Dư âm Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV

Sớm đưa luật, nghị quyết vào cuộc sống, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội đất nước phát triển

Đánh giá về thành công chung của Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khẳng định, kết quả kỳ họp thể hiện sự lãnh đạo sát sao, kịp thời của Đảng, sự quyết tâm, quyết liệt, đồng hành trách nhiệm, phối hợp chặt chẽ của Quốc hội cùng Chính phủ. Đồng thời, tin tưởng, các luật và quyết sách được thông qua tại kỳ họp sẽ sớm đi vào cuộc sống, góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra.

ĐBQH Phan Xuân Dũng (Ninh Thuận): Linh hoạt, nỗ lực cao, đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn

Sớm đưa Luật, Nghị quyết vào cuộc sống, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội đất nước phát triển -0

Đây là một kỳ họp được tiến hành với thời gian họp dài hơn, có nhiều quyết đáp quan trọng trong công tác lập pháp, giám sát và quyết định vấn đề quan trọng của quốc gia. Các luật được Quốc hội thông qua hay các dự án luật cho ý kiến lần đầu đều liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực được cử tri quan tâm, đã được các đại biểu phát huy trí tuệ, đóng góp ý kiến sâu sắc, đa chiều. Đặc biệt, để đáp ứng yêu cầu cuộc sống theo kiến nghị của cử tri, người dân, doanh nghiệp trên cả nước, Quốc hội đã linh hoạt và nỗ lực cao để bổ sung một số nội dung khó, phức tạp thuộc công tác lập pháp vào chương trình kỳ họp.

Tại Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội đã tiến hành công tác nhân sự, bầu Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội; phê chuẩn bổ nhiệm Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an; phê chuẩn Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh; đồng thời tiến hành công tác nhân sự khác theo thẩm quyền. Công tác nhân sự được thực hiện thận trọng, chặt chẽ, kịp thời, đúng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, minh bạch, đạt được sự đồng thuận rất cao của các ĐBQH. Những nhân sự được Quốc hội lựa chọn bầu tại kỳ họp được gửi gắm nhiều tin tưởng, kỳ vọng sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước, Nhân dân giao phó.

Do khối lượng công việc lớn, nội dung nào đưa ra để Quốc hội quyết đáp cũng quan trọng, nên các ĐBQH đã tập trung nghiên cứu hồ sơ dự án luật, dự thảo nghị quyết, thảo luận sôi nổi, dân chủ, thẳng thắn, trọng tâm, thể hiện sự đau đáu với nhiều vấn đề đang được cử tri và Nhân dân quan tâm. Chính vì vậy, chất lượng các luật, nghị quyết được Quốc hội thông qua đều được bảo đảm, đạt tỷ lệ tán thành cao. Tôi mong muốn, với tâm huyết và sự hiểu biết của các ĐBQH, sự chuẩn bị kỹ càng của Chính phủ, các bộ, ngành và các cơ quan của Quốc hội, các luật được thông qua tại Kỳ họp này đều sẽ sớm đi vào cuộc sống, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Thực hiện quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, các dự án luật trình Quốc hội cho ý kiến đều đã và đang tiến hành lấy ý kiến của các nhà khoa học, trong đó có nhiều nhà khoa học thuộc Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam. Những nhà khoa học, chuyên gia có vai trò quan trọng trong xây dựng và hoàn thiện các dự thảo luật, dự thảo nghị quyết được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp này. Điều đó một lần nữa khẳng định Đảng, Nhà nước ta rất tôn trọng các trí thức, nhà khoa học.

Với riêng Thủ đô Hà Nội, Kỳ họp thứ Bảy có ý nghĩa quan trọng khi cùng với việc thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi), Quốc hội cũng cho ý kiến với Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065. Việc Quốc hội xem xét cả 3 nội dung này trong kỳ họp đã tạo khung khổ pháp lý, thể chế hết sức quan trọng cho Thủ đô phát triển và thực hiện được những quan điểm, mục tiêu, các định hướng lớn đã được xác định tại các nghị quyết của Đảng.

Đặc biệt, tại Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua đã đưa ra nhiều cơ chế khuyến khích, tạo điều kiện cho khoa học và công nghệ phát triển. Ví dụ như, quy định thu nhập từ việc thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ trọng điểm của Thủ đô không chịu thuế thu nhập cá nhân; doanh nghiệp, tổ chức khoa học và công nghệ, cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập được nhận chuyển giao không bồi hoàn tài sản, kết quả, sản phẩm hình thành từ nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách Thành phố; được hỗ trợ một phần kinh phí từ ngân sách Thành phố để hình thành trung tâm nghiên cứu và phát triển, phòng thí nghiệm, nhận chuyển giao công nghệ thuộc các lĩnh vực khoa học và công nghệ trọng điểm của Thủ đô….

Có thể khẳng định, Luật Thủ đô (sửa đổi) đã đưa ra nhiều cơ chế ưu đãi để các tổ chức khoa học và công nghệ, đặc biệt để đội ngũ trí thức của Thủ đô có điều kiện phát triển, cống hiến cho Thủ đô và cho đất nước.

ĐBQH Nguyễn Thị Thu Hà (Quảng Ninh): Hoàn thành toàn diện chương trình nghị sự, bảo đảm đúng nguyên tắc, quy định

Sớm đưa Luật, Nghị quyết vào cuộc sống, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội đất nước phát triển -0

Sau 27 ngày rưỡi làm việc khẩn trương, tích cực, trách nhiệm, Kỳ họp thứ Bảy đã thành công tốt đẹp. Kết quả kỳ họp thể hiện sự lãnh đạo sát sao, kịp thời của Đảng, sự quyết tâm, quyết liệt, đồng hành trách nhiệm, phối hợp chặt chẽ của Quốc hội cùng Chính phủ.

Có thể thấy, kỳ họp lần này có khối lượng công việc đồ sộ với số lượng dự án luật, dự thảo nghị quyết được thông qua và cho ý kiến rất lớn. Cụ thể, Quốc hội đã biểu quyết thông qua 11 luật, 21 nghị quyết; cho ý kiến lần đầu đối với 11 dự án luật và quyết định rất nhiều nội dung quan trọng của đất nước. Theo tôi, các nội dung trong chương trình nghị sự đã hoàn thành một cách toàn diện, đầy đủ, đúng nguyên tắc, đúng quy định. Với các nội dung có tính chuyên môn cao, phải nghiên cứu, tìm hiểu kỹ lưỡng và đào sâu vấn đề, thậm chí nhiều chính sách tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội, đời sống người dân cũng đã được Quốc hội quyết định một cách sáng suốt, công khai, minh bạch.

Tôi cũng rất ấn tượng với công tác điều hành của Chủ tọa trong các phiên họp. Đặc biệt là trong các phiên chất vấn và trả lời chất vấn, Chủ tịch Quốc hội điều hành linh hoạt, khoa học, góp phần dẫn dắt các câu hỏi của ĐBQH và phần trả lời của các bộ trưởng đi vào trọng tâm, bảo đảm các vấn đề đặt ra được làm rõ ngay tại nghị trường.

Không chỉ tại các phiên họp tại hội trường, không khí các phiên họp tổ cũng rất sôi nổi, tích cực, dân chủ và hiệu quả. Qua đó cho thấy, các ĐBQH đã chuẩn bị và nghiên cứu kỹ các nội dung trước khi phát biểu, đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, chất lượng vào các dự án luật, nghị quyết.

Tôi tin tưởng, với những quyết sách của Quốc hội và hành động quyết liệt của Chính phủ, đất nước ta sẽ tăng tốc để hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra cho 6 tháng cuối năm.

ĐBQH Nguyễn Thanh Cầm (Tiền Giang):Công tác điều hành thận trọng, linh hoạt, thể hiện quyết tâm đổi mới, sáng tạo trong hoạt động của Quốc hội

Sớm đưa Luật, Nghị quyết vào cuộc sống, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội đất nước phát triển -0

Tôi đánh giá cao Kỳ họp thứ Bảy đã hoàn thành được khối lượng lớn công việc, đặc biệt trong công tác lập pháp với việc thông qua 11 dự án luật và 21 nghị quyết, trong đó có 3 nghị quyết có chứa quy phạm pháp luật, cho ý kiến lần đầu đối với 11 dự án luật.

Để có được những kết quả này, trước hết là Chính phủ, các cơ quan chủ trì soạn thảo đã rất tích cực chuẩn bị kỹ lưỡng, hồ sơ đầy đủ, thời gian trình các dự án luật cơ bản bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật. Các cơ quan thẩm tra của Quốc hội cũng chuẩn bị rất trách nhiệm, khẩn trương, bắt tay ngay vào công tác thẩm tra; Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng thường xuyên tổ chức họp, cho ý kiến để hoàn chỉnh báo cáo thẩm tra, tiếp thu, giải trình các dự án luật, dự thảo Nghị quyết.

Tôi ấn tượng với việc tiếp thu, tổng hợp phát biểu của ĐBQH lần này rất nhanh và kịp thời, tạo điều kiện cho các đại biểu có thể rà soát lại các ý kiến của mình ngay sau phiên thảo luận. Các cơ quan soạn thảo cũng có thể tổng hợp và khẩn trương có tiếp thu, giải trình thấu đáo, cung cấp lại cho cơ quan thẩm tra và ĐBQH để tiếp tục nghiên cứu, góp ý. Các ĐBQH với tinh thần tâm huyết, trách nhiệm đã dành nhiều thời gian, trí tuệ để nghiên cứu và góp ý, phát biểu thẳng thắn nhằm góp phần nâng cao chất lượng của các dự án luật. Và, với tỷ lệ thông qua các dự án Luật rất cao cho thấy, với sự chuẩn bị kỹ lưỡng đã tạo được sự nhất trí và đồng thuận rất lớn tại Kỳ họp lần này.

Tôi đặc biệt ấn tượng với công tác chỉ đạo, điều hành thận trọng, linh hoạt tại Kỳ họp khi chương trình dù có những điều chỉnh, với nhiều nội dung khó, phức tạp nhưng vẫn bảo đảm chất lượng trước khi trình ra Quốc hội. Điều này cho thấy quyết tâm đổi mới, sáng tạo trong hoạt động của Quốc hội nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thực tiễn đất nước.

Tôi tin tưởng và kỳ vọng, với nhiều nội dung quan trọng được Quốc hội xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ Bảy sẽ tạo bước đột phá, góp phần kịp thời thể chế hóa các chủ trương, Nghị quyết của Đảng, đưa các luật, nghị quyết đi vào cuộc sống ngay khi có hiệu lực, góp phần đưa đất nước vượt qua khó khăn, thách thức, tiếp tục phục hồi và phát triển trong thời gian tới.

Quốc hội và Cử tri

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh khảo sát việc thực hiện chính sách pháp luật về phòng, chống thiên tai tại TP. Cẩm Phả
Quốc hội và Cử tri

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh khảo sát việc thực hiện chính sách pháp luật về phòng, chống thiên tai tại TP. Cẩm Phả

Sáng 18.9, Đoàn giám sát của Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đặng Xuân Phương làm Trưởng đoàn đã khảo sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, bảo vệ môi trường tại TP. Cẩm Phả.

Quy định về việc thực hiện thủ tục đầu tư đặc biệt là bước đột phá khi sửa Luật Đầu tư.
Chính sách và cuộc sống

Bước đột phá khi sửa Luật Đầu tư

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang xây dựng dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 4 luật gồm Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư và Luật Đấu thầu; trong đó, dự thảo Luật bổ sung quy định về việc thực hiện thủ tục đầu tư đặc biệt - đây được coi là bước đột phá khi sửa Luật Đầu tư lần này và sẽ giúp rút ngắn rất nhiều thời gian thực hiện dự án.

Tiếp tục đổi mới việc triển khai, kiểm tra thi hành Hiến pháp, pháp luật
Quốc hội và Cử tri

Tiếp tục đổi mới việc triển khai, kiểm tra thi hành Hiến pháp, pháp luật

Cho ý kiến về Báo cáo của Chính phủ về tình hình thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội tại Phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý, phải đổi mới việc triển khai và kiểm tra thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội một cách “tới nơi, tới chốn”. Tinh thần là chỗ nào làm tốt thì phải biểu dương, khen thưởng kịp thời, chỗ nào làm chưa tốt phải có phê bình, kiểm điểm.

Cấp bách nhưng không được nóng vội
Chính sách và cuộc sống

Cấp bách nhưng không được nóng vội

“Chúng tôi đã chấp hành nghiêm chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ, lãnh đạo cấp cao là phải tập trung rà soát, xây dựng để sửa đổi, bổ sung Luật Điện lực làm sao để có thể thông qua tại một kỳ họp”, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết tại Phiên họp ngày 12.9 vừa qua của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Ảnh minh họa
Lập pháp

Vướng mắc do thiếu văn bản hướng dẫn thuộc thẩm quyền địa phương

Theo Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, hầu hết văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2024, Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 thuộc thẩm quyền của địa phương hiện chưa được ban hành. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc triển khai các luật bởi nhiều nội dung quan trọng đã được phân cấp cho chính quyền địa phương.

Hà Tĩnh: Xem xét kỹ lưỡng phương pháp tính giá điện dựa trên thu nhập, mức sống của người dân
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Hà Tĩnh: Xem xét kỹ lưỡng phương pháp tính giá điện dựa trên thu nhập, mức sống của người dân

Chiều 16.9, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý xây dựng dự án Luật Điện lực (sửa đổi). Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Trần Đình Gia và Giám đốc Công ty Điện lực Hà Tĩnh Phạm Công Thành đồng chủ trì hội nghị.

Quảng Ninh: Đoàn ĐBQH tỉnh khảo sát việc thực hiện pháp luật trong công tác phòng, chống thiên tai
Quốc hội và Cử tri

Quảng Ninh: Đoàn ĐBQH tỉnh khảo sát việc thực hiện pháp luật trong công tác phòng, chống thiên tai

Ngày 16.9, Đoàn công tác của Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đặng Xuân Phương làm Trưởng đoàn đã khảo sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, bảo vệ môi trường tại TP. Uông Bí và kiểm tra công tác khắc phục hậu quả sau bão tại Khu liên hợp thể thao Quảng Ninh.

Văn hóa liêm chính dẫn lối cho mọi hành động
Quốc hội và Cử tri

Văn hóa liêm chính dẫn lối cho mọi hành động

Phát biểu chỉ đạo tại hội thảo khoa học "55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các cơ quan trung ương" ngày 29.8, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, xây dựng Đảng về đạo đức gắn với xây dựng văn hóa liêm chính, coi văn hóa liêm chính là nền tảng xây dựng ý thức và đạo đức của cán bộ, đảng viên; đồng thời xây dựng văn hóa liêm chính để “không muốn” tham nhũng, tiêu cực. Theo PGS.TS BÙI HOÀI SƠN, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, đây là thông điệp mạnh mẽ, rằng văn hóa liêm chính không chỉ là khẩu hiệu, mà phải dẫn lối cho mọi hành động và quyết định.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương dự Phiên họp thứ 2 Ban soạn thảo dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát Quốc hội và HĐND
Quốc hội và Cử tri

Công cụ hữu hiệu để thu thập thông tin

Năm 2010 đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử hoạt động của Quốc hội, những phiên giải trình tại phiên họp của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội được tổ chức thực hiện. Vào thời điểm đó, phiên giải trình của Hội đồng Dân tộc về chính sách hỗ trợ di dân, thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số và phiên giải trình của Ủy ban Về các vấn đề xã hội (nay là Ủy ban Xã hội) về chuẩn nghèo và tình hình thực hiện các chính sách về giảm nghèo được thí điểm tổ chức đã mở ra một phương thức mới trong việc thực hiện chức năng giám sát của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội.

Quang cảnh phiên tòa xét xử một vụ án hành chính. Nguồn: lsvn.vn
Chính sách và cuộc sống

Xử nghiêm người không thi hành án hành chính

Các chế tài xử lý hành chính thế nào khi người đứng đầu các cơ quan hành chính không phối hợp với các cơ quan tư pháp? Có chế tài đối với người đứng đầu các cơ quan hành chính không phối hợp, thậm chí không cung cấp thông tin và khi thi hành án là không tự giác thi hành án. Việc đấy phải có chế tài xử lý cho nghiêm.

Sớm khắc phục tình trạng mất cân đối phát triển giữa các loại hình giao thông
Quốc hội và Cử tri

Sớm khắc phục tình trạng mất cân đối phát triển giữa các loại hình giao thông

Tại cuộc làm việc giữa Đoàn giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023” với Chính phủ, các thành viên Đoàn giám sát chỉ ra thực tế mất cân đối phát triển giữa 5 loại hình giao thông đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt, đường hàng không và đường hàng hải.

Cẩn trọng, chuyên nghiệp hơn
Chính sách và cuộc sống

Cẩn trọng, chuyên nghiệp hơn

Phát huy truyền thống tương thân tương ái, “lá lành đùm lá rách”, những ngày này, người dân cả nước đang một lòng hướng về các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại bởi bão số 3. Nhiều hoạt động quyên góp, ủng hộ đã được triển khai và đã đến được nơi cần đến, góp phần giúp người dân vượt qua khó khăn.

Đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh
Quốc hội và Cử tri

Đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh

Cho ý kiến về dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) tại Phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, có ý kiến đề nghị, Chính phủ cần tiếp tục đánh giá đầy đủ các tác động của thủ tục hành chính được quy định trong dự thảo Luật liên quan đến việc lập xác nhận phiếu kiểm soát mua bán hóa chất cần kiểm soát đặc biệt; vấn đề tái xuất, tiêu hủy hóa chất cấm đã sản xuất hoặc nhập khẩu mà không sử dụng hết… nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tránh gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp.

Quyết định di tản của Trưởng thôn Vàng Seo Chứ (thứ 2 từ trái qua) đã bảo vệ an toàn tính mạng cho 115 người dân thôn Kho Vàng.
Chính sách và cuộc sống

Nghĩ từ quyết định táo bạo của Trưởng thôn Vàng Seo Chứ

115 người dân thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, Lào Cai không mất tích, không bị lũ cuốn trôi, họ đã được tìm thấy và vẫn an toàn ở nơi trú ẩn trên núi là tin mừng lớn trong những ngày nhiều tin xấu vừa qua; có kinh nghiệm với đồi núi, đặc biệt là dám nghĩ, dám làm, Trưởng thôn Kho Vàng, anh Vàng Seo Chứ (33 tuổi), đã đưa ra một quyết định táo bạo, cứu cả thôn khỏi nguy cơ bị vùi lấp do sạt lở.

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh khảo sát tại huyện Vân Đồn và Cô Tô
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh khảo sát tại huyện Vân Đồn và Cô Tô

Ngày 13.9, Đoàn công tác của Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đặng Xuân Phương làm Trưởng đoàn đã khảo sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, bảo vệ môi trường tại huyện Vân Đồn và Cô Tô.

Bảo đảm phòng ngừa vi phạm pháp luật ngay tại cơ sở
Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm phòng ngừa vi phạm pháp luật ngay tại cơ sở

Cho ý kiến về Báo cáo của Chính phủ trong công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, một số Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận định, một trong những nguyên nhân giúp chỉ tiêu về phòng, chống tội phạm đạt tỷ lệ cao là nhờ chủ trương đưa công an chính quy về cấp xã. Khi lực lượng này về với xã thì rất gần dân và công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật có tác dụng rất rõ. Nhờ vậy, đã bảo đảm thực hiện phòng ngừa tội phạm, vi phạm pháp luật ngay tại địa bàn, cơ sở.

Góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga
Quốc hội và Cử tri

Góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga

Chuyến thăm đã thành công hết sức tốt đẹp và hơn mong đợi. Với những kết quả cụ thể và toàn diện đạt được, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội BÙI VĂN CƯỜNG khẳng định, chuyến thăm sẽ góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga; triển khai, cụ thể hóa nội dung Thỏa thuận cấp cao giữa Lãnh đạo cấp cao hai nước trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Putin vào tháng 6.2024.

Thoáng ở "tầng" luật, thông ở "tầng" dưới luật
Quốc hội và Cử tri

Thoáng ở "tầng" luật, thông ở "tầng" dưới luật

Rà soát dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Phiên họp sáng qua, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho rằng, có thể bỏ được khoảng 1/3 số điều. Lý do có thể bỏ được nhiều như thế không hẳn là do cơ quan chủ trì soạn thảo dự án Luật này chuẩn bị chưa kỹ.

Mở ra cơ hội phát triển mới trong quan hệ hai nước, hai Quốc hội Việt Nam - Liên bang Nga
Diễn đàn Quốc hội

Mở ra cơ hội phát triển mới trong quan hệ hai nước, hai Quốc hội Việt Nam - Liên bang Nga

Trong 3 ngày diễn ra chuyến thăm, phía Nga đã dành cho Chủ tịch Quốc hội ta và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam những nghi lễ đón tiếp ở mức cao, chu đáo, trọng thị và thân tình, thể hiện sự coi trọng, đánh giá rất cao mối quan hệ với Việt Nam. Khẳng định kết quả này trong trao đổi với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại VŨ HẢI HÀ cho biết, với nội dung trao đổi phong phú, thiết thực trên nhiều lĩnh vực, chuyến thăm được kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội cho sự phát triển mới trong quan hệ hợp tác giữa hai nước, hai Quốc hội trong thời gian tới.