết yếu như gạo nếu nguồn cung trong nước giảm và giá cả tăng vọt. Phản ứng này được đưa ra vào thời điểm giá lương thực, thực phẩm trong nước tăng mạnh do nhiều yếu tố toàn cầu và môi trường.

Israel xóa bỏ mọi mức thuế đối với hàng Mỹ để tránh thuế đối ứng
Thế giới 24h

Israel xóa bỏ mọi mức thuế đối với hàng Mỹ để tránh thuế đối ứng

Ngày 1.4, Bộ trưởng Tài chính Israel Bezalel Smotrich đã ký một chỉ thị bãi bỏ toàn bộ thuế quan còn lại đối với hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ có hiệu lực ngay lập tức. Biện pháp này được công bố một ngày khi chính quyền Tổng thống Donald Trump áp dụng thuế đối ứng đối với các đối tác thương mại trên thế giới.

Vụ sập tòa nhà ở Thái Lan: Sẽ điều tra nhà thầu Trung Quốc và công ty sản xuất vật liệu
Thế giới 24h

Vụ sập tòa nhà ở Thái Lan: Sẽ điều tra nhà thầu Trung Quốc và công ty sản xuất vật liệu

Chính phủ Thái Lan đã ra lệnh điều tra mở rộng đối với nhà thầu xây dựng Trung Quốc chịu trách nhiệm xây dựng tòa nhà Văn phòng Kiểm toán Nhà nước (SAO), tòa nhà duy nhất bị sập ở Bangkok trong vụ động đất hôm 28.3 ảnh hưởng từ Myanmar cũng như nhà máy sản xuất vật liệu cho tòa nhà này sau khi phát hiện thép sử dụng trong xây dựng tòa nhà không đạt chất lượng.

Cơ hội bảo đảm tương lai tài chính của châu Âu
Quốc tế

Cơ hội bảo đảm tương lai tài chính của châu Âu

Ủy ban châu Âu (EC) công bố kế hoạch tham vọng mang tên Liên minh Tiết kiệm và Đầu tư (SIU) - một sáng kiến ​​quan trọng nhằm cải thiện cách hệ thống tài chính EU chuyển hướng tiết kiệm sang đầu tư hiệu quả. Thông qua kế hoạch này, EU kỳ vọng thúc đẩy tăng trưởng, khắc phục tình trạng trì trệ và giảm phụ thuộc vào nguồn tài chính bên ngoài.

Pháp: Lãnh đạo đảng cực hữu phản đối phán quyết cấm bà tranh cử
Thế giới 24h

Pháp: Lãnh đạo đảng cực hữu phản đối phán quyết cấm bà tranh cử

Chủ tịch Đảng Tập hợp dân tộc (RN) cực hữu Marine Le Pen cho rằng phán quyết của tòa cấm bà tranh cử là mang động cơ chính trị. Tuyên bố trên được đưa ra sau khi một tòa án kết tội bà 4 năm tù treo vì tội biển thủ công quỹ và cấm bà tranh cử trong vòng 5 năm. Điều này đồng nghĩa với việc bà sẽ không thể tham gia tranh cử tổng thống vào năm 2027.

Ngân hàng châu Âu ứng phó thế nào trước kế hoạch thuế quan của Mỹ?
Thế giới 24h

Ngân hàng châu Âu ứng phó thế nào trước kế hoạch thuế quan của Mỹ?

Thuế quan của Donald Trump có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng của EU và đẩy lạm phát lên cao, đặt ra tình thế tiến thoái lưỡng nan cho Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Trong khi thương mại chậm lại và giá cả tăng, một số nhà kinh tế cho rằng việc cắt giảm lãi suất có thể là lựa chọn phù hợp, miễn là kỳ vọng lạm phát vẫn được duy trì.

Chế độ nghị viện Uzbekistan: Sự gặp gỡ của giá trị truyền thống và nền dân chủ hiện đại
Nghị viện thế giới

Chế độ nghị viện Uzbekistan: Sự gặp gỡ của giá trị truyền thống và nền dân chủ hiện đại

Xây dựng nhà nước pháp quyền là một quá trình phức tạp. Tuy nhiên, vào đầu thế kỷ XXI, một chân lý đã được khẳng định: một quốc gia sẽ không thể có nền dân chủ hoàn chỉnh nếu không có một quốc hội được trao toàn quyền. Ngày nay, Uzbekistan đang thực hiện những cải cách nhất quán để phát triển các thể chế dân chủ trên cơ sở đẩy mạnh vai trò của Quốc hội. Sự phát triển của chế độ nghị viện ở Uzbekistan có những nét đặc thù, là sự gặp gỡ giữa bản sắc dân tộc và các nguyên tắc dân chủ phổ quát.

Hành động vì sự phát triển và công bằng xã hội
Nghị viện thế giới

Hành động vì sự phát triển và công bằng xã hội

Với chủ đề bao trùm “Hành động của nghị viện vì sự phát triển và công bằng xã hội”, Đại hội đồng lần thứ 150 của IPU sẽ tập trung làm rõ những cam kết của nghị viện nhằm thúc đẩy các mục tiêu giảm nghèo, bảo đảm việc làm, thúc đẩy hòa nhập xã hội và tăng cường sự tham gia của các nhóm thiểu số vào quá trình ra quyết định.