Thừa cân, béo phì và các bệnh không lây nhiễm đang có xu hướng gia tăng tại Việt Nam

Thừa cân, béo phì và các bệnh không lây nhiễm là vấn đề sức khỏe đáng quan tâm và hiện đang có xu hướng tăng tại Việt Nam. Trong đó, thừa cân, béo phì đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau như chế độ dinh dưỡng không hợp lý, tiêu thụ các thực phẩm quá nhiều năng lượng, giàu chất béo, lười vận động, hoặc các nguyên nhân di truyền...

Đó là nhận định của các chuyên gia, nhà khoa học tại Hội thảo khoa học: “Các bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam: Nguyên nhân và khuyến nghị các giải pháp phòng chống” do Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam tổ chức ngày 9.4, tại Hà Nội.

Duy trì lối sống lành mạnh, giảm béo phì

Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia PGS.TS.BS. Nguyễn Thị Lâm cho biết, thừa cân, béo phì là do sự mất cân bằng giữa năng lượng nạp vào và năng lượng tiêu hao. Tỷ lệ thừa cân béo phì không tương ứng với mức độ tiêu thụ nước ngọt thường xuyên; có quá nhiều các loại thực phẩm có chứa đường trên thị trường và mức tiêu thụ của các loại thực phẩm này còn nhiều hơn so với nước ngọt. Hiện nay, chưa có đủ bằng chứng khoa học thuyết phục để kết luận đồ uống có đường là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thừa cân, béo phì tại Việt Nam…

Nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh thừa cân, béo phì -0
Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia PGS.TS.BS. Nguyễn Thị Lâm phát biểu tại hội thảo

So với nước ngọt (21,6% ở khu vực nông thôn và 16,1% ở khu vực thành thị), tỷ lệ trẻ em tiêu thụ các sản phẩm có đường khác (bánh kẹo, kem chè…) còn cao hơn rất nhiều chiếm 51,1% ở khu vực thành thị và 56,4% ở khu vực nông thôn.

Hơn nữa, việc ít vận động thể lực và thời gian tĩnh tại nhiều lại có đóng góp đáng kể vào tình trạng gia tăng thừa cân, béo phì ở lứa tuổi học đường. Tại Việt Nam, có khoảng 86,3% thanh thiếu niên Việt Nam ở độ tuổi từ 11 đến 17 thiếu hoạt động thể chất…

Nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh thừa cân, béo phì -0
6 nguyên nhân dẫn đến thừa cân béo phì tại Việt Nam

Tại Hội thảo, các chuyên gia cũng cho rằng, có nhiều các loại nước uống đường phố có chứa đường, nên nếu đánh thuế đối với nước ngọt sẽ chỉ làm giảm tiêu thụ các loại nước uống được sản xuất và lưu thông hợp pháp trên thị trường và khó giảm bớt tình trạng béo phì. Thay vào đó, khi hạn chế các loại đồ uống có đường được sản xuất, đóng chai đặc đăng ký kinh doanh thì người tiêu dùng có thể chuyển sang các loại nước uống đường phố vốn không bị ảnh hưởng bởi việc tăng thuế.

Nghiên cứu SEANUTS (Viện Dinh dưỡng) cũng chỉ ra rằng, tỷ lệ trẻ em từ 6 - 11 tuổi ở khu vực thành thị đạt mức khuyến nghị về hoạt động thể lực chỉ là 32,5% trong khi tỷ lệ này ở nông thôn là 59,9%. Thời gian tĩnh tại trong ngày của lứa tuổi học sinh chủ yếu là dành cho mạng xã hội (95,9%); game, máy tính, điện thoại (76,3%); làm máy tính (60,2%).

Nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh thừa cân, béo phì -0
Phó trưởng bộ môn Dinh dưỡng và An toàn thực phẩm, trường Đại học Y Hà Nội PGS. TS Nguyễn Quang Dũng phát biểu tại hội thảo

Phân tích về thói quen tiêu thụ lương thực, thực phẩm của người Việt, Phó trưởng bộ môn Dinh dưỡng và An toàn thực phẩm, trường Đại học Y Hà Nội PGS. TS Nguyễn Quang Dũng nhận chia sẻ, Việt Nam, thừa cân, béo phì tồn tại song hành với tình trạng suy dinh dưỡng, tạo ra gánh nặng kép về dinh dưỡng.

Việt Nam đã tăng mức tiêu thụ thực phẩm có giá trị dinh dưỡng, nhưng đồng thời cũng tăng mức tiêu thụ thực phẩm nhiều chất béo, chất đạm, sữa và các sản phẩm từ sữa, chất bột đường, các sản phẩm có hàm lượng natri (muối) cao… Do đó, các ngành, các cấp cần nhận thức về trách nhiệm trong việc truyền thông, giáo dục dinh dưỡng hợp lý, duy trì lối sống lành mạnh để dự phòng bệnh và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Cần có chính sách đồng bộ nhằm bảo đảm sức khỏe người dân

Tại Hội thảo, trong phần thảo luận về tính hữu hiệu của công cụ thuế đối với việc cải thiện sức khỏe cộng đồng và tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, Ủy viên Thường vụ Ban chấp hành Hiệp hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam Nguyễn Văn Phụng bày tỏ băn khoăn, có nhiều nguyên nhân gây ra các bệnh không lây nhiễm, bao gồm thừa cân béo phì mà nước giải khát có đường không phải là nguyên nhân chính duy nhất.

Thậm chí, mối liên hệ giữa tiêu thụ nước giải khát có đường với tỷ lệ thừa cân béo phì còn rất nhiều tranh cãi. Vậy thì, liệu thuế có trở thành công cụ hữu hiệu trong việc giải quyết các mục tiêu sức khỏe hay ảnh hưởng tiêu cực với kinh tế - xã hội hay không? Việc đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát thì có giải quyết được các bệnh không lây nhiễm, bao gồm thừa cân béo phì như mục tiêu đang kỳ vọng hay không?

Nếu đánh thuế đối với mỗi nước giải khát có đường thì người tiêu dùng vẫn có thể chuyển đổi sang các thực phẩm thay thế khác này mà những thực phẩm thay thế này cũng có thể là nguyên nhân của các bệnh không lây nhiễm. Do đó, công cụ thuế trong trường hợp này khó mà thay đổi hành vi người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng lo ngại rằng, việc áp thuế thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường có thể không giúp tăng ngân sách nhà nước mà còn có thể gây nên những tác động tiêu cực đến kinh tế - xã hội.

Nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh thừa cân, béo phì -0
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại hội thảo

Việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt lên 10% với nhóm ngành nước giải khát dự báo sẽ dẫn tới tăng chi phí bán lẻ, giảm sản lượng, tăng hiện tượng buôn lậu, giảm thu nhập người lao động và tác động đến GDP. Việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt này cũng khiến các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đồ uống có đường gặp khó khăn và giảm doanh thu.

Theo một báo cáo do Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương thực hiện vào năm 2018 cập nhật năm 2021, nếu bổ sung nhóm ngành nước giải khát vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt với mức thuế suất 10% và nâng thuế giá trị gia tăng thêm 2% với mặt hàng này thì doanh thu của ngành sản xuất nước giải khát sẽ giảm khoảng 3.664 tỷ đồng, trong khi đó mức doanh thu thuế tăng thêm cho ngân sách nhà nước đạt 1.525,9 tỷ đồng.

Ngoài ra, chính sách thuế này nếu được áp dụng sẽ kéo theo hàng loạt tác động lan tỏa đối với tất cả các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị theo chiều dọc như các doanh nghiệp bao bì, vận chuyển, bán lẻ, mía đường, … và cả nền kinh tế nói chung.

Ngoài ra, thuế cũng gây ra hệ luỵ tác động tiêu cực đến hơn 300.000 lao động trong ngành công nghiệp nước giải khát, ảnh hưởng tới 9.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng với một triệu hộ kinh doanh sản phẩm. Việc đánh thuế nước giải khát có đường dự kiến sẽ tác động tiêu cực tới sinh kế của 337.000 hộ gia đình trồng mía.

Kinh nghiệm quốc tế cũng cho thấy, nhiều quốc gia trên thế giới đã từng áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt lên đồ uống có đường nhưng tỷ lệ thừa cân, béo phì vẫn tiếp tục gia tăng đều qua các năm.

Các chuyên gia cũng viện dẫn, Chile đã áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường từ năm 2014 nhưng đến năm 2016 - 2017 tỷ lệ thừa cân béo phì tại nước này vẫn gia tăng liên tục. Đan Mạch, Na Uy đã bãi bỏ chính sách thuế này vì không có tác động đáng kể đến sức khỏe của người dùng trong khi gây ra các tác động tiêu cực đến kinh tế và xã hội.

Mặc dù, Việt Nam có tốc độ tăng nhanh về số người béo phì trong thời gian gần đây nhưng xét về tỷ lệ dân số thì số người thừa cân, béo phì ở Việt Nam vẫn thấp nhất so với khu vực Đông Nam Á và trên thế giới.

Tại Hội thảo, các chuyên gia cũng cho rằng, để bảo đảm sức khoẻ của người dân, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó, chú trọng việc phối hợp giữa các  cơ quan quản lý thị trường và Bộ Y tế nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm.

Cần giám sát và quản lý việc thực hiện dán nhãn dinh dưỡng một cách chặt chẽ. Các loại thực phẩm đều phải có nhãn dinh dưỡng với các nội dung theo quy định mới được lưu hành trên thị trường.

Ngoài ra, cần có cơ chế quản lý chặt chẽ và giới hạn các loại thực phẩm, đồ uống đường phố hiện đang không đảm bảo về dinh dưỡng và vệ sinh, an toàn thực phẩm.

Sống khỏe

Một số lưu ý khi sử dụng thực phẩm đóng hộp
Sức khỏe

Một số lưu ý khi sử dụng thực phẩm đóng hộp

Với tính chất tiện lợi, thực phẩm đóng hộp đang là lựa chọn phổ biến trong nhiều gia đình hiện nay. Tuy nhiên, từ góc độ an toàn thực phậm, nếu không được sản xuất, bảo quản đúng cách, một số sản phẩm trên tiềm ẩn nguy cơ nhiễm khuẩn và có thể tấn công sức khoẻ người dùng bất cứ lúc nào.

Hưởng ứng ngày Thế giới phòng, chống lao 24.3: Chẩn đoán sớm, điều trị đúng
Sống khỏe

Hưởng ứng ngày Thế giới phòng, chống lao 24.3: Chẩn đoán sớm, điều trị đúng

Hưởng ứng ngày Thế giới phòng, chống lao 24.3, ngành y tế đang đẩy mạnh sàng lọc chủ động, phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh lao trong cộng đồng. Với khẩu hiệu "Việt Nam cam kết, đầu tư, hành động để chấm dứt bệnh lao", công tác phòng, chống lao được triển khai đồng bộ từ tuyến thành phố đến tận xã, phường, đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận, góp phần kiểm soát hiệu quả căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm này.

Bệnh viện TWQĐ 108 được Bộ Y tế cấp phép thực hiện cấy ghép tim nhân tạo bán phần thế hệ mới Heartmate 3
Sức khỏe

Bệnh viện TWQĐ 108 được Bộ Y tế cấp phép thực hiện cấy ghép tim nhân tạo bán phần thế hệ mới Heartmate 3

Bệnh viện TWQĐ 108 đã được Bộ Quốc phòng đầu tư mạnh mẽ về nhân lực, trang thiết bị hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế, cùng đào tạo chuyên sâu tại Đức, Úc, và Nhật Bản. Đây là đơn vị duy nhất tại Việt Nam được Bộ Y tế cấp phép triển khai kỹ thuật cấy ghép “tim nhân tạo bán phần” thường quy. Đây là bước ngoặt lớn, mang lại cơ hội sống cho bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối.

Điểm danh những thực phẩm gây béo phì
Sức khỏe

Điểm danh những thực phẩm gây béo phì

Béo phì chỉ đơn giản là hiện tượng tích tụ quá nhiều mỡ trong cơ thể. Tuy nhiên, để kiểm soát câu chuyện này không hề đơn giản với mọi người. Ngoại trừ những người có bắp thịt nở nang, còn lại những người có số cân nặng cơ thể vượt quá 20% số cân tiêu chuẩn phù hợp với chiều cao đều được coi là béo phì.

6 yếu tố gây ung thư gan
Sức khỏe

6 yếu tố gây ung thư gan

Hiện nay, các bệnh về gan mật như ung thư gan, xơ gan, các biến chứng do xơ gan ngày càng tăng. Đặc biệt, các bệnh nhân ngày càng có xu hướng trẻ hóa.

Vươn mình thành điểm sáng y tế Việt Nam, đón hàng chục nghìn bệnh nhân quốc tế
Sống khỏe

Vươn mình thành điểm sáng y tế Việt Nam, đón hàng chục nghìn bệnh nhân quốc tế

Với đội ngũ chuyên gia đầu ngành, hệ thống thiết bị hiện đại hàng đầu thế giới cùng dịch vụ khám chữa bệnh chuyên nghiệp và toàn diện, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh thu hút hàng chục nghìn khách hàng, bệnh nhân nước ngoài đến thăm khám và điều trị, đặc biệt ở nhiều lĩnh vực chuyên sâu và công nghệ cao.

Toàn cảnh Hội thảo
Sống khỏe

Tạo hành lang pháp lý cho “liệu pháp” tế bào và gene trong y khoa

Nhu cầu sử dụng các sản phẩm y tế từ liệu pháp tế bào, gene, tế bào gốc… để chăm sóc sức khỏe của người dân nước ta rất lớn, nhiều người phải ra nước ngoài để thực hiện các kỹ thuật và sử dụng các sản phẩm này; đại diện doanh nghiệp cho rằng, dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược cần kiến tạo hành lang pháp lý cho vấn đề này.