Sớm đề xuất chính sách hỗ trợ phát triển cà phê chất lượng cao

UBND tỉnh Đắk Lắk quan tâm ban hành chính sách hỗ trợ cụ thể cho tổ chức, cá nhân tham gia trực tiếp vào quá trình thực hiện tái canh cà phê; nghiên cứu tham mưu, sớm đề xuất ban hành cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển cà phê chất lượng cao, đặc sản. Nghiên cứu, xây dựng chính sách khuyến khích người trồng cà phê hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung; liên doanh, liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ cà phê; khuyến khích hình thành liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cà phê trên địa bản…

Đó là những nội dung Đoàn giám sát HĐND tỉnh Đắk Lắk nhấn mạnh qua giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 24/2017/NQ-HĐND ngày 13.7.2017 của HĐND tỉnh về Phát triển cà phê bền vững của tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Hình thành các liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị

Đoàn giám sát HĐND tỉnh Đắk Lắk thấy rằng Nghị quyết số 24/2017/NQ-HĐND đã được UBND tỉnh triển khai nghiêm túc, cơ bản có hiệu quả, sát với mục tiêu nghị quyết đề ra. Năng suất, chất lượng cà phê ngày càng được nâng cao và đang dần đi vào ổn định, bền vững. Các địa phương đã khai thác hiệu quả lợi thế đất đai, sản lượng cà phê đạt từ 2,5 - 4 tấn/ha; xây dựng vùng trồng cà phê có chứng nhận và truy xuất nguồn gốc; các mô hình HTX được đầu tư công nghệ chế biến sâu, chất lượng cao; hình thành các liên minh, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị... xây dựng, phát triển thương hiệu, bảo hộ cà phê có chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột, xây dựng mô hình điển hình tiêu biểu trong sản xuất cà phê; thu hút đầu tư vào hoạt động chế biến sâu...

Tỉnh Đắk Lắk đẩy mạnh phát triển sản xuất cà phê đặc sản Ảnh: Kim Bảo
Tỉnh Đắk Lắk đẩy mạnh phát triển sản xuất cà phê đặc sản. Ảnh: Kim Bảo

Chương trình tái canh cà phê được triển khai thực hiện bảo đảm theo kế hoạch; tổng diện tích cà phê có chứng nhận đạt trên 30.000ha; sản lượng cà phê đạt 535.672 tấn, có khoảng 90% sản lượng cà phê được thu hái, phơi sấy và bảo quản theo đúng quy trình kỹ thuật. 100% cơ sở chế biến cà phê nhân xuất khẩu tuân thủ đúng quy chuẩn kỹ thuật, cà phê đạt điều kiện bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; cà phê chế biến sâu áp dụng công nghệ và quy trình quản lý tiên tiến, trang thiết bị máy móc của các doanh nghiệp cà phê Đắk Lắk hiện nay đã được đổi mới nhiều và hiện đại hơn, tỷ lệ cà phê chế biến sâu 8,11% so với sản lượng cà phê của bình quân các niên vụ. Kim ngạch xuất khẩu cà phê của tỉnh tương đối ổn định, đến năm 2023, số lượng cà phê xuất khẩu đạt trên 304 nghìn tấn, kim ngạch đạt trên 760 triệu USD. Công tác xúc tiến thương mại và tìm kiếm thị trường được chú trọng, giúp cho việc quảng bá thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột, cà phê Việt Nam ra thị trường thế giới.

Bên cạnh những kết quả đạt được, một số chỉ tiêu Nghị quyết thực hiện chưa đạt so với yêu cầu kế hoạch đề ra, như: việc giảm diện tích cà phê, duy trì ổn định 180.000ha; tuyên truyền, vận động người dân thực hiện chuyển đổi diện tích cà phê không phù hợp sang các loại cây trồng khác; áp dụng quy trình sản xuất cà phê có chứng nhận đạt 80% đến năm 2020… Một số mô hình tái canh có hiệu quả nhưng chưa được nhân rộng, diện tích trồng xen canh với tỷ lệ cao nhưng chưa được quản lý, tư vấn chặt chẽ. Việc huy động vốn, nguồn lực hỗ trợ tái canh cây cà phê còn hạn chế và tỷ lệ rất thấp. Diện tích cả phê già cỗi hết chu kỳ kinh doanh cần tái canh chiếm tỷ lệ lớn. Việc chuyển đổi diện tích cà phê ở những vùng không bảo đảm nguồn nước, kém hiệu quả, không phù hợp thổ nhưỡng, sang các loại cây trồng khác đạt thấp…

Ưu tiên thành lập trung tâm quản lý chất lượng cà phê

Từ thực tế trên, Đoàn giám sát HĐND tỉnh đề nghị Chính phủ quan tâm bố trí kinh phí cho địa phương để thực hiện Đề án Phát triển cà phê bền vững của tỉnh. Ưu tiên thành lập trung tâm quản lý chất lượng cà phê của khu vực. Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu ban hành chính sách cụ thể hỗ trợ kinh phí, thiết bị cho các cơ sở chế biến quy mô nhỏ và vừa; chính sách thu hút đầu tư khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia chương trình phát triển cà phê bền vững của tỉnh.

Đối với UBND tỉnh, Đoàn giám sát đề nghị UBND tỉnh tổ chức tổng kết đánh giá việc triển khai, thực hiện nghị quyết số 24/2017/NQ- HĐND của HĐND tỉnh, xem xét đề xuất HĐND tỉnh ban hành chính sách phù hợp với tình hình thực tế. Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch tái canh cà phê giai đoạn 2021- 2025 trên địa bàn; quan tâm ban hành chính sách hỗ trợ cụ thể cho tổ chức, cá nhân tham gia trực tiếp vào quá trình thực hiện tái canh cà phê. Tiếp tục chỉ đạo các địa phương tuyên truyền, tập huấn vận động người dân tuân thủ quy trình tái canh cà phê; chuyển đổi cơ cấu cây trồng đối với những diện tích cà phê không đủ nguồn nước tuổi, không đủ điều kiện cho cây cà phê phát triển sang cây trồng khác hiệu quả hơn; hướng dẫn, hỗ trợ và khuyến khích nông dân tập trung thâm canh cà phê theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (GAP), sản xuất cà phê có chứng nhận, mã số vùng trồng để nâng cao chất lượng sản phẩm cà phê.

Cùng với đó, tiếp tục đẩy mạnh triển khai chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, tạo điều kiện cho hợp tác xã, doanh nghiệp, hộ gia đình tiếp cận vốn tín dụng để đầu tư tái canh cà phê, đầu tư máy móc thiết bị chế biến... Quan tâm, nghiên cứu tham mưu, sớm đề xuất ban hành cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển cà phê chất lượng cao, đặc sản. Nghiên cứu, xây dựng chính sách khuyến khích người trồng cà phê hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung để thuận lợi cho việc đầu tư hạ tầng, áp dụng khoa học công nghệ; liên doanh, liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ cà phê; khuyến khích hình thành liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cà phê trên địa bản. Tăng cường công tác quản lý trong kiểm tra, kiểm soát chất lượng giống cà phê.

Hội đồng nhân dân

Hành động quyết liệt vì quyền lợi của cử tri
Diễn đàn

Hành động quyết liệt vì quyền lợi của cử tri

Những năm gần đây, HĐND tỉnh Tuyên Quang ngày càng khẳng định rõ nét vai trò là cầu nối tin cậy giữa Nhân dân và chính quyền. Bằng tinh thần quyết liệt, theo bám đến cùng, những ý kiến, nguyện vọng chính đáng của cử tri đã và đang được xem xét, giải quyết một cách có trách nhiệm, linh hoạt. Đây cũng chính là nền tảng để HĐND tỉnh tiếp tục làm tốt vai trò đại diện cho Nhân dân, nơi cử tri tin tưởng trao gửi nguyện vọng, tiếng nói của mình.

Bài cuối: "Chìa khóa" ở nơi dân
Diễn đàn

Bài cuối: "Chìa khóa" ở nơi dân

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: đất nước muốn phát triển, muốn bứt phá phải sắp xếp, tinh gọn. Trong nhiều nhiệm vụ, có hai nhiệm vụ quan trọng là tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân. Đây cũng là những mục tiêu xuyên suốt Đảng ta đặt ra trong quá trình sáp nhập cấp xã. Từ chủ trương đến lấy ý kiến, thực hiện sáp nhập và vận hành, suy cho cùng chìa khóa là ở nơi dân.

Bài 2: Bám sát thực tiễn để tham mưu sát, trúng
Diễn đàn

Bài 2: Bám sát thực tiễn để tham mưu sát, trúng

Lê Hồng Hạnh - Trưởng Phòng Tư pháp thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh

Phương án sắp xếp, sáp nhập cấp xã như thế nào hiện đang là mối quan tâm rất lớn từ dư luận, người dân, đặc biệt là cán bộ, công chức. Dù phương án như thế nào chăng nữa thì “xác định rõ các điều kiện bảo đảm để chính quyền cấp xã hoạt động hiệu quả trước, trong và sau khi sắp xếp” là mệnh lệnh, yêu cầu bắt buộc các cấp có thẩm quyền cần quan tâm, bám sát thực tiễn để tham mưu sát, trúng, hướng tới mục tiêu phục vụ tốt nhất cho nhu cầu của người dân.

Bài 1: Cần bộ tiêu chí chuẩn rà soát, lựa chọn
Diễn đàn

Bài 1: Cần bộ tiêu chí chuẩn rà soát, lựa chọn

Trong lộ trình sắp xếp, tinh gọn bộ máy với tinh thần “không bàn lùi, chỉ bàn làm” theo các kết luận của Trung ương, việc sáp nhập để có các xã quy mô lớn hơn về diện tích, dân số sau khi không tổ chức cấp huyện là quyết tâm đúng. Quá trình thực hiện, cần hiểu, nắm rõ thực tiễn để có các giải pháp phù hợp; cần bộ tiêu chí chuẩn rà soát, đánh giá để lựa chọn ra được những cán bộ, công chức vừa hồng, vừa chuyên, sẵn sàng gánh vác nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

Công khai kết quả xét nghiệm nước để người dân yên tâm sử dụng
Hội đồng nhân dân

Công khai kết quả xét nghiệm nước để người dân yên tâm sử dụng

Qua giám sát của Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh Đồng Nai đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các đơn vị khác có chuyên môn tổ chức kiểm tra việc lấy mẫu, xét nghiệm nước tại Công trình cấp nước tập trung nông thôn xã Lang Minh, huyện Xuân Lộc và công bố, công khai kết quả để người dân yên tâm sử dụng nước. Đồng thời, kiểm tra việc triển khai thực hiện dự án đấu nối sử dụng nguồn nước mặt của Công ty Cổ phần cấp nước Đồng Nai đối với xã Lang Minh, huyện Xuân Lộc nói riêng, trên địa bàn tỉnh nói chung.

Bài cuối: Hóa giải thách thức
Hội đồng nhân dân

Bài cuối: Hóa giải thách thức

Trong nhiều thách thức khi thực hiện mô hình không tổ chức cấp huyện và việc đặt lại tên các đơn vị hành chính (ĐVHC) mới nổi lên vấn đề đáng quan tâm, đó là tiêu chuẩn hóa chức danh cán bộ, công chức cấp xã trong điều kiện mới và việc giữ gìn hồn cốt, bản sắc văn hóa và địa danh thuộc địa phương, đô thị từng là một phần của lịch sử hào hùng của dân tộc. Tin tưởng rằng, khi “Dân chúng đồng lòng, việc gì cũng làm được”.

Quản lý chặt phương án phục hồi môi trường sau khai thác
Hội đồng nhân dân

Quản lý chặt phương án phục hồi môi trường sau khai thác

Tìm giải pháp khắc phục bất cập việc chấp hành pháp luật trong công tác quản lý, khai thác khoáng sản trên địa bàn, Đoàn giám sát số 51 HĐND tỉnh Đắk Lắk kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo tăng cường thanh tra, kiểm tra nhằm tránh thất thoát tài nguyên, thất thu thuế. Có biện pháp kiểm tra, bảo đảm môi trường theo cam kết; quản lý chặt phương án phục hồi môi trường sau khai thác theo đúng quy định…

Quy định chuyển tiếp liên quan đến một số vấn đề quan trọng, cấp bách
Diễn đàn

Quy định chuyển tiếp liên quan đến một số vấn đề quan trọng, cấp bách

Bảo đảm hoạt động của chính quyền địa phương (CQĐP) khi chuyển đổi mô hình chính quyền từ 3 cấp sang 2 cấp liên tục, thông suốt, không để chồng chéo, trùng lặp hoặc bỏ sót nhiệm vụ, lĩnh vực, địa bàn, không làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, hoạt động bình thường của xã hội, người dân, doanh nghiệp… Điều 49 dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) quy định những nội dung chuyển tiếp liên quan đến một số vấn đề quan trọng, cấp bách cần ưu tiên giải quyết.

Giải quyết thủ tục hành chính nhanh, đúng thời hạn tại UBND Phường 2, TP.Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng được Nhân dân đánh giá cao về tinh thần làm việc của cán bộ, công chức
Diễn đàn

Bài 3: Vì mục tiêu phát triển, sự hài lòng của người dân

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, để tổ chức “một chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của Nhân dân”, phải luôn coi trọng bảo đảm tính hợp Hiến, hợp pháp và hợp lòng dân. Người cũng đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của chính quyền địa phương (CQĐP), nhất là cấp xã. “Cấp xã là gần gũi Nhân dân nhất, là nền tảng của hành chính. Cấp xã làm được việc thì mọi công việc đều xong xuôi”. Và “Cán bộ là gốc của mọi công việc”, phải “vì việc mà tìm người chứ không vì người mà đặt việc”.

Bài 1: Đặt nền móng cho một nền hành chính hiện đại
Diễn đàn

Bài 1: Đặt nền móng cho một nền hành chính hiện đại

Để xây dựng nền hành chính nhà nước theo chính thể dân chủ, cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt ra các nguyên tắc khoa học về tổ chức bộ máy và cán bộ, trong đó có nguyên tắc “xây dựng một Nhà nước ít tốn kém” và nguyên tắc “vì việc mà tìm người chứ không vì người mà đặt việc”. Người cũng đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của chính quyền địa phương cấp cơ sở: “Cấp xã là gần gũi Nhân dân nhất, là nền tảng của hành chính. Cấp xã làm được việc thì mọi công việc đều xong xuôi”. Đó là những nguyên tắc và triết lý tiên tiến trong tư tưởng Hồ Chí Minh còn nguyên giá trị khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị hiện nay.

Bảo đảm môi trường an toàn, khuyến khích ý tưởng sáng tạo
Hội đồng nhân dân

Bảo đảm môi trường an toàn, khuyến khích ý tưởng sáng tạo

Tại Chương trình “Tiếp xúc đối thoại giữa đại biểu HĐND tỉnh với trẻ em” tỉnh Gia Lai năm 2025, với chủ đề tạo môi trường an toàn cho trẻ khi đến trường, bày tỏ bất ngờ trước những câu hỏi sâu sắc của các em, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hồ Văn Niên đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương quan tâm giữ an toàn cho học sinh quanh các trường học; khuyến khích các em nghiên cứu, có ý tưởng trong các hoạt động khoa học kỹ thuật, lịch sử, nhân văn, xã hội…

Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Đặng Thanh Bình thừa ủy quyền của Thường trực HĐND tỉnh tặng hoa chúc mừng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Long An
Hội đồng nhân dân

Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Long An Đặng Thanh Bình thăm, chúc mừng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Nhân dịp kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26.3.1931 - 26.3.2025), sáng nay, 26.3, Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Long An Đặng Thanh Bình thừa ủy quyền của Thường trực HĐND tỉnh đã đến thăm, tặng hoa chúc mừng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Long An.

Bảo đảm môi trường an toàn, khuyến khích ý tưởng sáng tạo
Hội đồng nhân dân

Bảo đảm môi trường an toàn, khuyến khích ý tưởng sáng tạo

Tại Chương trình “Tiếp xúc đối thoại giữa đại biểu HĐND tỉnh với trẻ em” tỉnh Gia Lai năm 2025, với chủ đề tạo môi trường an toàn cho trẻ khi đến trường, bày tỏ bất ngờ trước những câu hỏi sâu sắc của các em, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hồ Văn Niên đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương quan tâm giữ an toàn cho học sinh quanh các trường học; khuyến khích các em nghiên cứu, có ý tưởng trong các hoạt động khoa học kỹ thuật, lịch sử, nhân văn, xã hội…

Lào Cai: Tổ chức Kỳ họp HĐND tỉnh để giải quyết công việc cấp bách
Chuyển động

Lào Cai: Tổ chức Kỳ họp HĐND tỉnh để giải quyết công việc cấp bách

Chiều 25.3, HĐND tỉnh Lào Cai Khóa XVI nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức Kỳ họp thứ 27 để giải quyết một số công việc cấp bách, quan trọng trên địa bàn tỉnh. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Vũ Xuân Cường; Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Vũ Văn Cài; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Lý Bình Minh đồng chủ trì kỳ họp.