Kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh Gia Lai Khóa XII

Sớm hoàn chỉnh chính sách hỗ trợ sau sắp xếp đơn vị hành chính

Tại Kỳ họp thứ 20 tổ chức sáng qua, 30.7, trên cơ sở bàn thảo kỹ lưỡng, HĐND tỉnh Gia Lai Khóa XII đã thông qua Nghị quyết tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của tỉnh. Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hồ Văn Niên nhấn mạnh, đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan liên quan sớm hoàn chỉnh chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người hoạt động không chuyên trách dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính, trình HĐND tỉnh xem xét, quyết định, bảo đảm quyền lợi cho các đối tượng.

Cử tri cơ bản tán thành chủ trương sắp xếp

Phát biểu khai mạc kỳ họp, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hồ Văn Niên nhấn mạnh: Kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh Gia Lai xem xét, thảo luận dự thảo nghị quyết về tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của tỉnh Gia Lai, làm cơ sở pháp lý để UBND tỉnh hoàn chỉnh thủ tục hồ sơ gửi cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Nội dung xem xét, quyết định tại kỳ họp đã được UBND tỉnh chuẩn bị đầy đủ, đúng luật và được Ban Pháp chế HĐND tỉnh thẩm tra theo quy định. Vì vậy, đề nghị các đại biểu HĐND tỉnh nêu cao trách nhiệm, phát huy dân chủ, nghiên cứu, thảo luận đối với nội dung dự thảo nghị quyết làm cơ sở để HĐND tỉnh xem xét, quyết định.

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hồ Văn Niên phát biểu chỉ đạo tại kỳ họp - ẢNH Đ.T
Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hồ Văn Niên phát biểu chỉ đạo tại kỳ họp. Ảnh: Đ.T

Tại kỳ họp, Phó Chủ tịch phụ trách UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch đã trình bày tóm tắt nội dung do UBND trình kỳ họp về chủ trương sáp nhập, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của tỉnh Gia Lai. Theo đó, sau khi kiểm tra, rà soát, đánh giá các tiêu chuẩn đơn vị hành chính về diện tích tự nhiên, quy mô dân số theo quy định, trên địa bàn tỉnh có 3 đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc diện nghiên cứu sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025 gồm: huyện Đak Pơ; xã Tân Sơn của thành phố Pleiku và xã Đak Hlơ của huyện Kbang.

Phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 là sắp xếp nguyên trạng xã Tân Sơn vào xã Biển Hồ để thành lập đơn vị hành chính mới, lấy tên xã Biển Hồ thuộc thành phố Pleiku; điều chỉnh địa giới hành chính, chuyển làng Lợt thuộc xã Đak Hlơ vào xã Nghĩa An quản lý, phần còn lại của xã Đak Hlơ sắp xếp vào xã Kông Bơ La để thành lập đơn vị hành chính mới lấy tên xã Kông Bơ La thuộc huyện Kbang. Đồng thời, đề xuất xin chủ trương nhập huyện Đăk Pơ vào thị xã An Khê, giai đoạn sau năm 2030 để bảo đảm tiêu chí thị xã của đơn vị hành chính được sáp nhập.

Thành phố Pleiku đã tổ chức lấy ý kiến cử tri của 2 xã Tân Sơn, Biển Hồ; trung bình tỷ lệ cử tri 2 xã đồng ý chiếm 96,81%/tổng số cử tri có trong danh sách. Huyện Kbang tổ chức lấy ý kiến cử 3 xã Kông Bơ La, Đak Hlơ và Nghĩa An; trung bình tỷ lệ cử tri 3 xã đồng ý chiếm tỷ 93,56%/tổng số cử tri có trong danh sách. HĐND các xã: Tân Sơn, Biển Hồ, Đak Hlơ, Nghĩa An, Kông Bơ La và HĐND thành phố Pleiku, huyện Kbang đã họp ban hành nghị quyết tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính. Các địa phương liên quan cũng đã có phương án cụ thể, chi tiết về sắp xếp lại bộ máy hệ thống chính trị cấp xã; bố trí cán bộ, công chức, viên chức dôi dư; sắp xếp, xử lý trụ sở, tài sản công sau sắp xếp.

Bảo đảm quyền lợi cho các đối tượng

Tại kỳ họp, đại diện Ban Pháp chế HĐND tỉnh đã báo cáo kết quả thẩm tra nội dung do UBND tỉnh trình. Theo đó, qua xem xét nội dung dự thảo nghị quyết, Ban Pháp chế thống nhất chủ trương sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, bởi việc sắp xếp xã Tân Sơn (thành phố Pleiku) và xã Đak Hlơ (huyện Kbang) là cần thiết, phù hợp với định hướng phát triển chung của tỉnh và yêu cầu công tác quản lý nhà nước trên địa bàn. Đồng thời, việc sắp xếp 2 xã này đã nhận được sự đồng thuận cao của Nhân dân, được HĐND 2 cấp ban hành nghị quyết tán thành chủ trương sắp xếp.

Các đại biểu biểu quyết thông qua Nghị quyết về tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Gia Lai. Ảnh: Đ.T
Các đại biểu biểu quyết thông qua nghị quyết về tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Gia Lai. Ảnh: Đ.T

Đối với việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, Ban Pháp chế HĐND tỉnh cũng cho rằng việc sắp xếp nguyên trạng huyện Đak Pơ vào thị xã An Khê vào thời điểm sau năm 2030 là phù hợp, cần thiết để giữ ổn định địa giới hành chính, tâm lý người dân, an ninh trật tự, tạo điều kiện cho thị xã An Khê và huyện Đak Pơ có thời gian chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sắp xếp trong giai đoạn tiếp theo.

Vì vậy, Ban Pháp chế HĐND tỉnh đề nghị UBND tỉnh có văn bản báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định để chuyển sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện vào thời điểm sau năm 2030 và không đưa nội dung này vào dự thảo nghị quyết. Với tinh thần trách nhiệm, tập trung, trên cơ sở nghiên cứu kỹ lưỡng, đa số các đại biểu thống nhất với tờ trình của UBND tỉnh và đề nghị vẫn đưa vào nghị quyết nội dung về việc tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện sau năm 2030; các đại biểu đã biểu quyết thông qua Nghị quyết tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của tỉnh Gia Lai.

Phát biểu bế mạc kỳ họp, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hồ Văn Niên đề nghị UBND tỉnh khẩn trương hoàn chỉnh thủ tục, hồ sơ gửi các cơ quan Trung ương xem xét, quyết định theo thẩm quyền. Đồng thời, chỉ đạo các cơ quan liên quan sớm hoàn chỉnh chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người hoạt động không chuyên trách dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính, trình HĐND tỉnh xem xét, quyết định, bảo đảm quyền lợi cho các đối tượng theo quy định.

Hội đồng nhân dân

Thường trực HĐND khảo sát thực tế tại Dự án tái định cư - phát triển đô thị thành phố Vĩnh Long
Hội đồng nhân dân

Bài 1: Đóng góp tích cực vào kết quả tăng trưởng, phát triển chung

Qua khảo sát thực tế 18 công trình, dự án tại 10 đơn vị, chủ đầu tư và làm trực tiếp làm việc với Ban Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Thường trực HĐND tỉnh Vĩnh Long đã thẳng thắn chỉ rõ những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế trong thực hiện chính sách pháp luật, nghị quyết của HĐND tỉnh về đầu tư công bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước năm 2024 trên địa bàn. Từ đó, kiến nghị nhiều giải pháp khắc phục, tháo gỡ; nhất là yêu cầu rõ trách nhiệm, đúng thẩm quyền, giải quyết nhanh các vướng mắc đối với từng dự án...

Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh Nguyễn Thị Hồng Phúc chủ trì khảo sát thực tế công trình đầu tư Bờ kè thị trấn Tân Thạnh
Hội đồng nhân dân

Tạo đột phá trong huy động nguồn lực đầu tư công

Qua giám sát công tác lập, quản lý đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025, HĐND tỉnh Long An đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo nâng cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý về đầu tư công gắn với quyền hạn, trách nhiệm được giao; huy động lực lượng chuyên gia góp ý ngay từ đầu… Đặc biệt, cần có đột phá trong xây dựng, huy động nguồn lực thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn, hàng năm đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững; bảo đảm sự hài hòa giữa đầu tư phát triển kinh tế và xã hội.

Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Mai Văn Nhiều đi thực tế cơ sở tìm hiểu, giám sát việc giải quyết vấn đề cử tri kiến nghị
Hội đồng nhân dân

Trực diện giám sát vấn đề cử tri bức xúc

Phát huy tinh thần, trách nhiệm trước cử tri và nhân dân, hoạt động giám sát việc giải quyết kiến nghị cử tri, đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân thời gian qua được Thường trực HĐND tỉnh Long An đặc biệt quan tâm; qua đó, nhiều kiến nghị, phản ảnh, khiếu nại xác đáng của cử tri, công dân được kịp thời giải quyết, tạo đồng thuận trong xã hội.

Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Long An chủ trì cuộc khảo sát nắm tình hình hoạt động Khu giải trí phức hợp Happy Land Long An bên cạnh sông Vàm Cỏ Đông
Hội đồng nhân dân

Tầm nhìn chiến lược, hướng đến phát triển du lịch bền vững

Giai đoạn 2021 - 2023, du lịch tỉnh Long An có nhiều chuyển biến đáng chú ý nhưng chưa được xem là ngành kinh tế mũi nhọn. Giám sát việc chấp hành pháp luật trong công tác quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn giai đoạn 2021 - 2023, Đoàn giám sát HĐND tỉnh đề nghị UBND tỉnh cần có tầm nhìn chiến lược, toàn diện về phát triển du lịch trong xu hướng hội nhập; tạo đột phá ban đầu, hướng đến phát triển du lịch bền vững.

Chủ tọa điều hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn
Diễn đàn

Tăng cường phối hợp tháo gỡ vướng mắc thực hiện dự án

Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai vừa được tổ chức về các nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính - đầu tư xây dựng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Trương Văn Đạt đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phối hợp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các dự án. Đôn đốc, kiên quyết xử lý các chủ đầu tư không hoàn thành nhiệm vụ; giám sát, kiểm tra quá trình thẩm định hồ sơ, thủ tục của các cơ quan, giảm phiền hà và không kéo dài thời gian trái quy định…

Tăng cường phối hợp tháo gỡ vướng mắc thực hiện dự án
Hội đồng nhân dân

Tăng cường phối hợp tháo gỡ vướng mắc thực hiện dự án

Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai vừa được tổ chức về các nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính - đầu tư xây dựng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Trương Văn Đạt đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phối hợp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các dự án. Đôn đốc, kiên quyết xử lý các chủ đầu tư không hoàn thành nhiệm vụ; giám sát, kiểm tra quá trình thẩm định hồ sơ, thủ tục của các cơ quan, giảm phiền hà và không kéo dài thời gian trái quy định…

Toàn cảnh buổi giám sát
Chuyển động

Không để tình trạng trả lại hồ sơ nhiều lần

Ngày 1.10, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Thanh Hóa đã có buổi giám sát việc thực hiện Kết luận số 251/KL-HĐND ngày 2.6.2022 của Thường trực HĐND tỉnh về tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (QSDĐ), quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh tại huyện Yên Định.

Các đại biểu biểu quyết thông qua 6 nghị quyết với tỷ lệ tán thành cao
Chuyển động

Cơ sở pháp lý thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển

Kỳ họp thứ 21 (Kỳ họp chuyên đề) HĐND tỉnh Hòa Bình Khóa XVII được tổ chức thành công với 6 nghị quyết được thông qua. Nhằm bảo đảm các nghị quyết được triển khai hiệu quả, Phó Bí thư Thường trực tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Bùi Đức Hinh đề nghị, UBND tỉnh chỉ đạo các ngành, các cấp có kế hoạch triển khai cụ thể, thực hiện hiệu quả các nghị quyết. Đồng thời, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 và đẩy nhanh thực hiện các dự án đầu tư, nhất là các dự án bất động sản, nhà ở.

Hà Tĩnh: Thông qua 15 nghị quyết quan trọng tại Kỳ họp thứ 21
Hội đồng nhân dân

Hà Tĩnh: Thông qua 15 nghị quyết quan trọng tại Kỳ họp thứ 21

Chiều 30.9, tại TP. Hà Tĩnh, HĐND tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức Kỳ họp thứ 21 (kỳ họp chuyên đề) Khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026 để xem xét một số nội dung thuộc thẩm quyền. Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh, Chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Trung Dũng; Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Trần Tú Anh và Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Văn Kỳ chủ tọa kỳ họp.

HĐND huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai biểu quyết thông qua nghị quyết tại kỳ họp
Diễn đàn

Cần quy định thống nhất, cụ thể

Trên thực tế, có những nghị quyết cá biệt nội dung phức tạp cần lấy ý kiến các cá nhân, tổ chức chịu ảnh hưởng; có cần phải đánh giá tác động về xã hội, về môi trường hay không... Đây là những câu hỏi chưa được trả lời, rất cần sự quan tâm, nghiên cứu và hướng dẫn. Việc có một quy định thống nhất, cụ thể về quy trình, thủ tục, trình tự ban hành nghị quyết cá biệt tại các kỳ họp HĐND hết sức cần thiết.

Quang cảnh Kỳ họp thứ 18, HĐND huyện Đại Lộc, Quảng Nam
Diễn đàn

Đẩy mạnh phân cấp trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Luật Đất đai số 31/2024/QH15 đã sửa đổi, bổ sung quy định về quản lý, sử dụng đất đai của 8 luật khác nhằm xử lý mâu thuẫn, chồng chéo giữa các luật, tạo sự thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật. Nội dung Điều 245 Luật Đất đai 2024 sửa đổi Luật Tổ chức chính quyền địa phương liên quan thẩm quyền HĐND tỉnh, huyện về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Đặc biệt, quy định về thẩm quyền quyết định, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại Điều 72 Luật Đất đai 2024 cơ bản kế thừa các quy định Luật Đất đai 2013 và đẩy mạnh phân cấp hơn trước.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh khảo sát thực tế tuyến đường kiểu mẫu tại xã Xuân Tâm, huyện Xuân Lộc
Hội đồng nhân dân

Làm gì để sản xuất hàng hóa nông nghiệp bền vững

Với nhiều giải pháp thiết thực, nhất là trong công tác tuyên truyền, vận động, việc triển khai xây dựng nông thôn mới (NTM), NTM nâng cao, kiểu mẫu của huyện Xuân Lộc, xứng đáng là huyện dẫn đầu tỉnh Đồng Nai. Tuy nhiên, kết quả phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chưa nổi bật; chưa có mô hình sản xuất nông nghiệp đạt chứng nhận hữu cơ... Đoàn giám sát HĐND tỉnh cho biết, huyện tiếp tục tập trung nguồn lực, phấn đấu đạt mục tiêu huyện NTM kiểu mẫu về phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp bền vững đến năm 2025.

Kỳ họp thứ 21, HĐND tỉnh Bắc Ninh thông qua nhiều nội dung quan trọng
Hội đồng nhân dân

Kỳ họp thứ 21, HĐND tỉnh Bắc Ninh thông qua nhiều nội dung quan trọng

Sáng 27.9, tại Trung tâm văn hóa Kinh Bắc (TP. Bắc Ninh), HĐND tỉnh Bắc Ninh khóa XIX, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức Kỳ họp thứ 21 (chuyên đề) để xem xét, quyết nghị nhiều nội dung mang tính cấp thiết, quan trọng của tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội, công tác cán bộ theo thẩm quyền và ổn định đời sống dân sinh.