Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các bệnh viện tăng cường, phòng chống rét cho người bệnh

Trong điều kiện thời tiết rét đậm, rét hại, bên cạnh việc tích cực điều trị cho bệnh nhân, các cơ sở y tế cũng triển khai nhiều biện pháp chống rét cho người bệnh.

Để thực hiện các biện pháp bảo vệ sức khỏe người dân trước ảnh hưởng của rét đậm, rét hại, Sở Y tế Hà Nội đã chỉ đạo các bệnh viện giám sát chặt chẽ công tác phòng, chống rét, chủ động triển khai nhiều biện pháp, bố trí thêm cán bộ, thiết bị giữ ấm tại khu vực bệnh nhân và người nhà người bệnh đến khám, điều trị.

Sở y tế Hà Nội yêu cầu các bệnh viện tăng cường, phòng chống rét cho người bệnh -0
Hệ thống cây sưởi gas di động giúp người nhà bệnh nhân sưởi ấm được lắp đặt tại một bệnh viện ở Hà Nội (Ảnh minh họa: Xuân Quý)

Theo đó, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang đã tăng cường công tác phòng chống rét cho bệnh nhân và người nhà người bệnh.

Ông Nguyễn Văn Thường, Giám đốc Bệnh viện cho biết, bệnh viện đã yêu cầu các khoa, phòng chuyên môn rà soát, bổ sung các thiết bị, vật tư giữ ấm cho người bệnh như cửa sổ, cửa chớp tại các phòng khám và phòng bệnh nhân, chăn, đệm, thiết bị sưởi ấm…

Tại khoa Khám bệnh đã thực hiện phân luồng, sẵn sàng các trang thiết bị để cấp cứu, điều trị các trường hợp ảnh hưởng của thời tiết rét đậm, rét hại và bệnh dịch. Đồng thời, thực hiện giảm quá tải khu vực khám bệnh, khu vực thu viện phí, thực hiện nghiêm túc khám bệnh theo lịch hẹn để hạn chế tối đa thời gian chờ đợi của người bệnh.

Khoa Cấp cứu và các khoa nội trú của bệnh viện cũng đảm bảo giữ ấm cho người bệnh trong quá trình vận chuyển bệnh nhân đặc biệt với trẻ em, trẻ sơ sinh, người già. Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện phòng chống rét cho người bệnh đến khám chữa bệnh và người bệnh nằm điều trị.

Ngoài ra, các buồng khám bệnh, buồng điều trị người bệnh đảm bảo kín gió, bố trí đủ chăn đệm, phương tiện giữ ấm như chăn, quần áo ấm, quạt sưởi… đặc biệt tại phòng đẻ, phòng sau đẻ, khoa Nhi, khoa Sơ sinh, Hồi sức tích cực chống độc.

“Đồng thời, đảm bảo cơ số thuốc cấp cứu, giường bệnh, chuẩn bị sẵng sàng các phương tiện cấp cứu để xử lý kịp thời các trường hợp cấp cứu thường gặp do thời tiết rét lạnh hoặc thời tiết thay đổi bất thường gây ra như các bệnh tim mạch, tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, cúm, viêm đường hô hấp cấp”, ông Nguyễn Văn Thường cho biết.

Sở y tế Hà Nội yêu cầu các bệnh viện tăng cường, phòng chống rét cho người bệnh -0
Các khoa, phòng của Bệnh viện Tâm thần Hà Nội đã bổ sung các thiết bị giữ ấm cho người bệnh như chăn, đệm, thiết bị sưởi ấm (Ảnh: Sở Y tế Hà Nội)

Tại Bệnh viện Tâm thần Hà Nội, đơn vị đã thực hiện các biện pháp bảo vệ, phòng chống rét cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.

Ông Vũ Ngọc Úy, Giám đốc Bệnh viện cho biết, các khoa phòng bố trí đầy đủ cơ số thuốc cấp cứu, chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện để xử lý kịp thời các trường hợp cấp cứu thường gặp có nguy cơ xảy ra nhiều hơn trong thời tiết giá lạnh như đột quỵ, các bệnh về tim mạch…

Bên cạnh đó, các khoa lâm sàng đã thực hiện các biện pháp, phương tiện giữ nhiệt độ phù hợp có đủ chăn đệm, lò sưởi, buồng bệnh đảm bảo kín gió như yêu cầu của Bộ tiêu chí Bệnh viện 2.0.

Thực hiện phòng chống rét cho người nhà người bệnh, không để người nhà nằm trên sàn nhà lạnh, hành lang… gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Đặc biệt, các khoa phòng tăng cường tập huấn kỹ năng chẩn đoán, đánh giá tình trạng bệnh và nguy cơ đảm bảo việc cấp cứu người bệnh kịp thời, đúng phác đồ.

Nhiều bệnh viện trên địa bàn Hà Nội đều đã bổ sung thêm điều hòa hai chiều, máy sưởi, chăn ấm phục vụ người bệnh và người nhà người bệnh đến khám và điều trị.

Để giảm thiểu tác hại thời tiết đối với sức khỏe nhân dân, người bệnh và người nhà chăm sóc người bệnh tại cơ sở khám chữa bệnh, Sở Y tế Hà Nội đã có văn bản đề nghị các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo đảm bố trí đầy đủ cơ số thuốc cấp cứu, đủ giường bệnh.

Chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện để xử lý kịp thời các trường hợp cấp cứu thường gặp như các bệnh tim mạch, đột quỵ, viêm đường hô hấp cấp; tăng cường tập huấn kỹ năng chẩn đoán, xử trí bệnh đột quỵ, đánh giá tình trạng bệnh và nguy cơ để chuyển viện cứu chữa kịp thời trong “giờ vàng”.

Đồng thời, lãnh đạo các đơn vị, phòng điều dưỡng và các phòng ban liên quan giám sát chặt chẽ việc thực hiện phòng chống rét, kiểm tra các phương tiện phục vụ người bệnh trong các đợt kiểm tra bệnh viện quý I năm 2024; tổng hợp số liệu do ảnh hưởng của thời tiết và báo cáo các diễn biến bất thường để kịp giải quyết.

Sức khỏe

Trang bị kỹ năng truyền thông phòng, chống tác hại của thuốc lá
Tin tức

Trang bị kỹ năng truyền thông phòng, chống tác hại của thuốc lá

Mới đây, Cục Thông tin cơ sở (Bộ Thông tin và Truyền thông) phối hợp với Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y tế) và Sở Thông tin và Truyền thông Hà Tĩnh tổ chức hội nghị tập huấn tuyên truyền phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2024. Hội nghị nhằm trang bị kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác thông tin cơ sở ở Hà Tĩnh trong công tác truyền thông phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Thực hiện thành công ca phẫu thuật tái tạo lồng ngực bằng Titan ứng dụng công nghệ in 3D đầu tiên ở Đông Nam Á
Sức khỏe

Thực hiện thành công ca phẫu thuật tái tạo lồng ngực bằng Titan ứng dụng công nghệ in 3D đầu tiên ở Đông Nam Á

Các bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City và các kỹ sư từ Trung tâm công nghệ 3D trong y học, Đại học VinUni đã thực hiện thành công ca phẫu thuật triệt căn khối u trung thất với kích thước 11,5 cm và tái tạo lồng ngực cho bệnh nhân bằng vật liệu Titan.

Tranh thủ các chính sách về thu hút, đào tạo, đãi ngộ để nâng số lượng, chất lượng nguồn nhân lực y tế.
Tin tức

Đẩy mạnh đào tạo chuyên sâu, chuyển giao kỹ thuật trong ngành y tế tỉnh Bình Thuận

Từ hiệu quả triển khai Đề án xây dựng bệnh viện vệ tinh, Đề án 1816, đồng thời tăng cường phối hợp với bệnh viện tuyến trên TP. Hồ Chí Minh để nhận chuyển giao nhiều gói kỹ thuật chuyên sâu, những năm gần đây, ngành y tế tỉnh Bình Thuận đạt được một số kết quả nhất định trong công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

VNVC chủ lực tiêm nhiều vắc xin sởi nhất trong ngày đầu tham gia chiến dịch của TP. Hồ Chí Minh
Sức khỏe

VNVC chủ lực tiêm nhiều vắc xin sởi nhất trong ngày đầu tham gia chiến dịch của TP. Hồ Chí Minh

Với lợi thế dây chuyền khám và tiêm hiện đại, chuyên nghiệp, đồng bộ trên cả nước và tại 39 trung tâm tại TP. Hồ Chí Minh, cùng gần 2.000 bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế, hệ thống tiêm chủng VNVC đã triển tiêm hơn 1.200 mũi vắc xin các loại trong ngày đầu chiến dịch tăng cường, trong đó có gần 200 mũi vắc xin sởi miễn phí.

FPT Long Châu “thần tốc” điều động 10 tấn thuốc, phối hợp các đơn vị hỗ trợ người dân vùng bão lũ
Sức khỏe

FPT Long Châu “thần tốc” điều động 10 tấn thuốc, phối hợp các đơn vị hỗ trợ người dân vùng bão lũ

Ngay sau cơn bão số 3 - Yagi vừa qua, FPT Long Châu đã nhanh chóng phối hợp với Bộ Y tế, Công đoàn Y tế Việt Nam, các cơ quan quản lý y tế địa phương và các cơ quan báo chí để thực hiện hỗ trợ ứng cứu sản phẩm chăm sóc sức khỏe thiết yếu cho người dân vùng lũ.