Số lượng nhà văn hóa lao động quá ít so với nhu cầu

Hiện nay, các thiết chế văn hóa, thể thao còn thiếu so với nhu cầu và mong muốn của công nhân, lao động. Bên cạnh đó, đa số nhà văn hóa lao động có cơ sở vật chất đã xuống cấp, trang thiết bị lạc hậu, thiếu đồng bộ...

Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Thái Thu Xương cho biết, hệ thống Công đoàn có 51 thiết chế văn hóa thể thao: 4 cung văn hóa lao động cấp tỉnh, 30 nhà văn hóa lao động cấp tỉnh; 4 trung tâm văn hóa lao động, nhà văn hóa công nhân khu công nghiệp; 17 nhà văn hóa lao động quận, huyện, khu công nghệ cao trực thuộc Liên đoàn Lao động thành phố Hồ Chí Minh.

Các thiết chế văn hóa cơ bản thực hiện nhiệm vụ chính trị của tổ chức Công đoàn, nổi bật là Tháng Công nhân, Tết sum vầy, Ngày hội Công nhân, Phiên chợ nghĩa tình...; tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao; câu lạc bộ sở thích và lớp năng khiếu, kiến thức, kỹ năng; bồi dưỡng hạt nhân, hỗ trợ, hướng dẫn nghiệp vụ văn hóa thể thao cho cơ sở.

Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Thái Thu Xương phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: Lâm Hiển
Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Thái Thu Xương phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: Lâm Hiển

Tuy nhiên, theo bà Thái Thu Xương, số lượng nhà văn hóa lao động, nhất là ở khu công nghiệp, khu chế xuất còn quá ít so với nhu cầu của cán bộ, viên chức, lao động. Đa số nhà văn hóa lao động có cơ sở vật chất đã xuống cấp, trang thiết bị lạc hậu, thiếu đồng bộ.

Nguồn nhân lực làm việc tại nhà văn hóa lao động còn mỏng, trình độ chuyên môn còn hạn chế. Các nhà văn hóa lao động của tổ chức Công đoàn không được hỗ trợ kinh phí hoạt động từ nguồn ngân sách Nhà nước.

Thời gian qua, việc đẩy mạnh xây dựng các thiết chế Công đoàn, trong đó có hạng mục thiết chế văn hóa, thể thao phục vụ công nhân, lao động khu công nghiệp, khu chế xuất cũng đã được quan tâm. Vừa qua Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã xây dựng, tổ chức triển khai thực hiện đề án thiết chế Công đoàn, tính đến nay, đã hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng 2 thiết chế Công đoàn.

Trong đó, thiết chế Công đoàn tại tỉnh Hà Nam đã đưa vào hoạt động với 244 căn hộ đều đã được công nhân, lao động thuê; khu nhà đa năng, sân thể thao được hoạt động thường xuyên phục vụ cư dân sống tại khu thiết chế. Thiết chế Công đoàn tại tỉnh Tiền Giang được đầu tư hoàn thiện, đồng bộ để phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa thể thao của công nhân, lao động khu công nghiệp Mỹ Tho. Giai đoạn 2024 – 2025 sẽ thực hiện 5 dự án tại các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, Cần Thơ, Bình Định và Vĩnh Phúc, với tổng mức đầu tư mỗi thiết chế văn hóa thể thao là 30 – 50 tỷ đồng…

Để tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao đã có để phục vụ công nhân, viên chức, lao động, Tổng Liên đoàn đang tích cực chỉ đạo thực hiện việc tổ chức sắp xếp lại các nhà văn hóa lao động, từng bước thực hiện xây dựng đề án vị trí việc làm và phương án tự chủ tài chính theo chỉ đạo của Trung ương; chỉ đạo các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố tăng cường quan tâm, tạo điều kiện để các nhà văn hóa lao động thực hiện nhiệm vụ chính trị bằng phương thức giao nhiệm vụ; tăng cường các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng hoạt động cho cán bộ của nhà văn hóa lao động.

Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Thái Thu Xương cũng cho biết, triển khai các dự án thiết chế Công đoàn, Tổng Liên đoàn cũng gặp nhiều khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, quy trình, thủ tục pháp lý có liên quan đến việc bàn giao quản lý, vận hành, khai thác tài sản hình thành sau đầu tư.

Tổng Liên đoàn đã phối hợp chặt chẽ với bộ, ngành và các cơ quan của Quốc hội đề xuất các ý kiến liên quan đến Luật Nhà ở (sửa đổi); Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), Luật Đất đai (sửa đổi) và kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật nhằm giải quyết các vướng mắc liên quan đến cơ chế chính sách xây dựng nhà ở xã hội trong đó có các thiết chế văn hóa, thể thao.

Đại diện Tổng Liên đoàn Lao động kiến nghịcác cấp ủy đảng triển khai, thực hiện Chỉ thị, Nghị quyết về xây dựng giai cấp công nhân, tổ chức Công đoàn, trong đó có nhiệm vụ xây dựng đời sống văn hóa công nhân nói chung và xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao nói riêng; quan tâm, chỉ đạo các dự án đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao cho công nhân lao động tại địa bàn. Đồng thời, nghiên cứu xem xét sửa đổi Quy định số 212-QĐ/TW, tăng cường định biên cho các cấp Công đoàn, trong đó có nhà văn hóa lao động.

Bên cạnh đó, Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các quy định về số lượng viên chức tối thiểu trong các đơn vị sự nghiệp công lập; mức độ tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập khi thành lập mới để phù hợp hơn với thực tế hiện nay. Tiếp tục nghiên cứu sớm ban hành xác định đơn giá dịch vụ công giao trong lĩnh vực văn hóa, thể thao.

Đồng thời, chỉ đạo các UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp tục quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, phúc lợi xã hội cho công nhân, viên chức, lao động trên địa bàn, trong đó quan tâm đầu tư hoặc tạo điều kiện để các doanh nghiệp, tổ chức Công đoàn đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao phục vụ công nhân, viên chức, lao động, nhất là công nhân, lao động khu công nghiệp, khu chế xuất.

Văn hóa

Biến di sản thành “kho vàng, kho bạc”
Văn hóa - Thể thao

Biến di sản thành “kho vàng, kho bạc”

Chứa đựng những giá trị tinh thần sâu sắc của dân tộc, di sản văn hóa phi vật thể dù không có hình hài cụ thể, nhưng lại có thể được chuyển hóa thành tài sản vật chất, thành “kho vàng, kho bạc”. Khi được khai thác, di sản văn hóa phi vật thể sẽ trở thành cảm hứng sáng tạo nên sản phẩm công nghiệp văn hóa.

Chiêm ngưỡng “Bộ sưu tập mũi khoan đá Thác Hai” - bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk
Văn hóa - Thể thao

Chiêm ngưỡng “Bộ sưu tập mũi khoan đá Thác Hai” - bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk

Sáng 22.11, tại Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk, UBND tỉnh khai mạc triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22.11.1904 - 22.11.2024); 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22.12.1944 - 22.12.2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22.12.1989 - 22.12.2024).

Hình ảnh tại triển lãm 3D. ảnh: TTLTI
Văn hóa - Thể thao

Lịch sử Kiên Giang qua hình ảnh và tài liệu lưu trữ

Với hơn 200 tài liệu, bản đồ lần đầu tiên được công bố, triển lãm 3D trực tuyến “Giới thiệu hình ảnh, tài liệu lưu trữ về địa giới hành chính tỉnh Kiên Giang xưa và nay” nhằm lan tỏa giá trị của tài liệu lưu trữ, tạo thuận lợi cho người xem dễ dàng tiếp cận thông tin về địa giới hành chính Kiên Giang qua các thời kỳ.

Khi sắc màu và cảm xúc thăng hoa
Văn hóa - Thể thao

Khi sắc màu và cảm xúc thăng hoa

Triển lãm "Colors in Bloom - Sắc màu bừng nở" quy tụ các nghệ sĩ: Nguyễn Phương, Minh Đàm, Thanh Hà, Đình Đức, Phương Thảo và Đức Tiến. Đây là không gian để công chúng chiêm ngưỡng vẻ đẹp tinh tế và độc đáo của nghệ thuật màu nước.

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa
Địa phương

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa

Nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống, nhất là các di tích thuộc nền “Văn hóa Hòa Bình”, tỉnh Hòa Bình xác định, phát triển văn hóa sẽ là một trong 5 đột phá chiến lược và sẽ tiếp tục triển khai hiệu quả các giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch, giúp di sản mãi trường tồn và lan tỏa. Từ đó, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Chuyện làng, chuyện phố
Văn hóa

Chuyện làng, chuyện phố

Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 với chủ đề Chuyện làng, chuyện phố sẽ được Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức vào ngày 22 - 23.11.

Kết nối và mở rộng mạng lưới mỹ thuật
Văn hóa - Thể thao

Kết nối và mở rộng mạng lưới mỹ thuật

Hoạt động sáng tạo của nghệ sĩ thiên về tính cá nhân nhưng cũng rất cần môi trường để cập nhật thông tin, giao lưu sáng tác... Các sự kiện kết nối quốc tế không chỉ tạo cơ hội cho nghệ sĩ trong và ngoài nước được gặp gỡ, học hỏi mà còn góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển mỹ thuật Việt Nam.