Sớm sửa đổi Luật Thi hành án dân sự

Theo các chuyên gia, pháp luật về thi hành án dân sự hiện đang bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập; chưa theo kịp quan hệ phát sinh trong thực tiễn phát triển của đất nước; nhiều quy định tại Luật Thi hành án dân sự chưa đồng bộ với pháp luật khác liên quan. Thực tế đó đòi hỏi, phải sớm sửa đổi Luật Thi hành án dân sự, nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh. 

Đạt và vượt nhiều chỉ tiêu quan trọng

Theo thống kê của Bộ Tư pháp, năm 2023, các cơ quan thi hành án dân sự đã thi hành xong 575.667 việc, tăng 36.377 việc (tăng 6,75%) so với cùng kỳ năm 2022; đạt tỷ lệ 83,24% (tăng 0,74%) so với cùng kỳ năm 2022, cao hơn 0,74% so với chỉ tiêu được giao. Về tiền, đã thi hành xong hơn 89.505 tỷ đồng, tăng 14.264 tỷ đồng (tăng 18,96%) so với cùng kỳ năm 2022; đạt tỷ lệ 46,44% (tăng 1,03%) so với cùng kỳ năm 2022, cao hơn 0,94% so với chỉ tiêu được giao.

Tính riêng kết quả thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án tham nhũng, kinh tế, đã thi hành xong là 2.264 việc, tăng 369 việc (tăng 19,47%) so với cùng kỳ năm 2022; đạt tỷ lệ 67,10% (giảm 2,08%) so với cùng kỳ năm 2022. Về tiền, đã thi hành xong hơn 20.405 tỷ đồng, tăng 4.415 tỷ đồng (tăng 27,62%) so với cùng kỳ năm 2022; đạt tỷ lệ 41,11% (tăng 4,43%) so với cùng kỳ năm 2022.

Với vai trò là "đầu tàu" phát triển kinh tế - xã hội, tổng số việc và tiền phải thi hành của TP. Hồ Chí Minh tiếp tục đứng đầu trong cả nước, hơn 104.000 việc với gần 144.000 tỷ đồng phải giải quyết, chiếm khoảng 1/6 về việc và khoảng 2/5 về tiền trong tổng số toàn hệ thống. Tính đến nay, các cơ quan thi hành án dân sự tại TP. Hồ Chí Minh có hơn 300 chấp hành viên và bình quân mỗi chấp hành viên phải giải quyết khoảng 335 việc/năm; trong đó có nhiều vụ án lớn và phức tạp, nhiều tài sản khó xử lý...

Mặc dù vậy, theo Tổng cục trưởng Tổng cục thi hành án dân sự Nguyễn Quang Thái, công tác thi hành án dân sự cũng gặp hạn chế, vướng mắc như một số chấp hành viên trình độ chuyên môn chưa theo kịp yêu cầu nhiệm vụ, có trường hợp vi phạm kỷ luật bị xử lý. Bên cạnh đó, hiệu quả công tác phối hợp giữa cơ quan thi hành án dân sự với các cơ quan có liên quan có lúc, có việc còn chậm. Số lượng việc, tiền phát sinh tăng (năm 2023 tăng gần 90 nghìn việc, trên 34 nghìn tỷ đồng so với năm 2022); trong khi biên chế, số lượng chấp hành viên giảm hơn 100 biên chế.

Kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc

Theo các chuyên gia, số lượng vụ việc phải thi hành án có xu hướng ngày càng tăng, giá trị lớn, tính chất pháp lý phức tạp, nhiều vấn đề mới phát sinh; trong khi đó, tổ chức bộ máy, biên chế, nguồn lực, cơ sở vật chất bảo đảm, phục vụ công tác quản lý và tổ chức thi hành án dân sự còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu trong bối cảnh hiện nay...

Mặt khác, thời gian tổ chức thi hành án vẫn còn dài; một số loại việc có thể thi hành nhanh chóng, đơn giản như kết chuyển tạm thu án phí, trả tiền, tài sản cho đương sự, thì vẫn còn không ít loại việc phải tốn nhiều thời gian để thi hành, nhất là các loại việc liên quan đến đất đai, thu hồi tài sản cho nhà nước trong các vụ tham nhũng, kinh tế lớn.

Theo ông Nguyễn Quang Thái, so với yêu cầu, có những khâu, Luật hiện hành chưa quy định rõ thời hạn, một số khâu lại quy định thời gian khá dài. Đơn cử như thời gian thông báo, tống đạt; thời gian đề nghị cơ quan có thẩm quyền khi tài sản thi hành án có tranh chấp; thẩm định giá; bán đấu giá tài sản thi hành án. Cùng với đó là thủ tục xử lý các khoản tiền, tài sản khi hoàn trả nhưng đương sự không đến nhận; thủ tục miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án; trình tự, thủ tục về biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế… Đây là nguyên nhân dẫn đến thời gian giải quyết một vụ việc còn khá dài trong tổng thể thời gian giải quyết một vụ việc dân sự. Điều này cũng đồng nghĩa với việc tăng chi phí giải quyết vụ việc.

Đối với những khó khăn về thể chế, Bộ Tư pháp và Tổng cục Thi hành án dân sự đang khẩn trương tổng kết, tham mưu sửa đổi Luật Thi hành án dân sự với 5 nhóm chính sách lớn. Trong đó, sẽ tập trung đột phá vào thủ tục thi hành án, đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn thời gian, giảm chi phí; tính toán kỹ lưỡng hướng xử lý đối với loại án chưa có điều kiện thi hành án, không để tình trạng như hiện nay là án không có điều kiện nhưng vẫn phải theo dõi, xác minh.

Đồng thời, tăng cường các điều kiện bảo đảm, đáp ứng yêu cầu quản lý và hoạt động thi hành án dân sự; bảo đảm nguồn nhân lực của hệ thống thi hành án dân sự đủ về số lượng, nâng cao về chất lượng, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, ngang tầm với nhiệm vụ được giao, tương ứng, đồng bộ với các cơ quan tố tụng. Mặt khác, quy định các nguyên tắc để bảo đảm nguồn lực phục vụ ứng dụng công nghệ thông tin, cơ sở vật chất, trụ sở, kho vật chứng cho cơ quan thi hành án dân sự...

Đời sống

Tuyên truyền pháp luật phòng, chống xâm hại trẻ em trên không gian mạng; phòng, chống bạo lực trẻ em tại Trường THCS Lương Yên (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội)
Đời sống

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật: Trọng tâm, trọng điểm, có điểm nhấn

Chủ trì Hội nghị triển khai công tác năm 2025 của Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) mới đây, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh đề nghị, Cục PBGDPL phối hợp xây dựng kế hoạch, phát động phong trào thi đua trên toàn quốc; phát hiện, tôn vinh những mô hình hay, cách làm hiệu quả, lan tỏa những tấm gương điển hình trong hoạt động tuyên truyền, đưa chủ trương, chính sách, pháp luật vào cuộc sống. Đặc biệt, đánh giá bối cảnh, tình hình để triển khai nhiệm vụ năm 2025 có trọng tâm, trọng điểm và có "điểm nhấn".

Lễ cất nóc trụ sở làm việc Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, số 499 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, ngày 4.9.2024. Ảnh: C04
Xã hội

10 dấu ấn của lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy năm 2024

Kịp thời ban hành Kế hoạch phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm ma túy lợi dụng không gian mạng, chuyển hướng đấu tranh từ “đời thực” lên “đời ảo”, từ biện pháp thủ công, truyền thống sang công nghệ hiện đại; giải quyết điểm, tụ điểm trên không gian mạng... là một trong những dấu ấn nổi bật của lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy năm 2024.

PVcomBank đóng góp 10 tỷ đồng hỗ trợ “Xóa nhà tạm, nhà dột nát” cho tỉnh Quảng Trị
Đời sống

PVcomBank đóng góp 10 tỷ đồng hỗ trợ “Xóa nhà tạm, nhà dột nát” cho tỉnh Quảng Trị

Ngày 03.01.2025, tại chương trình “Nối vòng tay nhân ái” - Xuân Ất Tỵ 2025, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã trao tặng 10 tỷ đồng nhằm hỗ trợ chương trình “Xóa nhà tạm, nhà dột nát” cho các hộ nghèo và gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Đây là một hành động thiết thực, thể hiện tinh thần nhân ái và trách nhiệm xã hội của PVcomBank trong hành trình đồng hành vì sự phát triển bền vững của cộng đồng.

Hòa Bình: Tăng cường phòng cháy, chữa cháy mùa hanh khô, bảo vệ dịp Tết Nguyên đán và lễ hội đầu năm
Xã hội

Hòa Bình: Tăng cường phòng cháy, chữa cháy mùa hanh khô, bảo vệ dịp Tết Nguyên đán và lễ hội đầu năm

Trước yêu cầu nhiệm vụ chính trị bảo đảm công tác an ninh, bảo vệ an toàn tuyệt đối các sự kiện chính trị và các công trình trọng điểm trên địa bàn tỉnh, phục vụ nhân dân vui xuân đón tết an toàn, lành mạnh, UBND tỉnh Hòa Bình đã ban hành Công văn số 2325/UBND-NVK về việc tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC) mùa hanh khô, bảo vệ Tết Nguyên đán và dịp lễ hội đầu năm 2025.

Ngân hàng Chính sách xã hội đạt nhiều thành tựu nổi bật trong năm 2024
Đời sống

Ngân hàng Chính sách xã hội đạt nhiều thành tựu nổi bật trong năm 2024

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, cùng sự hỗ trợ tích cực từ các bộ, ngành và chính quyền địa phương, năm 2024, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị được giao, khẳng định vai trò nòng cốt trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới.

Ảnh: Hồ Long
Xã hội

Khẳng định sức hút, tầm vóc, sân chơi bổ ích

Cùng với kỳ vọng, thông điệp qua những tác phẩm thấm đẫm hơi thở cuộc sống, yêu cầu của kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, đại diện nhóm tác giả các tác phẩm đoạt Giải Báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (giải Diên Hồng) lần thứ 3 đều chung cảm nhận về sức hút, uy tín, tầm vóc của Giải. Đồng thời khẳng định, đây thực sự là sân chơi bổ ích, môi trường cọ xát để các nhà báo thực hiện những đề tài liên quan đến Quốc hội, HĐND các cấp trao đổi, học hỏi và trưởng thành hơn với nghề.

Hòa chung nhịp đập đất nước
Xã hội

Hòa chung nhịp đập đất nước

Thực tiễn hoạt động phong phú, sôi động, quyết liệt của Quốc hội, Hội đồng nhân dân là chất liệu và nguồn cảm hứng của báo chí. Những tác phẩm báo chí chất lượng cao, xứng tầm cũng chính là nhịp cầu đồng hành với cơ quan dân cử thúc đẩy kiến tạo vì sự phát triển phồn vinh của đất nước.

Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách giúp người khuyết tật vượt lên nghịch cảnh
Đời sống

Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách giúp người khuyết tật vượt lên nghịch cảnh

Trong những năm gần đây, các hoạt động hỗ trợ người khuyết tật tại Việt Nam đã có sự chuyển biến tích cực, nhiều chương trình, dự án nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, tạo cơ hội hòa nhập cho người khuyết tật đã thực hiện. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, vẫn còn nhiều thách thức mà người khuyết tật phải đối mặt. Do đó, việc hoàn thiện cơ chế, chính sách về người khuyết tật là một yêu cầu cấp thiết nhằm giúp họ vượt qua những trở ngại, khẳng định giá trị bản thân và đóng góp cho xã hội.