Hà Nội khuyến cáo người dân chủ động tiêm vaccine để phòng dịch bệnh

Trước diễn biến phức tạp của nhiều loại dịch bệnh đang diễn trên nhiều tỉnh, thành khắp cả nước, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Hà Nội đã khuyến cáo người dân Thủ đô nên chủ động tiêm vaccine để phòng chống dịch bệnh mùa cao điểm.

Giám đốc CDC Hà Nội Bùi Văn Hào cho biết, trên địa bàn một số tỉnh, thành phố trong cả nước dịch sốt xuất huyết, tay chân miệng, COVID-19, sởi... đang phức tạp. Đến thời điểm hiện tại, vaccine vẫn là biện pháp hiệu quả nhất để phòng dịch, làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong do bệnh truyền nhiễm. Việc người dân tiêm vaccine chủ động tạo miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh mùa dịch bệnh như mùa Hè và thời điểm giao mùa sắp tới là khá quan trọng.

Cũng như các địa phương khác, CDC được Sở Y tế Hà Nội giao là đơn vị thường trực công tác tiêm chủng, đã xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn, hướng dẫn cho tất cả cơ sở tiêm chủng thực hiện theo quy định của Bộ Y tế, Sở y tế.

Đồng thời, Trung tâm cũng là đầu mối tổng hợp nhu cầu sử dụng vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng của các đơn vị trên địa bàn thành phố để báo cáo, đề xuất cấp phát vaccine theo đúng hướng dẫn, tổ chức tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản vaccine, phân bổ, cấp phát cho các đơn vị theo đúng quy định.

Bên cạnh đó, nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ làm công tác tiêm chủng ở các Trung tâm Y tế quận, huyện, CDC Hà Nội tổ chức các lớp tập huấn về quản lý, thực hành an toàn tiêm chủng, giám sát bệnh truyền nhiễm; tổ chức các đợt giám sát về công tác tiêm chủng như: quản lý đối tượng, an toàn tiêm chủng, đánh giá tiến độ thực hiện theo tháng, quý về công tác tiêm chủng.

Hà Nội khuyến cáo người dân chủ động tiêm vaccine để phòng dịch bệnh -0
Tiêm chủng cho trẻ tại CDC Hà Nội

Giám đốc Bùi Văn Hào khẳng định, trước diễn biến của dịch bệnh truyền nhiễm có nguy cơ, Bộ Y tế cũng đã khuyến cáo một số dịch bệnh ghi nhận trong thời giam vừa qua như sởi, ho gà, bệnh hầu... Với các bệnh có vaccine thì khuyến cáo người dân chủ động tiêm chủng phòng bệnh đầy đủ, đúng lịch theo hướng dẫn của ngành y tế.

Được biết, nhằm đẩy mạnh công tác tiêm chủng đạt tỷ lệ cao, từ đầu năm 2024, Sở Y tế Hà Nội đã ban hành Kế hoạch triển khai công tác tiêm chủng mở rộng của thành phố năm 2024, phấn đấu mục tiêu tiêm chủng đầy đủ 8 loại vaccine cho trẻ em dưới 1 tuổi.

Những nội dung đáng chú ý của kế hoạch trên là tiêm vaccine phòng bệnh sởi - rubella mũi 2 cho trẻ 18 tháng tuổi và tiêm đầy đủ uốn ván cho phụ nữ có thai đạt từ 95% trở lên. Tiêm đủ 2 mũi vaccine bại liệt tiêm (IPV) cho trẻ dưới 1 tuổi, vaccine phòng bệnh Viêm não Nhật Bản cho trẻ từ 1-5 tuổi và tiêm vaccine phòng bệnh viêm gan B trong 24 giờ đầu cho trẻ sơ sinh đạt từ 90% trở lên.

Tiêm vaccine phòng bệnh Bbch hầu - ho gà - uốn ván mũi 4 (DPT4) cho trẻ từ 18 tháng đạt từ 80%; tỷ lệ tiêm bổ sung, tiêm chống dịch các loại vaccine đảm bảo chỉ tiêu theo hướng dẫn của Bộ Y tế, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.

100% các cơ sở tiêm chủng đóng trên địa bàn thành phố phải thực hiện quản lý đối tượng trong diện hoạt động tiêm chủng mở rộng, lịch sử tiêm của đối tượng tiêm chủng mở rộng.

Giám đốc CDC Bùi Văn Hào cho biết, khi tham gia chương trình tiêm chủng mở rộng, trẻ sẽ được tiêm phòng các loại vaccine phòng bệnh như viêm gan B, bệnh lao, bệnh ho gà, uốn ván, bệnh bạch cầu, bệnh sởi – rubella hoặc viêm não Nhật Bản…

Vaccine có tác dụng kích thích cơ thể sản sinh kháng thể, bảo vệ sức khỏe, hạn chế sự tấn công của virus, vi khuẩn có hại đối với sức khỏe. Do đó, việc tiêm phòng đúng lịch, đủ liều sẽ giúp trẻ có hệ miễn dịch tốt, phòng tránh được các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Sống khỏe

Bệnh nhân ung thư ở Việt Nam tăng và có xu hướng trẻ hóa
Sức khỏe

Bệnh nhân ung thư ở Việt Nam tăng và có xu hướng trẻ hóa

Đó là thông tin được đưa ra tại Hội nghị khoa học phòng chống ung thư năm 2024 do Trường Đại học Y Dược Huế phối hợp với Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức ngày 24.8. Đây cũng là hội nghị chuyên ngành quan trọng thuộc chương trình hoạt động của Hội Ung thư Việt Nam.

Cẩn trọng với bệnh thị thần kinh di truyền Leber
Sống khỏe

Cẩn trọng với bệnh thị thần kinh di truyền Leber

Bệnh thị thần kinh di truyền Leber là bệnh lý di truyền do đột biến gây rối loạn chức năng ty thể có thể dẫn đến mù lòa. Đây là một căn bệnh khó chẩn đoán, biểu hiện triệu chứng lâm sàng có thể gây nhầm lẫn với nhiều bệnh lý thị thần kinh khác.

Nguy hiểm từ hội chứng thận hư ở trẻ
Sức khỏe

Nguy hiểm từ hội chứng thận hư ở trẻ

Hội chứng thận hư là bệnh xuất hiện ở nhiều lứa tuổi, nhưng phổ biến hơn ở trẻ em độ tuổi từ 1 đến 5 tuổi. Mặc dù, bệnh khá hiếm gặp với chỉ 1/50.000 trẻ được chẩn đoán mắc bệnh mỗi năm, tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Xyanua nguy hiểm như thế nào với sức khoẻ con người?
Sống khỏe

Xyanua nguy hiểm như thế nào với sức khoẻ con người?

Liên tiếp vụ việc một phụ nữ đầu độc 4 người thân tại Đồng Nai, và mới đây là 6 người gốc Việt tử vong tại Bangkok có liên quan đến Xyanua… đã khiến dư luận không khỏi bàng hoàng. Vậy Xyanua là chất gì, và nó thật sự nguy hiểm thế nào với sức khoẻ con người?