Thực hiện Kết luận số 127-KL/TW của Bộ Chính trị

Sớm đưa ra trình tự thực hiện sáp nhập tỉnh

“Chúng ta đang bước vào kỷ nguyên mới nên rất cần xem xét để có cách quản trị mới. Bên cạnh việc sắp xếp quận huyện, phường xã, đổi mới cơ cấu tổ chức thì vấn đề sắp xếp lại cấp tỉnh là cần thiết. Tuy nhiên, đây là vấn đề lớn, trong khi thời gian không có nhiều, cần sớm đưa ra trình tự để làm cơ sở triển khai”, KTS. ĐÀO NGỌC NGHIÊM, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam nêu ý kiến.

Đồng bộ các giải pháp và lấy ý kiến Nhân dân

- Tại Kết luận số 127-KL/TW về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, Bộ Chính trị yêu cầu nghiên cứu chủ trương sáp nhập một số tỉnh. Ông nghĩ sao?

kts-nghiem2.jpg

­- Việc điều chỉnh, sáp nhập, mở rộng tỉnh là vấn đề không lạ trong quá trình phát triển của Việt Nam. Cứ mỗi giai đoạn mới chúng ta đều xem xét điều chỉnh tổ chức đơn vị hành chính cấp tỉnh, có lúc là 38, sau nâng lên 53, 61, 64 và hiện còn 63 tỉnh, thành phố. Chúng ta đang bước vào kỷ nguyên mới nên rất cần xem xét để có cách quản trị mới. Bên cạnh việc sắp xếp quận huyện, phường xã, đổi mới cơ cấu tổ chức thì vấn đề sắp xếp lại cấp tỉnh là cần thiết. Tuy nhiên, đây là vấn đề lớn nên cần phải xem xét 3 yếu tố: căn cứ pháp lý; đồng bộ các tiêu chí; và phải được nhân dân ủng hộ, nhất trí - đây là yếu tố rất quan trọng.

- Theo ông, chúng ta đang có những cơ sở nào cho việc sắp xếp, điều chỉnh mở rộng địa giới cấp tỉnh?

- Trước hết, về căn cứ pháp lý, cơ sở pháp lý quan trọng nhất, cao nhất là Hiến pháp. Điều 110 Hiến pháp năm 2013 quy định: Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; tỉnh chia thành huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh; thành phố trực thuộc Trung ương chia thành quận, huyện, thị xã và đơn vị hành chính tương đương; huyện chia thành xã, thị trấn; thị xã và thành phố thuộc tỉnh chia thành phường và xã; quận chia thành phường; đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập. Khoản 2 Điều 110 quy định: “Việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính phải lấy ý kiến Nhân dân địa phương và theo trình tự, thủ tục do luật định.

Như vậy, có thể khẳng định Hiến pháp 2013 cho phép chúng ta nhập, chia tách địa giới hành chính, nhưng phải theo trình tự, thủ tục và quan trọng nhất là phải lấy ý kiến Nhân dân địa phương.

Về tiêu chí, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính. Theo đó, tiêu chuẩn của tỉnh có 3 tiêu chí quan trọng. Một là, quy mô dân số: tỉnh miền núi, vùng cao từ 900.000 người trở lên; tỉnh ở khu vực khác từ 1.400.000 người trở lên. Hai là, diện tích tự nhiên: tỉnh miền núi, vùng cao từ 8.000km2 trở lên; tỉnh khu vực khác từ 5.000km2 trở lên. Ba là, số đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc có từ 11 đơn vị trở lên, trong đó có ít nhất 1 thành phố hoặc 1 thị xã.

Như vậy, cần dựa trên các tiêu chí này. Riêng với tiêu chí về số đơn vị hành chính, cần căn cứ trên kết quả triển khai việc sắp xếp cấp huyện, xã. Nếu sáp nhập tỉnh mà không tuân thủ tiêu chí hiện hành thì Quốc hội cần phải thay đổi tiêu chí cho phù hợp.

Cần gắn với việc phân chia các vùng kinh tế

- Như ông vừa nói, việc sắp xếp lại các tỉnh không phải là vấn đề mới. Vậy ở thời điểm này, khi sáp nhập tỉnh cần lưu ý điều gì?

- Ngoài việc bảo đảm theo các tiêu chí quan trọng ở trên, tôi cho rằng chúng ta cần phải lưu ý thêm các tiêu chí sau.

Một là, cần xem xét đến yếu tố đô thị hóa. Hiện nay, dù tốc độ đô thị hóa của nước ta nhanh nhưng tỷ lệ đô thị hóa vẫn khá thấp. Mục tiêu đến năm 2030, chỉ có 65 - 67% đô thị hóa là mức rất thấp, trong khi ở nhiều nước như Hàn Quốc, Nhật Bản… đã lên tới 90 - 100%. Do đó, cần phải xem xét đến yếu tố đô thị hóa cũng như việc lập thêm thành phố trực thuộc Trung ương, phải tạo điều kiện để các tỉnh sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, có như thế chúng ta mới xứng tầm các nước trong khu vực và trên thế giới.

Hai là, trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội được Đại hội XIII của Đảng thông qua xác định 3 khâu đột phá, trong đó nêu rõ “đổi mới quản trị quốc gia theo hướng hiện đại, nhất là quản lý phát triển và quản lý xã hội”. Vậy sắp tới, đổi mới quản trị quốc gia thế nào là vấn đề cần được quan tâm. Chiến lược cũng xác định nhiệm vụ phải “tập trung xây dựng nền hành chính nhà nước phục vụ Nhân dân, dân chủ, pháp quyền, chuyên nghiệp, hiện đại, trong sạch, vững mạnh, bảo đảm công khai, minh bạch, quản lý thống nhất, thông suốt, hiệu lực, hiệu quả”. Trong cuộc sắp xếp tổ chức bộ máy lần này, sẽ có sự biến đổi về nhân sự khi một lực lượng đội ngũ cán bộ, công chức ra về. Khi sáp nhập tỉnh cần lưu ý thêm vấn đề này.

Ba là, việc sắp xếp lại các tỉnh cần phải dựa vào yếu tố về kinh tế - xã hội. Hiện, cả nước có 6 vùng kinh tế - xã hội. Thực tế có những tỉnh rất mạnh nhưng nhiều tỉnh còn nghèo. Nguyên tắc của quốc gia là phát triển trên cơ sở phát triển đồng đều các vùng, và trong từng vùng cũng phải phát triển đồng đều với nhau. Do đó, sáp nhập tỉnh cần phải gắn với phân chia 6 vùng kinh tế - xã hội như hiện nay, trừ trường hợp nếu Trung ương có điều chỉnh các vùng thì phải có cách tiếp cận mới cho phù hợp.

Bốn là, yếu tố văn hóa, truyền thống rất quan trọng. Như kinh nghiệm của Hà Nội vừa qua định tổ chức lại các phường của các khu phố cổ, các yếu tố khác cơ bản là đủ, song vì liên quan đến văn hóa, sự đồng thuận của người dân nên cuối cùng giữ nguyên hiện trạng. Vì thế, sáp nhập tỉnh cần phải đặc biệt quan tâm tới yếu tố văn hóa, truyền thống; tránh trường hợp với khu vực là địa danh văn hóa mà lại tách đôi ra thì sẽ khó được chấp nhận. Hoặc, việc chọn tên gọi tỉnh mới như thế nào cũng cần phải gắn với yếu tố văn hóa, truyền thống và phải được nhân dân đồng tình.

Việc sáp nhập tỉnh lần này cũng cần tham khảo kinh nghiệm từ lần sáp nhập Hà Nội năm 2008. Ban đầu chỉ lấy một phần của Hà Tây, nhưng như thế tỉnh Hà Tây còn lại rất nhỏ, không đủ tiêu chí, sau đó đã lấy toàn bộ tỉnh Hà Tây, 4 xã của tỉnh Hòa Bình và huyện Mê Linh của tỉnh Vĩnh Phúc. Bài học này thể hiện mối quan hệ về kinh tế, các tiêu chí, đồng thời còn là các yêu cầu về mặt quản lý.

- Theo lộ trình, thời gian để xây dựng đề án sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh không còn nhiều. Theo ông, cần làm gì để bảo đảm triển khai hiệu quả?

- Như đã phân tích ở trên, trong kỷ nguyên mới này, vấn đề sắp xếp cấp tỉnh là cần thiết. Để thực hiện được việc đổi mới, sáp nhập một cách hợp lý, cần tuân thủ Hiến pháp; xem xét đồng bộ các tiêu chí, kế thừa các quy định của Quốc hội đã có, rà soát và rút ra bài học kinh nghiệm để có sự sáng tạo, đề xuất đổi mới tiêu chí linh hoạt để thích ứng với hoàn cảnh mới, thời điểm mới, vận mệnh mới của đất nước. Đặc biệt là phải được sự đồng thuận của người dân địa phương, đồng thời tham vấn ý kiến các nhà khoa học để gắn kết với hội nhập.

Điều quan trọng hiện nay là phải sớm đưa ra trình tự thực hiện, trong đó xác định rõ: Ai (cơ quan nào) đề xuất việc sáp nhập tỉnh? Đó là Bộ Nội vụ, hay các tỉnh, hay cơ quan nào khác? Lấy ý kiến Nhân dân thì lấy bằng cách nào, lấy ý kiến điện tử hay trực tiếp?...

Vai trò của Quốc hội là rất quan trọng trong việc sáp nhập tỉnh, do vậy cần phải có đầy đủ thông tin cho các đại biểu trước khi họ bấm nút thông qua.

- Xin cảm ơn ông!

Quốc hội và Cử tri

Hòa Bình: Nâng cao nhận thức về chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
Quốc hội và Cử tri

Hòa Bình: Nâng cao nhận thức về chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Đặng Bích Ngọc đề nghị, ngành giáo dục cần tiếp tục nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, giáo viên về chiến lược phát triển và sử dụng nhân lực chất lượng cao của tỉnh, cũng như nâng cao chất lượng chuyên môn.

Cần tập trung chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân trong nước phát triển
Diễn đàn Quốc hội

Đủ thế, đủ lực, đủ thuận lợi để phát triển kinh tế tư nhân

Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương Nguyễn Thị Việt Nga cho rằng, hiện nay là thời điểm chín muồi để thực hiện các giải pháp thúc đẩy phát triển, đưa kinh tế tư nhân trở thành động lực tăng trưởng quan trọng hàng đầu của đất nước. Chúng ta có đủ thế, đủ lực, đủ thuận lợi, có thể nói là thiên thời, địa lợi, nhân hòa, như Tổng Bí thư đã nói “đây chính là thời điểm để hành động, để kiến tạo một Việt Nam thịnh vượng, năng động”.

Quảng Ninh: Đoàn ĐBQH tỉnh giám sát về bảo vệ môi trường tại Móng Cái, Hải Hà
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Quảng Ninh: Đoàn ĐBQH tỉnh giám sát về bảo vệ môi trường tại Móng Cái, Hải Hà

Tiếp tục chương trình giám sát về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”, Đoàn ĐBQH tỉnh đã thực hiện giám sát trực tiếp tại một số đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn TP Móng Cái và huyện Hải Hà.


Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Lực đẩy cho hoạt động đổi mới sáng tạo

Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị đã xác định: đổi mới tư duy xây dựng pháp luật bảo đảm yêu cầu quản lý và khuyến khích đổi mới sáng tạo, loại bỏ tư duy “không quản được thì cấm”. Nhằm thể chế chủ trương này, dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo đã quy định nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ để thúc đẩy cho hoạt động đổi mới sáng tạo phát triển.

AMH
Chính sách và cuộc sống

Mở rộng ứng dụng AI trong cơ quan nhà nước

Trong vài năm gần đây, một số trường hợp ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) của các cơ quan nhà nước ở Việt Nam cho thấy tiềm năng và đạt một số kết quả ban đầu. Tuy nhiên, các trường hợp ứng dụng còn ít cả về số lượng giải pháp AI, cơ quan và lĩnh vực được ứng dụng; thiếu cơ sở pháp lý và hướng dẫn cụ thể; chưa xác định đúng và giải trúng “bài toán” ứng dụng AI; năng lực để ứng dụng AI còn hạn chế cả về tài chính, dữ liệu và hạ tầng, con người. Từ những trường hợp thành công và chưa thành công, có thể rút ra một số bài học để khắc phục những điểm hạn chế đó, mở rộng việc ứng dụng AI trong các cơ quan nhà nước.

Kinh tế tư nhân với phát triển văn hóa trong kỷ nguyên mới
Chính sách và cuộc sống

Kinh tế tư nhân với phát triển văn hóa trong kỷ nguyên mới

Bùi Hoài Sơn

Nếu trong quá khứ, việc phát triển văn hóa chủ yếu dựa vào nguồn lực nhà nước, thì ngày nay, trong kỷ nguyên mới - thời đại số hóa, toàn cầu hóa và đổi mới sáng tạo - kinh tế tư nhân nổi lên như một trụ cột vững chắc, góp phần quyết định trong việc bảo tồn, sáng tạo và quảng bá văn hóa.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu
Lập pháp

Cần cơ chế, chính sách vượt trội khuyến khích đầu tư phát triển đường sắt

Cho ý kiến với dự án Luật Đường sắt (sửa đổi) tại Phiên họp thứ 43 vừa qua, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, các chính sách về phát triển, ưu đãi, hỗ trợ trong hoạt động đường sắt phải thể chế hóa tối đa nội dung Kết luận số 49-KL/TW của Bộ Chính trị, nhất là về phân bổ ngân sách, bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư, hỗ trợ địa phương phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt.

Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai lấy ý kiến sửa đổi bổ sung Luật Quảng cáo và Luật tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
Quốc hội và Cử tri

Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai lấy ý kiến sửa đổi bổ sung Luật Quảng cáo và Luật tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật

Thực hiện chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2025 và chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 9, Quốc hội Khóa XV, Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai tổ chức hội nghị lấy ý kiến dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

Rõ tiêu chí phân loại để nâng cao quản lý hóa chất nguy hiểm
Quốc hội và Cử tri

Rõ tiêu chí phân loại để nâng cao quản lý hóa chất nguy hiểm

Tại Hội nghị thảo luận, đóng góp ý kiến vào 3 dự án luật gồm: Luật Hoá chất (sửa đổi); Luật Công nghiệp công nghệ số và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật do Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình vừa tổ chức, các đại biểu đề nghị làm rõ các tiêu chí phân loại để nâng cao hiệu quả quản lý và kiểm soát hóa chất nguy hiểm; bổ sung quy định chặt chẽ hơn về xử lý chất thải hóa chất, tồn dư hóa chất, quản lý bao bì trong sản xuất, sử dụng hóa chất.

XÓA BỜ BAO, MỞ RỘNG KHÔNG GIAN KINH TẾ
Chính sách và cuộc sống

XÓA BỜ BAO, MỞ RỘNG KHÔNG GIAN KINH TẾ

Trời miền Tây vào mùa nước nổi, những cánh đồng giờ đây chỉ còn lác đác vài gốc rạ sót lại. Con nước dâng lên, len lỏi qua từng bờ bao nhỏ hẹp, nơi ngày xưa người ta quen “mạnh ai nấy giữ”, mỗi nhà một đám ruộng riêng, cắt nhau bởi những con bờ chật hẹp.

Ảnh minh họa
Quốc hội và Cử tri

Gỡ bỏ thủ tục trong nghiên cứu khoa học

“Các nhà khoa học mất quá nhiều thời gian, khoảng 50% thời gian, công sức dành cho các thủ tục”. Đây là thực tế được Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ ra khi đề cập về những tồn tại, hạn chế, rào cản, nút thắt đang cản trở phát triển của khoa học, công nghệ thời gian qua.

Rà soát, bảo đảm thống nhất giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng
Quốc hội và Cử tri

Rà soát, bảo đảm thống nhất giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng

Qua làm việc với UBND thành phố Hải Phòng về kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, Đoàn khảo sát của Ủy ban Kinh tế và Tài chính nhận thấy, giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng còn một số nội dung chưa đồng bộ về bộ chỉ tiêu sử dụng đất, xác định loại đất; tiêu chí lập quy hoạch. Thời kỳ quy hoạch giữa 2 loại quy hoạch không thống nhất dẫn đến việc xác định, phân bổ chỉ tiêu thực hiện giữa các thời kỳ, các dự án khó thống nhất.

AMH
Quốc hội và Cử tri

Bảo vệ tiểu thương trên sàn thương mại điện tử

Thương mại điện tử ở Việt Nam duy trì đà tăng trưởng ấn tượng và trở thành một phần không thể thiếu trong nền kinh tế. Theo Bộ Công Thương, năm 2024, doanh số thương mại điện tử bán lẻ đạt 20,5 tỷ USD, chiếm 8% tổng doanh thu bán lẻ cả nước. Cùng với đó, số lượng gian hàng trực tuyến cũng tăng mạnh, với khoảng 650.000 cửa hàng có phát sinh đơn hàng trên các sàn thương mại điện tử.

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan phát biểu tại cuộc gặp - Ảnh H.Ngọc
Quốc hội và Cử tri

Mỗi nhà khoa học hãy dành một phần thời gian đưa khoa học về làng

Tại cuộc gặp gỡ các nhà khoa học khối nông - lâm - ngư nghiệp, Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan kêu gọi mỗi nhà khoa học hãy dành một phần thời gian để “đưa khoa học về làng”; tham gia tư vấn, tập huấn cho bà con nông dân về kỹ thuật canh tác, chăn nuôi, bảo vệ môi trường; hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp trong việc áp dụng khoa học, công nghệ, phát triển sản phẩm chế biến sâu... Các nhà khoa học bằng trí tuệ, tâm huyết của mình có thể làm nhiều hơn từ những nghiên cứu.

Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng
Quốc hội và Cử tri

Bài 3: Xây dựng những cán bộ tốt, đảng viên tốt

Trong bối cảnh hiện nay, nước ta phải hướng đến xây dựng những cán bộ tốt hay cụ thể hơn, đó là những đảng viên tốt. Đảng chú trọng công tác cán bộ vừa là quyền hạn nhưng cũng là trách nhiệm trước sự tồn vong của Đảng, sự hưng thịnh của đất nước, của chế độ. Để đi tới được kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, thì Đảng phải quản trị cho được đội ngũ cán bộ thật sự toàn diện, nghiêm minh. Có được cán bộ, đảng viên tốt, văn hóa trong Đảng cũng tăng lên theo tỷ lệ thuận.