Xét nghiệm khám sức khoẻ định kỳ hàng năm cần chú ý gì?

Theo Trưởng khoa Sinh hóa Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, TS.BS Lê Thị Hương Lan, quan niệm sống “vui khỏe” hiện nay chính là lí do thúc đẩy người dân quan tâm và quyết định khám sức khỏe định kỳ.

Tuy nhiên để chỉ định xét nghiệm gì, làm các thăm dò chức năng như thế nào, đảm bảo quá trình khám toàn diện về sức khỏe, phát hiện sớm tình trạng bệnh lý vẫn còn là những vấn đề người dân cần quan tâm.

Xét nghiệm khám sức khoẻ định kỳ hàng năm cần chú ý gì? -0
Nhân viên Khoa Sinh hóa Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên phân loại kết quả xét nghiệm của bệnh nhân

Cũng theo TS. BS Hương Lan, trước hết khám sức khoẻ cần xem xét theo độ tuổi. Khi khám sức khỏe cho trẻ em trước vị thành niên, việc xét nghiệm sàng lọc phát hiện các dị tật, các bất thường của em bé sau sinh, tình trạng vàng da (Bilirubin trực tiếp, gián tiếp) là việc làm hết sức cần thiết để có kế hoạch chăm sóc trẻ tốt hơn.

- Với trẻ em 1 – 5 tuổi, cha mẹ mẹ cần quan tâm đến chiều cao, cân nặng của con có phù hợp với lứa tuổi hay không? Định kỳ hàng năm kiểm tra siêu âm tim, kiểm tra bộ phận sinh dục nam, phát hiện tình trạng hẹp bao qui đầu sinh lý (nếu có hẹp cha mẹ cần tự vệ sinh, nong sớm hoặc có sự hướng dẫn của bác sỹ nam học).

Xét nghiệm yếu tố vi lượng cho trẻ, bổ sung kịp thời các yếu tố vi lượng thiếu giúp trẻ có thể chất khỏe mạnh, thông minh và chuẩn bị điều kiện tốt khi bước vào tiểu học. Ngoài ra, các xét nghiệm về tổng phân tích tế bào máu, nhóm máu (chỉ làm duy nhất 1 lần trong đời); xét nghiệm virus viêm gan B, C, D, E ( chỉ làm 1 lần duy nhất nếu âm tính).

- Với trẻ 5 tuổi – 16 tuổi: Lứa tuổi này trẻ tiếp tục được theo dõi về chiều cao, cân nặng, bộ phận sinh dục nam (nếu có hẹp, dài hoặc bất thường: giãn, phì đại mào tinh hoàn, thoát vị... cần được quan tâm đặc biệt với trẻ nam do bác sỹ nam học khám và quyết định can thiệp nếu có).

Yếu tố vi lượng cũng là các xét nghiệm cha mẹ hết sức quan tâm: Ca, Phospho, Mg, Zn, Cu, Fe, dự trữ sắt và vitamin D. Nếu có điều kiện, hãy cho trẻ tắm nắng ít nhất 30 phút mỗi ngày nhằm làm giảm tình trạng thiếu vitamin D.

- Lứa tuổi 16 - 35 tuổi: Đây là thời gian có sức khỏe vàng của một con người. Xét nghiệm thăm dò chức năng gan, thận, chuyển hóa và yếu tố vi lượng sẽ thực hiện 2-3 năm/1 lần kết hợp các thăm dò khác: siêu âm, nội soi dạ dày, đại trực tràng, chụp phổi và khám các cơ quan: Tai – Mũi – Họng, Răng – Hàm – Mặt...

Xét nghiệm khám sức khoẻ định kỳ hàng năm cần chú ý gì? -0
Lao động nữ ngành ngân hàng khám sức khỏe định kỳ  

- Người lớn trên 35 tuổi: Cần tầm soát định kỳ hàng năm: Xét nghiệm chức năng các cơ quan: gan, thận, chuyển hóa đường, lipid, đạm, các yếu tố vi lượng, tình trạng viêm mạch mạn tính, marker ung thư (tùy theo các cơ quan có các xét nghiệm khác nhau) tổng phân tích tế bào máu...

Với những người có nhiễm viên gan B, C thì xét nghiệm đo hoạt độ enzym gan và đo tải lượng virus được quan tâm đặc biệt. Viêm gan B, C, kể cả HIV đều quản lý và điều trị như 1 bệnh mãn tính (Viêm gan C có thể hoàn toàn khỏi bệnh). Phụ nữ và nam giới > 40 tuổi bắt đầu quan tâm đến sự giảm của các hormon sinh dục.

Bổ sung thêm các thực phẩm làm kéo dài quá trình mạn dục, đều cần thiết đối với cả nam và nữ. Xét nghiệm AMH (xét nghiệm đánh giá khả năng sinh sản của buồng trứng) giúp người phụ nữ biết trước thời điểm mãn kinh của mình đến 9 năm.

Trưởng khoa Sinh hóa Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên TS. BS Lê Thị Hương Lan cho rằng, phòng bệnh bao giờ cũng hơn chữa bệnh. “Khám sức khỏe là việc làm cần thiết với mỗi con người. Trong đó xét nghiệm đưa ra những minh chứng hết sức quan trọng giúp bác sỹ lâm sàng có phương án dự phòng và điều trị cho sức khỏe của bạn. Hãy đưa kế hoạch xét nghiệm khám sức khoẻ vào kế hoạch hàng năm của mình như một việc cần ưu tiên”.

Sống khỏe

Cô giáo tiểu học tìm hạnh phúc làm mẹ sau 7 năm hiếm muộn
Sống khỏe

Cô giáo tiểu học tìm hạnh phúc làm mẹ sau 7 năm hiếm muộn

Trên hành trình tìm con đơn độc của vợ chồng cô giáo Bùi Thị Giang (1988, quê Ninh Bình), chưa bao giờ họ muốn bỏ cuộc, cho dù đa số thời gian người chồng công tác xa, không thể chăm sóc động viên vợ mình. Nhưng chính sự yêu thương chân thành đã giúp họ vượt qua mọi khó khăn để giờ đây mái ấm nhỏ tràn ngập tiếng cười nói của 3 cô con gái đáng yêu.

Kiểm soát mua, bán thuốc tốt hơn trên môi trường thương mại điện tử
Sống khỏe

Kiểm soát mua, bán thuốc tốt hơn trên môi trường thương mại điện tử

Một báo cáo độc lập mới đây cho biết, ước tính thị trường thuốc trực tuyến Việt Nam đến hết năm 2024 đạt khoảng 5-8% thị phần bán thuốc và đang tăng trưởng mức năm sau cao hơn năm trước. Hiện việc mua bán thuốc trực tuyến đang diễn ra phổ biến và hoạt động này cần được đưa vào khuôn khổ pháp luật để quản lý hiệu quả.

Bộ Y tế thông tin làm rõ về chương trình tiêm chủng mở rộng
Sống khỏe

Bộ Y tế thông tin làm rõ về chương trình tiêm chủng mở rộng

Trước nội dung cử tri nhiều địa phương gửi đến Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khoá XV về phản ánh việc thiếu vaccine tại các cơ sở y tế công lập trong Chương trình tiêm chủng mở rộng, dẫn đến tình trạng nhiều trẻ em không được tiêm đúng lịch, chưa tiêm đủ mũi nên nguy cơ nhiễm bệnh cao, Bộ Y tế vừa có văn bản cung cấp thông tin, làm rõ thêm về vấn đề này.

Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội: Sẽ hoàn lại toàn bộ chi phí thụ tinh trong ống nghiệm nếu không thành công
Sống khỏe

Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội: Sẽ hoàn lại toàn bộ chi phí thụ tinh trong ống nghiệm nếu không thành công

Đó là khẳng định của Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội (AF Hà Nội) ThS.BS Lê Thị Thu Hiền khi trao đổi với báo chí ngày 2.11. Cụ thể, đơn vị sẽ hoàn lại toàn bộ chi phí thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) bao gồm chọc trứng, tạo phôi, nuôi phôi ngày 3, 1 lần chuyển phôi… nếu không thành công.

Không thể chủ quan với bệnh liên cầu lợn
Sống khỏe

Không thể chủ quan với bệnh liên cầu lợn

Dù không phải bệnh có thể lây lan thành dịch, tuy nhiên sự nguy hiểm của liên cầu lợn lúc nào cũng hiện hữu trong đời sống hàng ngày. Nguyên nhân được xác định là do giết mổ lợn nhiễm bệnh và ăn các chế phẩm từ lợn bị bệnh.

Xây dựng môi trường công sở không khói thuốc
Sống khỏe

Xây dựng môi trường công sở không khói thuốc

Hiện nay, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã tập trung đẩy mạnh phong trào xây dựng môi trường làm việc không khói thuốc lá; tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức phòng chống tác hại của thuốc lá trong cán bộ, công chức, viên chức, lao động.

Tăng cường kiểm soát thuốc lá thế hệ mới, đẩy mạnh phòng chống buôn lậu
Sống khỏe

Tăng cường kiểm soát thuốc lá thế hệ mới, đẩy mạnh phòng chống buôn lậu

Hà Nội vừa ban hành chỉ đạo tăng cường kiểm soát và phòng chống tác hại của thuốc lá thế hệ mới, đặc biệt trong môi trường giáo dục. Theo đó, các lực lượng chức năng được yêu cầu phối hợp chặt chẽ, xử lý nghiêm các vi phạm liên quan đến buôn lậu, sản xuất và kinh doanh thuốc lá trái phép nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Sự thật về ung thư vú ở nam giới: Chủ quan có thể giết chết chúng ta
Sức khỏe

Sự thật về ung thư vú ở nam giới: Chủ quan có thể giết chết chúng ta

Khi nói đến ung thư vú, hầu hết chúng ta đều chỉ nghĩ đến căn bệnh này ở phụ nữ. Nhưng sự thật là nam giới cũng mắc ung thư vú và sự chủ quan về căn bệnh này khiến các trường hợp thường được phát hiện muộn. Đây là chia sẻ và cảnh báo của Tiến sĩ Jamin Brahmbhatt, bác sĩ tiết niệu và bác sĩ phẫu thuật tại Cơ quan Y tế Orlando, đồng thời là cựu Chủ tịch Hiệp hội tiết niệu Florida, Mỹ.