Sớm hoàn thiện chế độ, chính sách đối với nhà giáo giáo dục nghề nghiệp

Sáng 10.4, Đoàn khảo sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục làm việc với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội cùng đại diện một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Điện Biên về thực hiện chính sách, pháp luật đối với nhà giáo. Phó Chủ nhiệm Nguyễn Thị Mai Hoa chủ trì cuộc làm việc.

Sớm hoàn thiện chế độ, chính sách đối với nhà giáo giáo dục nghề nghiệp ảnh 1
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Thị Mai Hoa chủ trì cuộc làm việc

Tỉnh Điện Biên hiện có 12 đơn vị có tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp (GDNN), trong đó 3 trường cao đẳng; 9 trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) cấp huyện.

Giai đoạn 2016 - 2022, số lượng nhà giáo GDNN của Điện Biên tiếp tục có xu hướng giảm nhẹ do sắp xếp, tổ chức lại và sáp nhập các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các Trung tâm GDNN-GDTX để thực hiện giảm đầu mối đơn vị sự nghiệp công lập theo tinh thần Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25.10.2017 của Ban chấp hành Trung ương Khóa XII. Hiện tổng số nhà giáo GDNN trên địa bàn tỉnh là 233 người, trong đó trình độ trên đại học là 120 người, đại học 104 người.

so ld4.jpg -2
Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Điện Biên Vũ Văn Đức báo cáo Đoàn khảo sát

Theo Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Điện Biên Vũ Văn Đức, những năm qua, đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý GDNN đã được nâng cao về chất lượng; năng lực quản lý về giáo dục nghề nghiệp (cấp tỉnh, huyện, cơ sở đào tạo) từng bước được nâng lên, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về GDNN được tăng cường, đáp ứng yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng GDNN góp phần khẳng định vai trò của GDNN trong việc đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Cơ chế, chính sách đối với đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý GDNN từng bước được điều chỉnh, bổ sung và thực hiện kịp thời, đúng quy định, góp phần hỗ trợ, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần, động viên, khuyến khích đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý yên tâm, tận tâm với nghề và cống hiến cho sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo đất nước.

so ld3.jpg -1
Thành viên Đoàn khảo sát tìm hiểu các vấn đề liên quan đến giáo dục nghề nghiệp và nhà giáo giáo dục nghề nghiệp

Tuy nhiên, chế độ đãi ngộ đối với nhà giáo và cán bộ quản lý GDNN chưa tương xứng, chưa thu hút được nhân tài, người có kỹ năng quản lý và kinh nghiệm vào làm việc trong lĩnh vực GDNN; chưa thu hút đội ngũ những người có trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề cao như nghệ nhân, chuyên gia, người đào tạo là người của doanh nghiệp… tham gia đào tạo các cấp trình độ GDNN.

Chưa có chính sách đặc thù đối với nhà giáo, cán bộ quản lý làm việc tại các cơ sở giáo dục chuyên biệt, như trường cao đẳng có tỷ lệ học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số cao. Chưa có chính sách động viên, khen thưởng, vinh danh đối với cán bộ quản lý GDNN; chưa có cơ quan chuyên trách đào tạo đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý về lĩnh vực GDNN.

Để tạo nguồn đội ngũ nhà giáo GDNN chất lượng cao, ông Vũ Văn Đức cho rằng, cần quy định chính sách hỗ trợ đào tạo người có nguyện vọng trở thành nhà giáo, thu hút người giỏi tham gia đào tạo để trở thành nhà giáo. Theo đó, cần miễn, giảm học phí toàn bộ quá trình đào tạo; trợ cấp sinh hoạt phí trong quá trình đào tạo; có chính sách riêng đối với trường hợp học sinh tốt nghiệp THPT xuất sắc, sinh viên tốt nghiệp đại học đạt loại giỏi; nhà giáo vừa được đào tạo tại cơ sở đào tạo, vừa được thực hành nghề nghiệp tại cơ sở giáo dục.

Bên cạnh đó, cần có những quy định cụ thể nhằm hoàn thiện chế độ, chính sách đãi ngộ, tôn vinh nhà giáo GDNN, nhất là nhà giáo GDNN thuộc các ngành, nghề, lĩnh vực đặc thù, công tác tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng kinh tế đặc biệt khó khăn; nhà giáo tham gia đào tạo nghề nghiệp cho người khuyết tật, người dạy nghề tại doanh nghiệp…

Ngoài ra, cần có chính sách ưu tiên trong tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ để thu hút nghệ nhân, chuyên gia, nhà khoa học, người lao động giỏi, người dạy nghề, người đào tạo tại doanh nghiệp, cán bộ quản lý trong và ngoài nước vào làm việc tại cơ sở GDNN.

so ld2.jpg -0
Đại diện các cơ sở giáo dục nghề nghiệp báo cáo với Đoàn khảo sát

Trao đổi với Đoàn khảo sát, đại diện các cơ sở GDNN của tỉnh Điện Biên phản ánh những khó khăn của GDNN nói chung, nhà giáo GDNN nói riêng. Trong đó, do sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sự thay đổi của nhu cầu xã hội và cả các quy đinh pháp luật mới, các cơ sở GDNN gặp khó khăn trong tuyển sinh, nhiều ngành nghề đào tạo bị xóa sổ. Giáo viên phải đào tạo chuyển đổi để có thể đáp ứng yêu cầu công việc. Tình trạng giảng viên trình độ thạc sĩ phải đi học trung cấp hoặc cao đẳng nghề để đủ điều kiện dạy nghề mới không còn là hiếm…

Đoàn khảo sát ghi nhận những ý kiến thẳng thắn, trách nhiệm tại cuộc làm việc. Đây sẽ là những thông tin hữu ích cho Đoàn cũng như các đại biểu Quốc hội trong quá trình góp ý xây dựng, hoàn thiện chính sách về nhà giáo nói chung, GDNN và nhà giáo GDNN nói riêng.

Sớm hoàn thiện chế độ, chính sách đối với nhà giáo giáo dục nghề nghiệp -0
Đoàn khảo sát với cô và trò Trường Mầm non 7/5, TP. Điện Biên Phủ

Cũng trong sáng 10.4, một tổ công tác của Đoàn khảo sát đã thăm và làm việc với Trường Mầm non 7/5 TP. Điện Biên Phủ và nhóm trẻ Việt Mỹ, nhằm tìm hiểu về thực hiện chính sách, pháp luật đối với trẻ mầm non 3 - 5 tuổi.

Thời sự Quốc hội

Phiên giải trình của Ủy ban Pháp luật về “Thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan”
Thời sự Quốc hội

Phiên giải trình của Ủy ban Pháp luật về “Thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan”

Chiều 14.1, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Phiên họp toàn thể lần thứ 30, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng, Ủy ban Pháp luật đã tổ chức Phiên giải trình về “Thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan”.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải chụp hình lưu niệm cùng tập thể lãnh đạo và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Báo Đại biểu Nhân dân
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải thăm, làm việc với Báo Đại biểu Nhân dân, Viện Nghiên cứu lập pháp và Truyền hình Quốc hội Việt Nam

Chiều 14.1, nhân dịp năm mới 2025 và chuẩn bị đón Tết nguyên đán Ất Tỵ, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội 35 Ngô Quyền, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đã thăm, làm việc với Báo Đại biểu Nhân dân, Viện Nghiên cứu lập pháp và Truyền hình Quốc hội Việt Nam. 

toàn cảnh Hội thảo
Thời sự Quốc hội

Bảo đảm sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số gắn với bảo vệ, phát triển rừng

Sáng 14.1, tại Nhà Quốc hội, Hội đồng Dân tộc đã phối hợp với Đại sứ quán Canada tại Việt Nam tổ chức Hội thảo Chính sách bảo đảm sinh kế đối với đồng bào dân tộc thiểu số gắn với bảo vệ phát triển rừng ở Việt Nam – Những vấn đề đặt ra và kiến nghị, giải pháp.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đã tặng 5.500 quà cho gia đình chính sách, người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn thông qua Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội, hội đặc thù của tỉnh
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh tặng quà Tết người có hoàn cảnh khó khăn tại Ninh Bình

Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đã thăm, tặng quà Tết người có hoàn cảnh khó khăn tại Ninh Bình. Cùng đi có: Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Ninh Bình Mai Văn Tuất; Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Bình Đinh Việt Dũng.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu tại Chương trình
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định trao quà Tết cho hộ nghèo, công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Ninh Bình

Sáng 14.1, nhân dịp năm mới 2025 và chuẩn bị đón Tết nguyên đán Ất Tỵ, tại Công ty TNHH Ever Great International (huyện Gia Viễn), thay mặt Lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cùng Đoàn công tác của Trung ương đã về thăm, trao quà Tết cho hộ nghèo, công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn của tỉnh Ninh Bình.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương phát biểu
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương dự Phiên họp toàn thể của Ủy ban Quốc phòng và An ninh

Chiều 13.1, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương đã dự và phát biểu chỉ đạo tại Phiên họp toàn thể của Ủy ban Quốc phòng và An ninh họp, thẩm tra dự án Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải chủ trì phiên họp
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải chủ trì Phiên họp thứ nhất Đoàn giám sát chuyên đề về bảo vệ môi trường

Chiều 13.1, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải - Trưởng đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành” đã chủ trì phiên họp thứ nhất của Đoàn giám sát.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Nâng cao nhận thức, đột phá về đổi mới tư duy về vị trí, vai trò của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Nâng cao nhận thức, đột phá về đổi mới tư duy về vị trí, vai trò của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Đây là một trong những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu ra tại Hội nghị toàn quốc về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia diễn ra sáng nay, 13.1, khi trình bày báo cáo chuyên đề “Chủ trương, giải pháp về thể chế, thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia” theo sự phân công của Bộ Chính trị.

Rà soát, hoàn thiện báo cáo tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà giáo
Chính trị

Rà soát, hoàn thiện báo cáo tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà giáo

Chiều 12.1, Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục và Bộ Giáo dục và Đào tạo đã họp rà soát, hoàn thiện báo cáo tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà giáo. Các Ủy viên Trung ương Đảng: Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đồng chủ trì phiên họp.

Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Lê Quang Mạnh (áo trắng) cùng đại diện TP. Cần Thơ trao quà cho đoàn viên, người lao động
Thời sự Quốc hội

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Lê Quang Mạnh trao quà Tết tặng công nhân, người lao động tại Cần Thơ

Ngày 12.1, nhân dịp chuẩn bị đón Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Lê Quang Mạnh cùng đại diện lãnh đạo TP. Cần Thơ, Đoàn ĐBQH TP. Cần Thơ, Liên đoàn Lao động TP. Cần Thơ đã trao quà Tết tặng đoàn viên công đoàn, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố. 

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm, tặng quà Tết tại huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm, tặng quà Tết tại huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang

Sáng 12.1, tiếp tục chuyến công tác tại tỉnh Hậu Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác Trung ương đã tới thăm, tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, cán bộ, đồng bào dân tộc thiểu số của huyện Phụng Hiệp.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm, tặng quà Tết công nhân, người lao động tại huyện Châu Thành A, Hậu Giang
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm, tặng quà Tết công nhân tại huyện Châu Thành A, Hậu Giang

Sáng 12.1, tiếp tục chuyến công tác tại huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang, tại Công ty TNHH MTV Giáp Quán Thăng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác Trung ương đã tới thăm, tặng quà Tết công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm, tặng quà Tết tại huyện Châu Thành A, Hậu Giang
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm, tặng quà Tết tại huyện Châu Thành A, Hậu Giang

Sáng 12.1, tại xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang, tiếp tục chuyến công tác tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác Trung ương đã về thăm, tặng quà Tết các gia đình chính sách, người nghèo, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số và cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang có hoàn cảnh khó khăn.