Sôi nổi, hấp dẫn Giải Bơi chải thuyền rồng Hà Nội mở rộng năm 2024

Sáng 13.10, Giải Bơi chải thuyền rồng Hà Nội mở rộng năm 2024 đã diễn ra sôi nổi, hấp dẫn tại hồ Tây, khu vực mặt hồ phía đường Thanh Niên và Nguyễn Đình Thi, với sự tham gia của gần 800 vận động viên, huấn luyện viên.

Giải Bơi chải thuyền rồng Hà Nội mở rộng năm 2024 là hoạt động nằm trong chương trình chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10.10.1954 – 10.10.2024) của thành phố Hà Nội.

Phát biểu khai mạc, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Đỗ Đình Hồng cho biết, qua 5 lần tổ chức, giải đua thuyền rồng đã trở thành một sân chơi quen thuộc và được những người đam mê thể thao mong chờ hằng năm, thu hút nhiều tổ chức trong nước và quốc tế tham gia. Ở các quận, huyện, thị xã, phong trào tập luyện và thi đấu đua thuyền rồng tại các lễ hội, sự kiện của địa phương ngày càng phát triển.

dnt-3376-7740.jpg
Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Đỗ Đình Hồng phát biểu khai mạc Giải Bơi chải thuyền rồng Hà Nội mở rộng năm 2024. Ảnh: N.H

Kỳ giải năm nay thu hút gần 800 huấn luyện viên, vận động viên của 40 quốc gia, vùng, lãnh thổ, đơn vị và tổ chức trong nước tham gia. 48 đội thuyền rồng đua tài gồm: 7 đội đua thuyền rồng quốc tế và các hãng hàng không quốc tế; 8 đội thuyền của các đại sứ quán, tổ chức quốc tế tại Việt Nam; 7 đội thuyền rồng chuyên nghiệp của các tỉnh, thành phố; 8 đội thuyền rồng thuộc các câu lạc bộ, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn Thủ đô và 18 đội thuyền nam - nữ các quận, huyện, thị xã thuộc thành phố Hà Nội.

Giải đấu được chia thành 6 hạng mục, thi đấu ở cự ly 500m (bơi quay đầu qua phao mốc 250m), gồm các nội dung thuyền nam, nữ hỗn hợp của các đội thuyền rồng quốc tế; thuyền nam, nữ hỗn hợp của các đội đến từ các đại sứ quán, tổ chức quốc tế tại Việt Nam; thuyền nam, nữ hỗn hợp của các đội thuyền tỉnh, thành phố trong nước; thuyền nam, nữ hỗn hợp của các đội đến từ các câu lạc bộ, tổ chức, doanh nghiệp, các trường đại học tại Hà Nội; thuyền nam các quận, huyện thành phố Hà Nội; thuyền nữ các quận, huyện thành phố Hà Nội.

dnt-3676-3573.jpg
Các đội tuyển tranh tài sôi nổi, kịch tính. Ảnh: H.N

Sau phần khai mạc là màn diễu hành các loại hình thể thao nước, hấp dẫn, ấn tượng tại đường đua mặt nước hồ Tây như: Thuyền rồng, thuyền buồm, SUP, kayak, SKY, xuồng hơi động cơ của các câu lạc bộ thể thao và các đội thuyền tham dự giải.

Giải Bơi chải thuyền rồng Hà Nội mở rộng năm 2024 diễn ra trong 1 ngày. Buổi chiều 13.10, diễn ra các nội dung chung kết xếp hạng và trao giải.

Văn hóa - Thể thao

Chương trình tôn vinh nét đặc sắc của văn hóa cố đô Huế
Văn hóa

Huế Symphony - Bản giao hưởng cố đô

Đêm nhạc Huế Symphony - Bản giao hưởng cố đô , với sự kết hợp giữa dàn nhạc giao hưởng, nhạc điện tử và nhạc truyền thống, sẽ diễn ra vào tối 19 - 20.10, tại Nhà hát Sông Hương, thành phố Huế.

Giữ truyền thống và tạo sức sống mới cho làng nghề
Văn hóa - Thể thao

Đan quyện tinh hoa và sáng tạo

Là “đất trăm nghề”, Hà Nội đang từng bước nâng tầm sản phẩm thủ công, thổi làn gió mới vào giá trị truyền thống; sự kết hợp hài hòa giữa tinh hoa văn hóa truyền thống và sáng tạo hiện đại không chỉ giúp bảo tồn bản sắc thủ đô, mà còn tạo ra những sản phẩm có giá trị, tìm lại sức sống cho làng nghề.

Đình Đông Thành: Nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa tâm linh của Thủ đô
Văn hóa

Đình Đông Thành: Nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa tâm linh của Thủ đô

Đình Đông Thành hay còn gọi là Chân Thiên Quán được khởi dựng vào cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19. Xưa thuộc thôn Đông Thành Thị tổng Tiền Túc (sau đổi thành tổng Thuận Mỹ) huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức, nay Đình tọa lạc tại số 7 phố Hàng Vải, phường Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.

Triển lãm nhiếp ảnh 'Hà Nội - Một thời để nhớ': Lật tìm ký ức từ 'nhật ký' ảnh đen trắng
Văn hóa

Triển lãm nhiếp ảnh 'Hà Nội - Một thời để nhớ': Lật tìm ký ức từ 'nhật ký' ảnh đen trắng

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô (10.10.1954 - 10.10.2024), 86 bức ảnh đen trắng của hai nhiếp ảnh gia Lê Bích và Andy Soloman (Anh) chụp từ năm 1992 - 2012, được trưng bày tại Triển lãm nhiếp ảnh “Hà Nội - Một thời để nhớ”, giúp người xem cảm nhận, hiểu hơn một giai đoạn biến chuyển của Hà Nội.