Sớm hoàn thiện chính sách phát triển kinh tế vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Ngày 27.3, Thường trực Hội đồng Dân tộc phối hợp với Thành ủy, HĐND TP. Huế tổ chức Hội thảo khoa học về “Chính sách phát triển kinh tế vùng dân tộc thiểu số và miền núi; thực trạng và những đề xuất cho dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc”.

Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm; Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP. Huế Lê Trường Lưu; Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Nguyễn Lâm Thành đồng chủ trì hội nghị.

dt.jpg
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm phát biểu tại hội thảo

Cùng dự có: Phó Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, TS. Triệu Tài Vinh; Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Y Vinh Tơr; Phó Chủ tịch UBND TP. Huế Nguyễn Chí Tài cùng lãnh đạo Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND TP. Huế.

Phát biểu khai mạc hội thảo, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm cho biết, trong quá trình xây dựng phát triển đất nước, Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm đến vấn đề dân tộc, công tác dân tộc, hoàn thiện chính sách dân tộc để thúc đẩy phát triển về mọi mặt đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, nhằm đảm bảo công bằng xã hội, từng bước thu hẹp khoảng cách phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng, miền của cả nước.

Kể từ khi đổi mới đến nay, trên cơ sở các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã ban hành số lượng lớn các văn bản chính sách, pháp luật, trong đó có nhiều quy định liên quan đến vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Các chính sách, pháp luật này có vai trò quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần đối với đồng bào các dân tộc.

dt-a2.jpg
Quang cảnh Hội thảo khoa học về “Chính sách phát triển kinh tế vùng dân tộc thiểu số và miền núi; thực trạng và những đề xuất cho dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc”

Theo rà soát của Hội đồng Dân tộc, hiện tại các chính sách liên quan về lĩnh vực dân tộc được quy định trong hơn 90 luật và hàng trăm văn bản dưới luật. Tuy nhiên, chưa có Luật riêng, tổng thể, điều chỉnh về các mối quan hệ dân tộc; quy định về đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế đối với những dân tộc còn nhiều khó khăn, vùng dân tộc.

Các văn bản, chính sách dưới luật về phát triển kinh tế ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi tuy linh hoạt trong điều chỉnh chính sách nhưng tính ổn định không cao, thường tập trung giải quyết những vấn đề trước mắt, cấp bách, xử lý tình huống.

Mặt khác, các chính sách này do nhiều chủ thể ban hành nên thiếu tính đồng bộ, nhỏ lẻ, dẫn đến chồng chéo, khó thực hiện. Trong khi đó, cơ chế phối hợp chưa rõ ràng, việc phân bổ nguồn lực còn nhiều bất cập, quá trình thực hiện các chính sách còn rời rạc, dàn trải.

Theo Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, trong bối cảnh mới, tình hình thế giới có những diễn biến khó lường về xung đột sắc tộc, tôn giáo, nảy sinh nhiều quan hệ mang tính đa tầng, đan xen, về các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, được biểu hiện dưới góc độ quan hệ giữa nhà nước và công dân là người dân tộc thiểu số, công dân là người dân tộc thiểu số với công dân là người dân tộc đa số...

Những quan hệ này rất cần có văn bản Luật để tạo hành lang pháp lý điều chỉnh đối với các cơ quan trung ương và địa phương trong quá trình xây dựng chương trình, kế hoạch, chính sách cụ thể, toàn diện về kinh tế - xã hội nhằm bảo đảm sự công bằng, bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã giao cho Hội đồng Dân tộc tiếp tục nghiên cứu cơ sở lý luận, cơ sở khoa học, thực tiễn đề xuất xây dựng Luật về lĩnh vực Dân tộc.

a2.jpg
Các đại biểu dự hội thảo

Hội thảo lần này tập trung thảo luận, làm rõ một số nội dung sau: làm rõ kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế của các chính sách liên quan đến phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số và vùng dân tộc thiểu số và miền núi; sự cần thiết, nội dung, phạm vi dự kiến sẽ đưa vào dự thảo Luật các chính sách liên quan đến phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số và vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Theo Bí thư Thành ủy TP. Huế Lê Trường Lưu, trong những năm qua, tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Huế đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, năm 2024 có 13/15 chỉ tiêu chủ yếu đạt và vượt kế hoạch. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt 8,15%. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 1,3 tỷ USD, tăng 33,1%. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt trên 34 nghìn tỷ đồng, tăng gần 17%.

Đời sống của người dân được nâng cao; an sinh xã hội được quan tâm, nhất là ở địa bàn miền núi; Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,4%; Lĩnh vực văn hoá – giáo dục được quan tâm đầu tư phát triển; Festival Huế tiếp tục khẳng định vị thế và thương hiệu của thành phố lễ hội; Quốc phòng an ninh được giữ vững.

Bí thư Thành ủy TP. Huế cho rằng, từ những chính sách đã được ban hành, tỷ lệ hộ nghèo vùng dân tộc thiểu số và miền núi giảm từ 19,39% xuống còn 10,88% (giảm 8,5%) so với năm 2023; thu nhập bình quân đầu người vùng đồng bào dân tộc thiểu số đạt 38 triệu đồng/người/năm, cơ sở hạ tầng từng bước hoàn thiện... Năm 2024, huyện A Lưới là một trong những huyện nghèo của cả nước đã được đưa ra khỏi danh sách các huyện nghèo giai đoạn 2021 – 2025 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

dt-a3.jpg
Đại biểu phát biểu ý kiến tại hội thảo

Tuy nhiên, thực tế các chính sách phát triển kinh tế vùng dân tộc thiểu số và miền núi còn nhiều điểm bất cập, hạn chế. Do đó, hội thảo lần này là diễn đàn quan trọng để các đại biểu Quốc hội, các chuyên gia nghiên cứu, trao đổi, phân tích những khó khăn, vướng mắc, làm rõ nguyên nhân để từ đó đề xuất những kiến nghị giải pháp thiết thực, hiệu quả trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người dân.

Hội thảo dự kiến sẽ có 10 bài tham luận chuyên sâu như: quan điểm, chính sách cơ bản của Đảng, Nhà nước trong phát triển kinh tế vùng dân tộc thiểu số và miền núi từ năm 2003 đến nay; chính sách quản lý, bảo vệ rừng và phát triển lâm nghiệp vùng dân tộc thiểu số và miền núi, thực trạng và đề xuất; chính sách đầu tư thương mại vùng dân tộc thiểu số và miền núi hiện nay, thực trạng và giải pháp thúc đẩy; hiệu lực, hiệu quả các chính sách khuyến khích thu hút đầu tư cho vùng dân tộc và thiểu số, những khuyến nghị và đề xuất; chính sách thúc đẩy phát triển du lịch vùng dân tộc thiểu số và miền núi, thực trạng và khuyến nghị…

Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự, phát biểu chỉ đạo tại Lễ kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước do thành phố Cần Thơ tổ chức.
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Đồng lòng, hiệp lực, đưa Cần Thơ sớm trở thành đô thị thông minh, giàu đẹp

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tin tưởng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thành phố Cần Thơ sẽ tiếp tục đồng lòng, hiệp lực, biến khó khăn thành động lực, biến thách thức thành cơ hội, đưa thành phố ngày càng phát triển, sớm trở thành đô thị thông minh, giàu đẹp, văn minh, hiện đại.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Lễ kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại Cần Thơ
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Lễ kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại Cần Thơ

Tối 26.4, tại Công viên Sông Hậu, quận Ninh Kiều, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự và phát biểu tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) do thành phố Cần Thơ tổ chức. 

Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương động viên lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành
Chính trị

Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương động viên lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành

Chiều 26.4, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương dẫn đầu đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước, đã đến thăm, tặng quà động viên các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Trao Quyết định chỉ định Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Ủy ban Pháp luật và Tư pháp nhiệm kỳ 2020 - 2025
Chính trị

Trao Quyết định chỉ định Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Ủy ban Pháp luật và Tư pháp nhiệm kỳ 2020 - 2025

Chiều 26.4, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội, Bí thư Đảng ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng chủ trì Lễ công bố, trao Quyết định của Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội về việc chỉ định Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm và Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Ủy ban Pháp luật và Tư pháp nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Ảnh Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Tổ chức Tòa án nhân dân theo mô hình 3 cấp

Cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành quy định hệ thống tổ chức Tòa án nhân dân gồm Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân khu vực. Các Tòa án quân sự được giữ nguyên theo Luật hiện hành; đồng thời kết thúc hoạt động của Tòa án nhân dân cấp cao và Tòa án nhân dân cấp huyện.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Khởi công xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam trong năm 2026
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Khởi công xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam trong năm 2026

Sáng 26.4, kết luận phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo cho rằng phải “thần tốc, táo bạo hơn nữa”, phát triển ngành công nghiệp đường sắt phục vụ 2 mục tiêu 100 năm của đất nước.

Chuyến thăm của Chủ tịch nước Lương Cường làm sâu sắc hơn mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào
Chính trị

Chuyến thăm của Chủ tịch nước Lương Cường làm sâu sắc hơn mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào

Đại sứ Lào tại Việt Nam Khamphao Ernthavanh khẳng định chuyến thăm cấp Nhà nước của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường đến Lào theo lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào Thongloun Sisoulith từ ngày 24 - 25.4.2025 có ý nghĩa quan trọng đối với quan hệ đặc biệt của hai nước Việt Nam - Lào.

Gặp mặt các đoàn quân đội quốc tế tham gia diễu binh ngày 30.4
Sự kiện nổi bật

Gặp mặt các đoàn quân đội quốc tế tham gia diễu binh ngày 30.4

Sáng 26.4, tại Bình Dương, Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam đã tổ chức gặp mặt, thăm hỏi và tặng quà các đoàn Quân đội Trung Quốc, Lào và Campuchia đang tham gia luyện tập, chuẩn bị cho hoạt động diễu binh, diễu hành Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025).

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Phương Tuấn phát biểu tại Hội thảo
Thời sự Quốc hội

Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức Hội thảo góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số

Sáng 26.4, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội (22 Hùng Vương, Hà Nội), dưới sự chủ trì của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Phương Tuấn, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức Hội thảo góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tặng quà, tri ân Mẹ Việt Nam anh hùng tại thành phố Cần Thơ
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt các Mẹ Việt Nam anh hùng, nguyên lãnh đạo Trung ương tại Cần Thơ

Sáng 26.4, tại thành phố Cần Thơ, trong không khí cả nước phấn khởi, tự hào, tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025), Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt các Mẹ Việt Nam anh hùng, nguyên lãnh đạo Trung ương và lãnh đạo thành phố Cần Thơ, tỉnh Hậu Giang qua các thời kỳ.

Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh phát biểu
Thời sự Quốc hội

Cho ý kiến về chủ trương hỗ trợ vốn nhà nước để tăng vốn điều lệ cho Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam

Cho rằng, việc tăng vốn điều lệ cho Ngân hàng Hợp tác xã là có cơ sở, tuy nhiên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu rõ, với mức vốn hỗ trợ là 5 nghìn tỷ đồng như đề xuất của Chính phủ không thuộc mức dự án quan trọng quốc gia, do đó không thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ trên cơ sở xác định rõ nguồn vốn và khả năng cân đối vốn sẽ xem xét, quyết định việc hỗ trợ vốn nhà nước để tăng vốn điều lệ cho Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam theo quy định của pháp luật.

Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh phát biểu
Thời sự Quốc hội

Đồng ý với việc Chính phủ ban hành nghị định về các trường hợp khác được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất

Sáng 26.4, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về các trường hợp khác được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định tại khoản 2 Điều 157 Luật Đất đai năm 2024 (bao gồm cả nội dung giảm tiền thuê đất năm 2025).

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan phát biểu
Chính trị

Khắc phục bất cập trong thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý chất lượng không khí

Tại hội thảo “Thực trạng và giải pháp kiểm soát, khắc phục vấn đề ô nhiễm không khí ở các đô thị lớn”, các đại biểu tập trung đánh giá thực trạng ô nhiễm không khí tại Việt Nam và đề xuất các nhóm giải pháp cần tập trung triển khai nhằm kiểm soát ô nhiễm không khí.