Sóc Trăng xây dựng nền nông nghiệp giá trị cao, bền vững

Theo kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN - PTNT) giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Sóc Trăng đặt trọng tâm từng bước chuyển từ tư duy “phát triển sản xuất nông nghiệp” sang “phát triển kinh tế nông nghiệp” với nhiều chương trình, dự án được triển khai trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, phát triển sản phẩm đặc trưng của địa phương. Bước chuyển đó hướng đến mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững với các sản phẩm nông nghiệp có chất lượng tốt, giá trị cao, tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.

Nâng cao giá trị lúa gạo, trái cây chủ lực

Nhiều năm qua, dựa vào những tiềm năng, lợi thế về địa lý, điều kiện tự nhiên,… tỉnh Sóc Trăng tập trung phát triển kinh tế nông nghiệp đa dạng. Trong đó, lúa được xác định là cây trồng chính. Các giống lúa chất lượng cao, lúa cao sản, đặc sản gắn với ứng dụng rộng rãi các thành tựu khoa học - công nghệ từ sản xuất đến chế biến, bảo quản, tiêu thụ để nâng giá trị lúa sau thu hoạch được ngành nông nghiệp tỉnh triển khai. Đến nay, toàn tỉnh đã xây dựng được hơn 16.000ha sản xuất lúa theo hướng hữu cơ ở nhiều địa phương. Vụ Đông Xuân 2023 - 2024, sản lượng lúa đặc sản, chất lượng cao chiếm gần 95% tổng sản lượng lúa toàn tỉnh, với các giống lúa được gieo trồng chủ yếu như: ST, Tài nguyên, Đài Thơm 8... Ngành NN - PTNT đã triển khai thực hiện Đề án “Phát triển bền vững một triệu héc ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” của Bộ NN và PTNT ở 9 huyện, thị, thành phố theo 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 (từ năm 2024 đến năm 2025) với diện tích 38.500ha; giai đoạn 2 (từ năm 2026 đến năm 2030) triển khai thêm 33.500ha.

tom01.jpg
Năm 2024, tỉnh Sóc Trăng phấn đấu đạt diện tích nuôi tôm nước lợ 50.820ha, với sản lượng khoảng 212.000 tấn. Ảnh: Vũ Châu

Song song đó, tỉnh cũng đã triển khai Dự án “Phát triển cây ăn trái đặc sản giai đoạn 2023 - 2025”. Theo dự án, tỉnh sẽ cải tạo 370ha và trồng mới 280ha vườn tập trung vào 6 loại trái cây chủ lực là nhãn, vú sữa, xoài, bưởi, sầu riêng và mãng cầu. Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật Sóc Trăng Trần Vĩnh Nghi cho biết, để các sản phẩm cây ăn trái đặc sản của tỉnh xuất khẩu thuận lợi, ngành NN - PTNT đã xây dựng được 106 mã vùng trồng trên 6 loại cây ăn trái đặc sản nêu trên, với diện tích hơn 604ha và cấp 2 mã vùng trồng nội địa cho gần 44ha trồng quýt, dứa. Cùng với hỗ trợ các địa phương quy hoạch vùng trồng cây ăn trái tập trung, hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật canh tác cây ăn trái theo hướng hữu cơ; quy trình VietGAP, GlobalGAP, ngành NN - PTNT tỉnh đã tăng cường phối hợp với các ngành chức năng, các địa phương tạo điều kiện cho doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân liên kết tiêu thụ hơn 894 tấn trái cây, trong đó đã xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ hơn 200 tấn vú sữa, bưởi.

Phát huy thế mạnh lĩnh vực thủy sản, chăn nuôi

Nhiều năm qua, nuôi tôm nước lợ cũng là một trong những thế mạnh của Sóc Trăng. Đến nay, ngành NN - PTNT đã hỗ trợ cấp 4.065 hồ sơ đăng ký nuôi trồng thủy sản đối tượng thủy sản nuôi chủ lực, chủ yếu là tôm nước lợ. Hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, ngày 28.8.2024, Ban Quản lý Đề án Phát triển nuôi tôm nước lợ (Sở NN - PTNT tỉnh Sóc Trăng) đã tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch thực hiện Đề án “Phát triển nuôi tôm nước lợ tỉnh Sóc Trăng, giai đoạn 2023 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030”. Dự án được thực hiện ở các huyện: Cù Lao Dung, Long Phú, Mỹ Xuyên, Trần Đề và thị xã Vĩnh Châu - vùng nuôi tôm trọng điểm của tỉnh - đề án hướng đến mục tiêu ổn định sản xuất, giữ vững và nâng giá trị kim ngạch xuất khẩu tôm nước lợ theo hướng tăng năng suất, chất lượng; cơ cấu lại ngành tôm nước lợ theo hướng ứng dụng công nghệ cao, công nghệ số.

Việc tăng giá trị sản xuất ngành hàng tôm nước lợ gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu không chỉ nâng cao thu nhập cho người nuôi tôm mà còn từng bước đưa tỉnh Sóc Trăng thành trung tâm nuôi trồng thủy sản của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Theo đó, tỉnh sẽ xây dựng 30 mô hình điểm, chủ đạo, phù hợp với từng tiểu vùng sản xuất; 100% cơ sở nuôi/hộ nuôi đủ điều kiện về nuôi trồng thủy sản và bảo đảm việc truy xuất nguồn gốc phục vụ xuất khẩu. Riêng trong năm 2024, tỉnh phấn đấu đạt diện tích nuôi tôm nước lợ 50.820ha, với sản lượng khoảng 212.000 tấn.

Cùng với lúa, trái cây, thủy sản, nhiều năm qua, Sóc Trăng chú trọng đầu tư phát triển chăn nuôi bò. Ngày 8.12.2021, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 174/NQ-HĐND thông qua “Dự án Phát triển chăn nuôi bò trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030”. Những hộ tham gia đề án được Ban Quản lý phát triển chăn nuôi bò tỉnh hỗ trợ hạt giống trồng cỏ sả Hamil, máy băm cỏ để nuôi bò; xây dựng các mô hình dự trữ, chế biến phụ phẩm, phế phẩm trong nông nghiệp làm thức ăn cho bò; phát triển nhiều mô hình chăn nuôi bò thịt, bò sữa theo công nghệ mới; hỗ trợ gieo tinh bò sữa cho đàn bò tại các địa phương; xây dựng nhà chứa rơm dự trữ thức ăn cho bò sữa…

Đến nay, sau gần 3 năm triển khai thực hiện dự án, đàn bò thịt đã đạt gần 49.900 con, đạt trên 63% mục tiêu đề án; đàn bò sữa là 6.780 con, đạt hơn 61% mục tiêu, với sản lượng sữa tươi bình quân khoảng 13.537 tấn/năm. Dự án đã tạo việc làm và thu nhập ổn định cho khoảng 5.000 lao động nông thôn. Phó Giám đốc Sở NN - PTNT kiêm Giám đốc Dự án Phát triển chăn nuôi bò trên địa bàn tỉnh Trương Văn Đúng cho biết: để nâng cao hiệu quả thực hiện dự án trong thời gian tới, ngành nông nghiệp tỉnh sẽ tiếp tục nhân rộng các mô hình chăn nuôi bò hiệu quả, bảo đảm an toàn dịch bệnh; tạo điều kiện khuyến khích phát triển chăn nuôi bò theo hướng gia trại, trang trại. Đồng thời, khuyến khích các hộ nuôi tận dụng tốt nguồn phụ phẩm, phế phẩm công, nông nghiệp để nuôi bò và tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ, chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi.

Địa phương

Một trong những lĩnh vực tỉnh Cà Mau ưu tiên kêu gọi đầu tư là chế biến thủy sản
Trên đường phát triển

Cà Mau: Điểm sáng trong thu hút đầu tư

Từ đầu năm 2024 đến nay, tỉnh Cà Mau đã tổ chức nhiều buổi gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh, cấp mới 336 giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký hơn 2.405 tỷ đồng, tăng đáng kể so với cùng kỳ năm trước

Thanh Hóa đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số
Trên đường phát triển

Thanh Hóa: Chuyển đổi số - động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Liêm nhìn nhận, chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích quan trọng, là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế. Ý thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, tỉnh đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024
Địa phương

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024

Năm 2024, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an đã vượt qua nhiều thách thức, nỗ lực phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thi đua. Thành tích nổi bật này góp phần quan trọng trong việc bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và xây dựng lực lượng Công an Nhân dân trong sạch, vững mạnh.

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao
Trên đường phát triển

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao

Xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên, liên tục, cả hệ thống chính trị và Nhân dân huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội đã triển khai nhiều biện pháp phấn đấu hoàn thành các tiêu chí để được công nhận huyện NTM nâng cao. Đến nay, huyện đã có 12 xã đạt NTM nâng cao, 3 xã đạt NTM kiểu mẫu đủ điều kiện và hoàn thiện các tiêu chí, hồ sơ đề nghị các cấp có thẩm quyền đánh giá, công nhận huyện đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024.

Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tặng Đại hội bức trướng với dòng chữ: “Các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, hội nhập và phát triển bền vững”. Ảnh: Minh Hiếu
Địa phương

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV: Đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững

Với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững”, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV năm 2024 đã đánh giá những kết quả đạt được trong giai đoạn 2019 - 2024; đúc rút bài học kinh nghiệm và đề ra những nhiệm vụ, giải pháp cho giai đoạn 2024 - 2029. Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV diễn ra sáng 21.11.

Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh cùng Đoàn công tác thăm, khảo sát khu dân cư kiểu mẫu ở xã Lâm San, huyện Cẩm Mỹ. Ảnh: Hoàng Thanh
Địa phương

Đồng Nai: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, chế biến sâu nông sản

Mặc dù nhiều khó khăn nhưng xuyên suốt quá trình xây dựng NTM, Đồng Nai luôn giữ vững vị trí top đầu cả nước. Để đạt mục tiêu xây dựng NTM cả giai đoạn 2021-2025, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Theo đó, tỉnh đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển công nghiệp bảo quản, chế biến sâu nông sản. Kết hợp sản xuất nông nghiệp với du lịch sinh thái nông thôn…

Bài 2: Phát huy nội lực của người dân
Trên đường phát triển

Bài 2: Phát huy nội lực của người dân

Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định: “Ðặc biệt quan tâm xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa các vùng dân cư trên địa bàn...”. Tỉnh đã triển khai hàng loạt giải pháp, chính sách giảm nghèo, trong đó, từ hiệu quả của nguồn vốn ưu đãi, người nghèo trên địa bàn tỉnh, đặc biệt tại các vùng không chỉ được hỗ trợ để tạo sinh kế, giải quyết việc làm, chuyển dịch cây trồng, vật nuôi, tăng nguồn thu nhập.

Chương trình Cho vay hộ nghèo đã giúp đồng bào Trấn Yên thoát nghèo và phát triển kinh tế.
Địa phương

Cùng Trấn Yên trở thành cực tăng trưởng mới

Huyện Trấn Yên, Yên Bái ngày nay không chỉ hấp dẫn du khách bởi khu cách mạng Vần và nền văn hóa đặc sắc của dân tộc Thái, Tày, Mường… mà đang trở thành một điểm sáng, một cực tăng trưởng mới về phát triển nông, lâm nghiệp, hàng hóa. Trên hành trình này, luôn có sự đồng hành của các chương trình tín dụng ưu đãi...

Huyện Đông Anh (Hà Nội) đẩy mạnh phát triển sản phẩm đặc trưng cho thị trường trong nước
Trên đường phát triển

Huyện Đông Anh (Hà Nội) đẩy mạnh phát triển sản phẩm đặc trưng cho thị trường trong nước

Theo báo cáo của UBND huyện Đông Anh, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp và mọi tầng lớp Nhân dân trên địa bàn; lan tỏa thông điệp chung sức đồng lòng, vươn lên bứt phá để phục hồi và phát triển kinh tế của cán bộ, Nhân dân; góp phần quảng bá các sản phẩm của huyện với Thủ đô và các tỉnh thành trên cả nước.